Thứ năm, 28/03/2024 15:42 (GMT+7)

Nâng tầm công nghệ tái chế trong ngành nhựa tại Việt Nam

H.Anh - Lan Thanh -  Thứ tư, 27/11/2019 10:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sự kiện diễn ra từ ngày 27 – 29 tháng 11 năm 2019 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (I.C.E Hanoi) dưới sự phối hợp tổ chức của Informa Markets (Vietnam) và công ty Messe Düsseldorf Asia.

Trải qua nhiều phiên bản thành công ở các năm trước, Plastics & Rubber Vietnam, Hanoi 2019 lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội – tự tin là Triển lãm quốc tế hàng đầu mang đến các sản phẩm công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc cung cấp cho ngành Nhựa và Cao su tại khu vực phía Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, Plastisc & Rubber Vietnam, Hanoi năm nay với sứ mệnh đồng hành cùng cộng đồng trong các vấn đề về môi trường, chia sẻ mục tiêu và có trách nhiệm trong việc thúc đẩy ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam thông qua các hoạt động thu gom và tái chế, nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Sự kiện diễn ra từ ngày 27 – 29 tháng 11 năm 2019 tại Trung tâm Triển lãm quốc tế (I.C.E Hanoi) số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, dưới sự phối hợp tổ chức của Informa Markets (Vietnam) và công ty Messe Düsseldorf Asia, cùng với sự bảo trợ truyền thông là Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Hoạt động tái chế là một phần không thể thiếu của ngành công nghiệp nhựa

Ở những quốc gia phát triển trên thế giới, công nghệ tái chế nhựa được chú trọng đầu tư và tỷ lệ rác thải nhựa gần như đạt mức tối đa. Cụ thể, Na Uy là quốc gia đi đầu trong phong trào tái chế chất thải nhựa hiện nay. Theo báo cáo của Tổ chức tái chế nhựa Infinitum, Na Uy có khả năng tái chế 97% chai nhựa, trong đó có đến 92% sản phẩm nhựa tái chế có thể quay lại vòng đời là nhựa chất lượng cao. Tỷ lệ nhựa không thể tái chế đạt ở mức rất thấp, chỉ có 1% nhựa không thể tái chế, đảm bảo an toàn để thải ra môi trường. Trung bình, một sản phẩm nhựa tại đất nước này có thể tái sử dụng hơn 50 lần. Bên cạnh đó, các quốc gia khác cũng đứng đầu trong danh sách các nước có tỷ lệ tái chế cao như: Thụy Điển (97-99%), Đức (65-86%), Bỉ (80-84%)…

Trong khi đó, Việt Nam mỗi năm tạo ra hơn 81 triệu tấn nhựa, tính riêng TP.HCM và Hà Nội khoảng 80 tấn chất thải nhựa và nilon thải ra môi trường mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ 27% túi nhựa được thu gom và tái chế đúng cách. Ô nhiễm chất thải nhựa đang trở thành một trong những vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự nỗ lực chung tay từ Chính phủ, cơ quan ban ngành và doanh nghiệp. Khi tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp, công nghệ lỗi thời dẫn đến hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường – ngành nhựa cần có một cuộc cách mạng lớn để cải tiến và đầu tư nghiêm túc vào công nghệ và thiết bị cho ngành tái chế. Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ là lời giải cho bài toán tái chế, đảm bảo 2 mục tiêu: sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên đầu vào và giảm ô nhiễm ở đầu ra.

Ấn tượng gian hàng tái chế tại Plastics & Rubber Vietnam, Hanoi 2019

Phiên bản đầu tiên tại Hà Nội của Plastics & Rubber Vietnam 2019 với diện tích trưng bày rộng 3,500 mét vuông, sẽ mang đến 200 đơn vị triển lãm uy tín đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sự kiện quy tụ sự tham gia của 6 nhóm gian hàng quốc tế đến từ Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Qatar, Áo và Ý – được kỳ vọng sẽ đem đến nhiều sản phẩm công nghệ và thiết bị máy móc, linh kiện, nguyên phụ liệu… phục vụ cho sản xuất và chế biến nhựa – cao su Việt Nam.

Nắm bắt xu thế phát triển của ngành nhựa trong tương lai gắn liền với hoạt động tái chế nhựa, Plastics & Rubber Vietnam, Hanoi 2019 sẽ mang đến các đơn vị triển lãm nổi bật trong lĩnh vực sản xuất và tái chế phế phẩm nhựa, giới thiệu công nghệ và dây chuyền tái chế, sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu chất thải nhựa… với khả năng ứng dụng rộng rãi, an toàn và thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp nổi bật gồm có: POLYONE CORPORATION, SIGMA PLASTIC FACTORY W.L.L, STARLINGER & CO. GESELLSCHAFT M.B.H., UNICORN INDUSTRY(M) SDN BHD, ZHANGJIAGANG CITY BENK MACHINERY. Ngoài ra, sự kiện còn hút thu rất nhiều thương hiệu lớn và uy tín trong ngành công nghiệp nhựa và cao su, như: QINGDAO JINSANYANG, ZHEJIANG SANCHENG, POLYONE CORPORATION, PIOVAN GROUP, LKM GROUP – JAPAN, KRAIBURG TPE, BOTECO THAI BINH DUONG, REIFENHAUSER, WITTMANN BATTENFELD và nhiều doanh nghiệp khác.

Kinh tế tuần hoàn – Giải pháp cho sự phát triển bền vững của ngành nhựa trong tương lai

Với mong muốn đem lại cho ngành nhựa một góc nhìn kinh tế mới mẻ và đa chiều, hội thảo: “Kinh tế tuần hoàn – Công thức tăng trưởng bền vững của ngành nhựa” – diễn ra vào lúc 8g00 ngày 28/11/2019 trong khuôn khổ triển lãm, sẽ mang đến bức tranh tổng quan về xu hướng phát triển của ngành nhựa thế giới khi đặt mô hình kinh tế tuần hoàn làm trọng tâm. Quy chiếu vào hiện trạng xử lý và tái chế tại Việt Nam để từ đó đề ra những lợi ích, tiến trình áp dụng, chính sách quản lý và giải pháp công nghệ hiệu quả để thu gom – xoay tròn vòng đời của chất thải nhựa hiệu quả.

Cũng thông qua hội thảo, các doanh nghiệp nhựa, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ hiểu được vai trò và hướng đi cụ thể trong việc áp dụng kinh tế tuần hoàn. Dưới sự phối hợp tổ chức của đơn vị tổ chức triển lãm Plastic & Rubber Vietnam, Hanoi 2019 – Informa Markets (Vietnam), Messe Düsseldorf Asia cùng doanh nghiệp xã hội, đơn vị sáng lập “Hành trình giải cứu rác chết” – Revival Waste, đồng thời cũng là đơn vị tư vấn của Liên minh tái chế bao bì (PRO Vietnam). Ngành nhựa cần một cuộc cách mạng để nhìn nhận lại về giá trị của nhựa, để rác thải nhựa không còn là mối đe dọa đối với môi trường và cộng đồng. Thay vào đó, biến nhựa trở thành một nguồn tài nguyên hữu ích, tạo cho nhựa nhiều vòng đời mới.

Tham dự chia sẻ tại hội thảo là những chuyên gia hàng đầu với nhiều kinh nghiệm thực tế về ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trên thế giới, gồm có: Ông Phạm Hoàng Hải - Trưởng Ban quan hệ đối tác, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam - VCCI; Ông Hoàng Đức Vượng - Chi hội trưởng - Chi hội nhựa tái sinh, Hiệp hội nhựa Việt Nam; TS. Lê Hoài Nam, Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường miền Nam, Tổng cục Môi trường; TS. Lại Văn Mạnh, Trưởng Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường; Ông Michael Meisel - Area Sales Manager - Tập đoàn Kiefel Technologies – CHLB Đức và PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Hà ,Trưởng khoa môi trường ,Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM.

Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu đa ngành (MESLAB) tại Plastic & Rubber Hanoi 2019 sẽ mang đến đề tài: “Vận hành & hạch toán kinh tế cho dự án phát triển sản phẩm ngành nhựa” – diễn ra vào ngày 29 tháng 11 năm 2019 tại Phòng hội thảo, ICE Hanoi. Hội thảo sẽ chia thành hai buổi chia sẻ các nội dung cần thiết cho doanh nghiệp mới có hướng đi sản xuất về ngành nhựa, dưới sự dẫn dắt của TS. Trần Anh Tuấn – CEO của MESLAB, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều chia sẻ hữu ích xoay quanh việc quản lý dự án cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm ngành nhựa./.

Bạn đang đọc bài viết Nâng tầm công nghệ tái chế trong ngành nhựa tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.