Thứ tư, 24/04/2024 16:26 (GMT+7)

Công nghệ đốt chất thải rắn bằng nguồn vốn xã hội hóa ở Bắc Ninh

MTĐT -  Thứ hai, 25/12/2017 11:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay xử lý chất thải rắn (sinh hoạt và công nghiệp) là một vấn đề còn bức xúc trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa lượng chất thải liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Công nghệ lò đốt chất thải rắn (CTR) ra đời đã góp phần tích cực giải quyết những sức ép đó.

Chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người, tồn tại cả ở 3 trạng thái: khí thải - nước thải (chất thải lỏng) - chất thải rắn. Ở đây chúng ta quan tâm chủ yếu đến xử lý CTR hay còn gọi là rác thải.

Giống như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng cũng đã và đang áp dụng nhiều giải pháp thông dụng để xử lý CTR như: giải pháp chôn lấp, giải pháp tái chế, tái sử dụng; giải pháp sản xuất phân compost...

Tuy nhiên, những phương pháp này vẫn còn có những nhược điểm, chưa thể giải quyết được những nhu cầu về lâu dài hoặc chưa đem lại những hiệu quả kinh tế như mong muốn:

- Giải pháp chôn lấp: Đóng vai trò quan trọng nhất trước đây cũng như hiện nay, bởi có thể xử lý được một khối lượng lớn rác thải với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng của quá trình đô thị hóa này càng thu hẹp quỹ đất, tỷ lệ nghịch với lượng rác thải gia tăng như hiện nay, giải pháp chôn lấp không thể đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như về lâu dài. Thực tế nếu tính đủ phí tổn về chiếm dụng quỹ đất thì chi phí cho giải pháp chôn lấp cũng không phải là thấp trong cơ chế thị trường. Một nguy cơ khác cho môi trường sinh thái là hầu hết các bãi chôn lấp không đáp ứng yêu cầu "chôn lấp an toàn", làm phát sinh nguồn nước rỉ rác cực độc hại, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất cũng như nguồn nước ngầm.

TP HCM khuyến khích sử dụng công nghệ đốt – phát điện trong xử lý chất thải rắn
Đó là phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân,UV Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM tại Hội nghị chuyên đề kêu gọi đầu tư xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt – phát điện tổ chức ngày 26/11/2017 tại Hội trường TP HCM

- Giải pháp tái chế, tái sử dụng: Thu lượm và tái sử dụng đối với những thành phẩn hữu ích có trong rác thải như kim loại, nhựa nylon, giấy... đang rất được quan tâm và khai tác triệt để. Tuy nhiên, do cộng đổng dân cư chưa có thói quen phân loại rác từ nguồn, mặt khác những cá nhân hoặc tổ chức đang kinh doanh về nghề thu gom phế liệu thực tế đã quá tận dụng khía cạnh tái sửdụng nguyên liệu từgiải pháp này làm cho tỷ lệ còn lại của thành phẩn rác hữu ích khi tập kết đến bãi chưa còn lại không đáng kể. Do vậy, ứng dụng giải pháp tái chế từ rác thải chú thể đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn.

- Giải pháp sản xuất phân Compost: đây là giải pháp đang được quan tâm ứng dụng. Giải pháp này tùy thuộc hiệu quả công nghệ vi sinh, có thể thu được một số dạng phân bón hữu cơ cho trổng trọt. Tuy nhiên, hạn chế của giải pháp này là chỉ xử lý được thành phần hữu cơ của rác thải, nghĩa là chỉ có thể hiệu quả khi xử lý rác thải sinh hoạt và không thể xử lý được thành phắn vô cơ, độc hại, đặc biệt là kim loại nặng (trong rác thải sinh hoạt và chiếm tỷ lệ lớn trong rác thải công nghiệp). Mặt khác phương pháp này có năng suất xử lý rất thấp do công đoạn ủ và lên men vi sinh kéo dài vài tuần lễ. Đồng thời, công nghệ vi sinh này không xử lý được thành phẩn kim loại nặng có trong chất thải. Do vẫn tiểm ẩn hàm lượng kim loại nặng độc hại nên những sản phẩm phân bón dạng này chỉ dùng cho cây công nghiệp mà không cho phép sử dụng với các loại cây thực phẩm.

Xuất phát từ những khó khăn, bất cập này công nghệ Lò thiếu đốt CTR ra đời, giải quyết được trường hợp không thể sử dụng được cả ba giải pháp trên trong vấn để xử lý rác thải.

Công nghệ thiếu đốt có đặc điểm: Xử lý triệt để CTNH (rác công nghiệp và rác y tế); tiêu hủy toàn bộ tại chỗ, không vận chuyển, không lưu giữ qua đêm,nghiêm túc tuân thủ luật môi trường và các quy định vể khí thải, tro xỉ sau xử lý của cơ quan chức năng (đạt tiêu chuẩn khí thải TCVN 6560- 2005); thời gian xử lý nhanh; nhà xưởng lắp đặt trang thiết bị công nghệ không đòi hỏi diện tích lớn, yêu cẩu thiết kế, thi công đơn giản; sản phẩm thu được sau xử lý chỉ còn lại hai thành phần là khí sạch (95%) và tro xỉ vô hại (5%) không gây ô nhiễm thứ cấp và có thể tận dụng tái chế hoặc làm vật liệu xây dựng.

Với hiện trạng rác thải, đặc biệt là hẩu hết rác thải nguy hại không được phân loại từ nguồn và lưu trữ tùy tiện như hiện nay thì ứng dụng Công nghệ thiêu đốt là giải pháp hữu hiệu để xử lý triệt để các CTNH.

Mục đích của Lò đốt CTR là sử dụng nhiệt độ cáo biến toàn bộ các phân tử rác thải nguy hại thành hai sản phẩm sau xử lý. Lò đốt CTR cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình công nghệ đốt đa cấp: rác thải qua buổng đốt sơ cấp sẽ bị phân hủy toàn bộ thành khí (95%) và tro xỉ (5%). Tuy nhiên, lượng khí này bao gồm các khí độc, tro bụi, mổ hóng, Furan - Dioxin...phải được xử lý triệt để bằng nhiệt độ cực cao (trên 1000 độ C) để loại trừ tất cả các phân tử khí độc hại trước khi xả thải vào môi trường chung.

Ngược lại, rác thải nếu thiêu đốt không đúng công nghệ sẽ vô cùng nguy hại vì chứng kiến thành các dạng khí độc chứa axit, tro bụi, bồ nóng.. .mà ta thường thấy ở dạng khói đen, kể cả Furan và Dioxin không màu - tác nhân gây ung thư.

Đây cũng được coi là một tín hiệu đáng mừng và cũng là một trong những giải pháp hiệu quả cho việc xử lý CTR tại Bắc Ninh.

Với chủ trương "Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường" những năm qua cùng với sự tham gia vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững.

Hiện nay tỉnh Bắc Ninh có 15 KCN tập trung và 30 cụm công nghiệp, 62 làng nghệ, tổng lượng CTR phát sinh từ các CCN 250 tấn/ngày, làng nghề: 940 tấn/ngày, chất thải rắn sinh hoạt: 700 tấn/ngày... Để giải quyết những bức xúc về môi trường, tỉnh Bắc Ninh đã sớm có chủ trương (năm 2014) quy hoạch ở mỗi huyện, thị xã, thành phố có một khu xử lý chất thải tập trung rộng khoảng 5 ha trong đó có một nhà máy xử lý chất thải rắn (riêng Thành phố Bắc Ninh chất thải rắn sinh hoạt được đưa về khu xử lý CTR tập trung của tỉnh tại Phù Lãng - Quế Võ - Bắc Ninh với diện tích trên 60 ha). Đồng thời ban hành những cơ chế, chính sách cho việc đầu tư vào khu xử lý CTR tập trung; hỗ trợ 100% kinh phí thu gom, vận chuyển và đốt CTR-SH (296.0000đ đến 360.000đ/tấn đốt CTR-SH). Đây là động lực để các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án có công nghệ xử lý CTR tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Với nguồn động lực ấy, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư những dây chuyền, lò đốt rác thải sinh hoạt tiện ích, hiệu quả. Hiện tại, rác thải thành phố Bắc Ninh, huyện Quế Võ được thu gom triệt để và đưa về xử lý tại Công ty TNHH Môi trường đô thị Hùng Phát (xã Phù Lãng, huyện Quế Võ) với công suất 200 tấn/ngày. 3 năm về trước, người dân các phường Đại Phúc, Vân Dương, Thị Cầu, Đáp Cầu (thành phố Bắc Ninh) và xã Phương Liễu (Quế Võ) luôn ám ảnh nỗi lo sợ về bãi rác thải Đồng Ngo. Nỗi âu lo ấy đã được “giải cứu” nhờ quyết tâm của tỉnh trong việc đầu tư dự án công trình xử lý, cải tạo bãi rác Đồng Ngo. Xóa bỏ bãi rác Đồng Ngo, không chỉ đáp ứng kỳ vọng của nhân dân mà còn tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, để thành phố Bắc Ninh thu hút các nhà đầu tư, xây dựng đô thị ngày càng văn minh, hiện đại.

Cùng với thành phố Bắc Ninh và Quế Võ, huyện Thuận Thành đã đầu tư và đi vào hoạt động nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung tại xã Ngũ Thái (do Công ty Cổ phần Môi trường Thuận Thành làm chủ đầu tư) với công suất 100 tấn/ngày; huyện Gia Bình đã đầu tư và đi vào hoạt động thử nghiệm nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung tại xã Cao Đức với công suất 70 tấn/ngày; huyện Yên Phong đang triển khai xây dựng đường vào khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung với công suất 1000 tấn/ngày...

Ảnh minh họa

Nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng thuận của người dân mà công tác giải phóng mặt bằng rất thuận lợi cho thi công xây dựng nhà máy xử lý rác thải. Từ khi nhà máy đi vào vận hành từ quý I/2016 của khu xử lý CTR Thuận Thành và tháng 3/2017 của khu xử lý CTR huyện Gia Bình, đơn vị đã thực hiện theo nguyên tắc “rác thu gom về đến đâu là đốt sạch đến đó”. Toàn bộ chất trơ và phần tro xỉ sau khi đốt sẽ được làm vật liệu san lấp hoặc có thể đưa vào sản xuất bê tông, gạch không nung hoặc cấu kiện xây dựng”. Chỉ vài năm trước, trên địa bàn các xã, thị trấn ở Gia Bình và Thuận Thành thường xảy ra tình trạng vứt, xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định thì tới nay các hộ dân đều tự giác thu gom rác đúng nơi quy định. Đây là một trong những thành công của chính quyền địa phương làm thay đổi diện mạo nông thôn, đẩy mạnh phong trào thi đua làng “3 sạch”: Sạch bếp-Sạch nhà-sạch ngõ.

Nằm ở cửa ngõ thành phố Bắc Ninh, phường Phong Khê được coi là một trong số những làng nghề truyền thống có mức độ tác động môi trường lớn đối với đời sống người dân xung quanh. Hiện nay, phường Phong Khê có hơn 200 cơ sở sản xuất giấy với tổng sản lượng khoảng 200.000 tấn giấy/năm, lưu lượng nước thải khoảng 5.000 m3/ngày, lượng chất thải rắn phát sinh hơn 100 tấn/ngày. Rác thải ở Phong Khê tập kết chủ yếu ở bờ đê dòng Ngũ Huyện Khê nhiều năm qua.

Xuất phát từ thực tế bức xúc ấy, Hiệp hội Môi trường tỉnh Bắc Ninh đã động viên, mời gọi các nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp địa phương nghiên cứu xây dựng lò đốt rác tự động. Cuối năm 2016, được UBND tỉnh Bắc Ninh đồng ý cho hoạt động thử nghiệm dự án “Xử lý cấp bách ô nhiễm môi trường rác thải, khí thải làng nghề giấy Phong Khê bằng công nghệ đốt rác có tận dụng nhiệt để sinh hơi”, Công ty cổ phần Năng lượng và môi trường Đống Cao đã nhanh chóng đầu tư xây dựng lò đốt thử nghiệm rác thải ở làng nghề giấy Phong Khê thải ra về xử lý, bước đầu đem lại hiệu quả đạt các tiêu chí về bảo vệ môi trường.

Bằng công nghệ đốt rác hiện đại, đơn vị đã “biến” rác thải thành hơi cung cấp cho các doanh ngiệp sản xuất giấy ở Phong Khê. Hiện nay, lò đốt của Công ty cổ phần Năng lượng và môi trường Đống Cao xử lý được 50 tấn rác/ngày, cung cấp khoảng 90 tấn hơi cho Xí nghiệp giấy Phong Vỹ (Phong Khê). Việc làm này, không chỉ giảm sức nóng, an toàn hơn, giảm nhân công lao động, hạ giá thành sản xuất, giảm tình trạng ô nhiễm mà còn tăng năng suất sản phẩm từ 38-40 tấn giấy lên 45-50 tấn giấy/ngày.

Tuy mới chỉ là thử nghiệp, nhưng lợi ích kép mà Công ty cổ phần Năng lượng và môi trường Đống Cao đem lại, có thể gợi mở một hướng đi mới cho Phong Khê trong quá trình xử lý rác thải và xóa bỏ hàng trăm lò hơi đang hoạt động hàng ngày gây ra ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 4 khu xử lý chất thải tập trung (Phù Lãng - Quế Võ; Gia Đông và Ngũ Thái - Thuận Thành; Cao Đức - Gia Bình). Trong đó có 4 nhà máy xử lý chất thải công nghiệp bằng nguồn vốn xã hội hóa, công nghệ tiên tiến đảm bảo đủ công suất xử lý cho tất cả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, rác thải y tế... bằng công nghệ tiên tiến. Ba nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và một bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh. Theo quy hoạch được tỉnh phê duyệt đến nay còn 3 huyện và 1 thị xã chưa xây dựng được khu xử lý chất thải tập trung, còn gây ô nhiễm môi trường đó là: thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, huyện Yên Phong và huyện Lương Tài.

Hiệp hội Môi trường tỉnh Bắc Ninh tiếp tục vận động và kêu gọi các đơn vị thành viên tiếp tục làm tốt một số nội dung sau:

1. Không ngừng tiếp thu, cải tiến quy trình kỹ thuật và giải pháp công nghệ, từng bước cơ giới hóa, tự động hóa các khâu phân loại và vận hành lò đốt rác thải đạt hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Vận hành đồng bộ hệ thống xử lý khí thải và nước rỉ rác đảm bảo quy chuẩn môi trường Việt Nam trước khi thoát ra môi trường.

3. Tiếp tục nghiên cứu, đầu tư và kêu gọi hợp tác liên doanh công nghệ phát điện từ chất thải trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thực hiện chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số: 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015.

4. Đề nghị UBND tỉnh có cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng được đảm bảo bằng pháp luật để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường như tài chính, KHCN, đào tạo nguồn nhân lực... cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường bằng phương thức xã hội hóa.

5. Đề nghị UBND tỉnh và các ngành của tỉnh đánh giá kết quả mô hình thử nghiệm lò đốt rác thải tận thu nhiệt sinh hơi để phục vụ cho sản xuất tại làng nghề sản xuất giấy Đống Cao và cho phép nhân rộng để góp phần xử lý ô nhiễm môi trường./.

Nguyễn Đức Hả
Chủ tịch Hiệp Hội Môi trường tỉnh Bắc Ninh

 

Bạn đang đọc bài viết Công nghệ đốt chất thải rắn bằng nguồn vốn xã hội hóa ở Bắc Ninh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.