Thứ sáu, 19/04/2024 17:20 (GMT+7)

Công nghệ “gạch sống” giúp giảm khí thải trong xây dựng

MTĐT -  Thứ sáu, 10/04/2020 15:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công nghệ gạch sống có thể giảm bớt được lượng khí thải mà ngành xây dựng vẫn đều đặn thải ra, bởi lẽ khuẩn lam có khả năng hấp thụ carbon dioxide.

Các kỹ sư tại Đại học Colorado Boulder đang nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm một loại gạch đặc biệt, được ví là “gạch sống” (Living concrete) hay gạch LI, có khả năng hấp thụ độc tố, biết quang hợp, hấp thụ CO2..., nhưng vẫn giữ được độ cứng như các loại gạch thông thường.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã trộn khuẩn lam vào một tổ hợp của cát và thạch (gelatin) bán sẵn trong mọi cửa hiệu tạp hóa để tạo ra một vật liệu xây dựng mới, một dạng sống có thể hô hấp được, và thậm chí còn sinh sản được.

Loài vi khuẩn lam đang được nhắc tới là một dạng sống biết quang hợp và hấp thụ carbon dioxide để sinh trưởng. Phụ phẩm của quá trình quang hợp là chất bộ calcium carbonate - thành phần chính của xi măng và cũng chính là thứ khiến xi măng cứng cáp như bạn vẫn biết.

Nhờ quang hợp và hấp thụ carbon dioxide để tồn tại nên nó tạo ra hợp chất calcium carbonate, giống thành phần chính của xi măng, rắn như xi măng, khó bị vỡ. Sở dĩ có thêm đặc tính này là do gạch được bổ sung vi khuẩn sống.

Hydrogel chứa độ ẩm và chất dinh dưỡng cho phép vi khuẩn sinh sản và khoáng hóa, một quá trình tương tự như sự hình thành của vỏ sò trong đại dương.

Theo Wil Srubar - Trưởng Phòng thí nghiệm Vật liệu sống của UCB, nếu cắt một nửa viên gạch ra, nó sẽ tự sinh sôi thêm phần mới nhờ vi khuẩn mà không cần không khí ẩm để phát triển.

Công nghệ gạch sống có thể giảm bớt được lượng khí thải mà ngành xây dựng vẫn đều đặn thải ra, bởi lẽ khuẩn lam có khả năng hấp thụ carbon dioxide.

Bên cạnh đó, bởi lẽ loại gạch này có thể tự sinh sôi, nên công nhân có thể làm ra gạch… ngay tại công trường, bỏ qua được công đoạn xử lý gạch tốn kém và ô nhiễm.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tìm cách ứng dụng gạch sống lên các công trình kiến trúc trên Trái Đất. Gạch trộn vi khuẩn lam có thể tự làm lành bản thân, nên là khi gạch nứt/tường rạn vỡ (do động đất, va chạm hay nhiều thứ khác), vết nứt sẽ lành dần theo thời gian.

“Chúng ta đã sử dụng vật liệu sinh học trong xây dựng rồi, ví dụ như gỗ chẳng hạn, có điều những thứ vật liệu đó đã chết khô từ lâu”, nhà nghiên cứu Srubar nói. “Vậy là chúng tôi đặt câu hỏi: Thế tại sao không giữ cho chúng sống và rồi tận dụng khả năng sinh học của chúng để sinh ra lợi ích nữa?”.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Công nghệ “gạch sống” giúp giảm khí thải trong xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước