Thứ năm, 25/04/2024 16:00 (GMT+7)

Mô hình VACB: Thân thiện với môi trường

MTĐT -  Thứ bảy, 14/07/2018 10:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

VACB là mô hình vườn – ao – chuồng – biogas, một mô hình kiểu mới với giải pháp biogas có thể khắc phục điểm còn hạn chế là ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn nguyên liệu chưa hiệu quả.

Áp dụng mô hình VAC mang đến hiệu quả nhất định về kinh tế, giải quyết công ăn việc làm nhưng chưa thực sự làm tốt công tác về vấn đề môi trường. Việc thay thế VAC bằng một mô hình mới VACB là điều cần phải làm.

Hạn chế trong mô hình VAC

Mô hình VAC cơ bản chính là hình thành dựa trên hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán nên năng suất không cao, hiệu quả không đảm bảo cũng như đầu ra bấp bênh, luôn gặp phải những tình trạng như “được mùa, mất giá”. Đặc biệt mô hình này có hạn chế lớn nhất chính là sản phẩm tạo thành chưa hẳn là đã sạch, và an toàn.

Mô hình VAC vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề môi trường (ảnh internet).

Hơn nữa theo truyền thống, chất thải chăn nuôi sẽ được bà con xả trực tiếp xuống ao, làm thức ăn cho cá, hay làm phân bón một cách trực tiếp. Đây chính là yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không những thế chất lượng của rau trồng cũng không được đảm bảo yếu tố về chất lượng.

Nhu cầu thực phẩm sạch của con người ngày càng cao như hiện nay thì bắt buộc các sản phẩm làm ra phải có năng suất cao, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, an toàn và giá thành phù hợp. Vì thế mô hình VAC không còn phù hợp, tất yếu phải xây dựng lại để có một mô hình mới mang nhiều ưu điểm hơn mô hình cũ.

Mô hình VACB nâng cao hiệu quả sản xuất, thân thiện với môi trường

Nông nghiệp là một trong những ngành chủ đạo của nước ta hiện đang được đẩy mạnh với nhiều chính sách, giải pháp khác nhau. Mô hình kinh tế mới VACB được xây dựng và ứng dụng vào thực tế, mang đến nhiều hiệu quả thiết thực.

Mô hình VACB ra đời trên cơ sở mô hình VAC truyền thống, nhằm giải quyết những điểm còn hạn chế, mang tới lợi ích thiết thực hơn. Với mô hình phát triển kiểu mới, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã có sự thay đổi rõ rệt.

VACB là mô hình vườn – ao – chuồng – biogas, một mô hình kiểu mới với giải pháp biogas có thể khắc phục điểm còn hạn chế là ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn nguyên liệu chưa hiệu quả.

Mô hình VACB khắc phục điểm còn hạn chế là ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn nguyên liệu chưa hiệu quả.

Kết hợp xây dựng hầm biogasvới vườn – ao – chuồng là giải pháp hiệu quả giải quyết vấn đề chất thải trong chăn nuôi. Chất thải có ảnh hưởng nhất định tới môi trường cũng như hiệu quả sản xuất với những biểu hiện dễ dàng nhận thấy.

Khi xả thải trực tiếp vào môi trường thì không khí sẽ bị ô nhiễm, nguồn đất, nước bề mặt bị ảnh hưởng khi bón cho cây trồng hoặc xả thẳng xuống ao, hồ. Chất thải bị ứ đọng sẽ là môi trường để vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, tấn công đàn vật nuôi, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng bởi chất có hại trong phân chuồng khi được bón một cách trực tiếp. 

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải chăn nuôi và phế thải nông nghiệp tại chỗ để bón cho vải thiều tại xã Quý Sơn.

Tuy nhiên khi xây dựng hầm biogas vấn đề kể trên được giải quyết một cách triệt để, qua hệ thống này, phan chuồng, nước thải được xử lý nhanh chóng. Những vi sinh vật có hại bị tiêu diệt, tạo nên nguồn phân bón tốt cho cây trồng, tránh được tình trạng ô nhiễm thường thấy.

Hiện nay, nhiều đại phương đang áp dụng mô hình VACB và nhiều hộ gia đình đã nhận được hiệu quả cao về kinh tế, đồng thời có được nguồn chất đốt mới phục vụ cho hoạt động thường ngày. 

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Mô hình VACB: Thân thiện với môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.