Thứ năm, 28/03/2024 18:52 (GMT+7)

Sử dụng tinh bột mì làm nhựa sinh học thân thiện với môi trường

MTĐT -  Thứ hai, 09/09/2019 17:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Túi ni lông và nhựa chính là hai tác nhân hàng đầu trong vấn đề “ô nhiễm trắng” hiện nay.

Môi trường ô nhiễm hiện nay không còn là vấn đề của một quốc gia mà đó là tình hình chung của toàn thế giới, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì tương lai chính rác thải và ô nhiễm sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người. Túi ni lông và nhựa chính là hai tác nhân hàng đầu trong vấn đề “ô nhiễm trắng” hiện nay.

Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới, lượng rác thải nhựa (ống hút, chai nhựa, ly nhựa…) và túi nilon đang tăng đáng kể ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, theo danh sách xếp hạng các nước có lượng rác thải thải ra bên ngoài lớn nhất thì Việt Nam xếp thứ 3 sau Trung Quốc và Indonesia. Tình trạng này còn đáng báo động hơn khi lượng túi ni lông và nhựa chiếm phần lớn, nếu không có giải pháp cấp bách thì môi trường tại Việt Nam sẽ có biến đổi lớn.

Sử dụng nhựa hữu cơ giúp giảm đáng kể nhựa vô cơ và thân thiện với môi trường.

Để hạn chế tình trạng này chỉ còn cách hướng đến tuyên truyền ý thức người dân trong việc sử dụng đồ nhựa và phân loại rác đầu nguồn. Ngoài ra, giải pháp tích cực nữa chính là tạo ra các sản phẩm hữu cơ thay thế hoàn toàn cho túi nilon và nhựa vô cơ như hiện nay.

Đây cũng chính là hướng đi của Công ty Cổ phần Thiên Kim An, xuất phát từ ngành cung cấp máy móc thiết bị, anh Nguyễn Châu Long đã bước sang một hướng sản xuất mới đó là sử dụng tinh bột để tạo ra các túi nilon và nhựa hữu cơ như: chai nhựa, bao tay, ống hút…. Thấy được tình trạng ô nhiễm ở mức báo động hiện nay, anh đã chủ động tìm hiểu và nhập khẩu nguyên liệu, máy móc từ Mỹ để bắt đầu sản xuất thử và kết quả thu được đã làm anh bất ngờ.

Đang trong quá trình phát triển kinh doanh ổn định về thiết bị máy móc, được người quen giới thiệu qua làm nhựa hữu cơ, bước đầu anh còn bỡ ngỡ khi đây thực sự là thách thức bản thân nhưng dần dần anh càng nghiên cứu thì càng hứng thú, nếu thành công anh sẽ góp phần trong việc hạn chế rác thải thải ra bên ngoài.

Tuy nhiên khó khăn còn lớn hơn khi anh bắt tay vào thực hiện, đó chính là nguyên liệu, theo hồ sơ anh thu thập được, muốn tạo ra nhựa hữu cơ phải có hạt BLA (tinh bột bắp), nguyên liệu này chỉ có ở Mỹ sản xuất được, đây là thành phần không thể thiếu trong quá trình tạo ra nhựa hữu cơ. Anh bắt đầu tìm nguyên liệu sau đó phải khảo sát từng nhà máy để tìm ra máy phù hợp với loại hạt này, xong hai quá trình anh mất gần nửa năm để đưa máy và nguyên liệu về Việt Nam, bắt đầu chạy thử nghiệm, chi phí hạt BLA nhập từ Mỹ quá lớn nếu áp dụng giá của châu Âu thì người Việt rất khó hướng tới, sau thời gian nghiên cứu anh sự dụng tinh bột mì (sắn) hòa trộn với BLA cho ra hỗn hợp tinh bột hữu cơ, từ đó chi phí cho hạt BLA giảm đi đáng kể.

Anh Long chia sẻ “Việt Nam là quốc gia nông nghiệp nên mì (sắn) rất nhiều, dường như có quanh năm nên chúng tôi hướng đến loại tinh bột này, ngoài ra giá thành không quá cao, hòa trộn cùng với hạt BLA thêm một số phụ gia làm chất kết dính sẽ cho ra hỗn hợp hữu cơ rất tốt cho việc sản xuất nhựa hữu cơ”.

Tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu hơn về nhựa hữu cơ.

Theo anh Long thì khi thành phẩm giá thành sẽ cao hơn từ 2,5 đến 3 lần so với nhựa thông thường, nên đầu ra cho sản phẩm chính là nổi lo tiếp theo của anh và công ty. Tuy nhiên, vì mục tiêu chung là cải thiện môi trường và hạn chế rác thải anh hi vọng người dân và chính quyền thay đổi cách nhìn về sản phẩm thân thiện với môi trường. “Hiện tại bước đi đầu tiên của công ty chính là tạo ra các sản phẩm như túi ni lông hữu cơ, bao tay… xa hơn chính là chai nhựa, ống hút, ly… Các sản phẩm này nếu để trong môi trường tự nhiên thì chỉ cần 2 năm sẽ tự phân hủy còn ở môi trường chôn lắp thì thời gian phân hủy từ 12-18 tháng” Anh Long cho biết thêm.

Chỉ cần mất từ 12 tháng đến 24 tháng các nhựa hữu cơ sẽ tự phân hủy tạo thành CO2 và nước, không gây độc hại cho môi trường đất và nước.

So sánh giữa nhựa hóa học và nhựa hữu cơ có thể thấy hiệu quả mà nhựa hữu cơ mang lại, lấy túi ni lông làm ví dụ, nếu để túi ni lông vô cơ tự phân hủy thì cần khoảng 500 năm, thậm chí còn dài hơn, khi bị phân hủy sẽ tạo thành các hạt vi nhựa, chính các hạt vi nhựa này là thức ăn cho động vật và cá, sau đó chính con người ăn chính các loài động vật đó, nó cứ xoay vòng mãi dẫn đến tình trạng ung thư ở người ngày càng tăng lên.

Nhưng đối với túi ni lông hữu cơ thì khi phân hủy sẽ tạo thành CO2 và nước, giải phóng ra bên ngoài, cây sẽ hấp thụ CO2, rễ cây sẽ hấp thụ nước, không có ảnh hưởng gì cho đất và nguồn nước vì thành phần chủ yếu là tinh bột.

Hiện tại sản phẩm túi nilon hữu cơ đã được công ty đưa sang châu Âu kiểm tra chất lượng, nếu đúng hàm lượng hữu cơ có trong sản phẩm thì sẽ cấp phép đưa sản phẩm vào châu Âu (năm 2021 tất cả các nước châu Âu sẽ cấm đồ nhựa hóa học). Anh Long cũng mong muốn các cơ quan chính quyền phối hợp với doanh nghiệp chung tay vì một môi trường Việt Nam bền vững, không còn rác thải hóa học, không còn túi ni lông và nhựa dùng 1 lần.

Theo Bảo vệ môi trường

Bạn đang đọc bài viết Sử dụng tinh bột mì làm nhựa sinh học thân thiện với môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.