Thứ sáu, 26/04/2024 05:36 (GMT+7)

Pin năng lượng mặt trời từ củ nghệ, dâu tây

MTĐT -  Thứ ba, 24/03/2020 09:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thay vì dùng silic để làm pin năng lượng mặt trời như thông thường, các bạn trẻ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã dùng thành phần từ củ nghệ, trái dâu tây, lá mâm xôi.

Nhóm tác giả đã sáng tạo làm tấm pin năng lượng mặt trời hữu cơ theo phương pháp nhuộm (dye solar cells) của Phan Đình Long Nhật, 18 tuổi, sinh viên năm nhất, ngành điện - điện tử cùng với những anh chị đang là sinh viên năm cuối của trường.

“Pin năng lượng mặt trời (solar cells) bình thường làm bằng chất vô cơ silic, quá trình để làm ra silic sẽ sinh ra CO2, CFC (góp phần gây thủng tầng ozon). Và sau quá trình sử dụng 20 - 30 năm, những tấm pin mặt trời này bị hỏng thì không thể tái chế do đó sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường”, Nhật phân tích. Cách đây 3 tháng, Nhật theo dõi một chương trình về bùng nổ năng lượng mặt trời ở Việt Nam, điều này càng thôi thúc Nhật và các bạn phải tìm tòi, nghiên cứu nhiều hơn. Nhật chọn lớp nhuộm là nước ép củ nghệ, trái dâu tây hoặc lá mâm xôi bởi cấu trúc của 3 loại màu này có hiệu suất chuyển đổi năng lượng cao nhất. Giai đoạn 2 của quá trình làm pin mặt trời hữu cơ được nhóm tiến hành, phương pháp nhuộm được thay thế bằng cấu trúc mới mà nhóm đã nghiên cứu tìm tòi suốt nhiều tháng nay tiết kiệm hơn và tận dụng các nguồn lực sẵn có, các chất được tổng hợp thân thiện và gần gũi với cuộc sống.

Theo báo Khoa học Đời sống

Bạn đang đọc bài viết Pin năng lượng mặt trời từ củ nghệ, dâu tây. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.