Thứ sáu, 29/03/2024 16:17 (GMT+7)

Ưu tiên xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện

MTĐT -  Thứ ba, 13/11/2018 11:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xử lý chất thải rắn (CTR) TP Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Phạm vi trực tiếp theo ranh giới hành chính thành phố với diện tích 2.095,6 km2, bao gồm 19 quận nội thành và năm huyện ngoại thành.

Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch là các loại hình CTR, bao gồm CTR thông thường và nguy hại phát sinh từ các nguồn: CTR sinh hoạt (từ sinh hoạt của dân cư và khu vực công cộng); CTR công nghiệp (nguy hại và thông thường); CTR y tế (nguy hại và thông thường); CTR xây dựng; bùn thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (bao gồm rác thải, bùn trên các kênh mương), bùn thải từ nhà máy nước và phân bùn bể phốt (bùn cặn).

Mục tiêu của lập quy hoạch là đề xuất giải pháp giảm CTR phát sinh tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế; đề xuất mạng lưới trạm trung chuyển bảo đảm phục vụ mang tính liên quận/huyện với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý CTR theo từng giai đoạn; đề xuất các công nghệ xử lý tiên tiến, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất, kinh phí xây dựng, giảm ô nhiễm môi trường.

Nội dung quy hoạch xử lý CTR thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 gồm: xác định phân vùng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn thành phố và liên vùng (nếu có); xác định phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý; xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý và chôn lấp; xác định khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường, hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý CTR theo từng giai đoạn quy hoạch…

Tháng 10 vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đã lập địa chỉ qua in-tơ-nét, nhằm lấy ý kiến cộng đồng “Lập nhiệm vụ quy hoạch và lập đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu, quy hoạch trực tiếp CTR của thành phố: phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía đông và đông bắc giáp tỉnh Ðồng Nai, phía đông nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh và phía tây và tây nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận với tổng diện tích khoảng 30.404 km2, dân số khoảng 18 triệu người. Tỷ lệ gia tăng lượng CTR sinh hoạt ước khoảng 7 đến 8%/năm. Lượng chất thải nguy hại ước tính khoảng 150.000 tấn/năm (trung bình 350 đến 400 tấn/ngày), trong đó chất thải nguy hại y tế khoảng 6.300 tấn (trung bình 17 tấn/ngày).

Hiện, khối lượng chất thải được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý tập trung khoảng 7.200 đến 7.500 tấn/ngày đạt khoảng hơn 90%. Tuy nhiên, CTR chưa được phân loại tại nguồn, gây áp lực lớn cho các cơ sở xử lý. Công nghệ xử lý CTR chủ yếu là phương pháp chôn lấp (tỷ lệ CTR chôn lấp ước khoảng 75% tổng khối lượng), tỷ lệ CTR xử lý bằng phương pháp chế biến compost đạt khoảng 15%, tỷ lệ CTR xử lý bằng công nghệ đốt khoảng 5 đến 10%. Tỷ lệ CTR chôn lấp ở mức cao là nguy cơ tiềm tàng gây ô nhiễm thứ phát cho môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh đó, thành phố cũng chưa có các cơ sở tái chế CTR quy mô lớn, việc phân loại và tái chế CTR thực hiện ở quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình với khoảng gần 1.000 cơ sở thu mua và 10 nhà máy tái chế. Toàn thành phố chỉ có hai khu liên hợp xử lý CTR (Ða Phước, Bình Chánh: 614 ha; Phước Hiệp, Củ Chi: 687 ha, và dự kiến điều chỉnh giảm xuống còn 533 ha) và hai khu xử lý CTR đã đóng cửa (Ðông Thạnh: 45 ha và Gò Cát: 25 ha).

Trong giai đoạn tới, thành phố sẽ tăng cường tái sử dụng và tái chế rác thải sinh hoạt, trong đó ưu tiên công nghệ tái chế đạt các tiêu chí: môi trường - kinh tế - xã hội: Không tạo thành sản phẩm phụ có tính nguy hại, độc hại cao hơn và bảo đảm các nguồn phát thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn, bùn thải) đạt quy chuẩn môi trường; tái sinh năng lượng hoặc tiêu thụ năng lượng thấp nhất; hiệu quả sử dụng chất thải tái chế cao nhất, khối lượng chất thải ít nhất, khối lượng và giá trị sản phẩm cao nhất; tái sử dụng trực tiếp chất thải thành sản phẩm, thay vì tái sử dụng chất thải thành nguyên liệu; sử dụng thiết bị và nhân công địa phương ở mức cao nhất.

Phân loại rác trên dây chuyền đốt tại Nhà máy điện rác Gò Cát, TP Hồ Chí Minh.

Các công nghệ xử lý CTR được khuyến khích áp dụng (kêu gọi đầu tư) theo thứ tự: Sản xuất phân compost và chế biến phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, phân vi sinh; đốt kết hợp tái sinh năng, tái chế tro thành vật liệu xây dựng và tái sử dụng kim loại; sản xuất khí đốt hoặc thanh đốt; cuối cùng là chôn lấp hợp vệ sinh.

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cũng đã kêu gọi các nhà đầu tư trong, ngoài nước đăng ký đấu thầu dự án xử lý rác sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện với nhiều chính sách ưu đãi. Dự án có công suất 1.000 tấn/ngày, đơn giá xử lý không quá 21 USD/tấn, loại rác tiếp nhận xử lý là rác chưa qua phân loại. Thành phố sẽ ưu tiên những nhà đầu tư có kinh nghiệm vận hành các dự án đốt rác phát điện tương tự có công suất hơn 1.000 tấn/ngày; ưu tiên tự động hóa của dây chuyền thiết bị theo tiêu chuẩn các nước G7; có hệ thống phân loại để thu hồi tái chế trước khi đốt; thiết kế mô-đun bảo đảm khối lượng trong trường hợp khối lượng rác vượt 1.000 tấn/ngày; có phương án tiêu thụ điện năng và sản xuất điện năng. Ðồng thời, ưu tiên các công trình trực tiếp tiếp nhận rác, tất cả các hạng mục có phát sinh mùi đều phải có thiết kế bảo đảm kín; bắt buộc tỷ lệ CTR thứ cấp phát sinh từ lò đốt rác dưới 10%.

Theo báo Nhân dân

Bạn đang đọc bài viết Ưu tiên xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.