Thứ ba, 19/03/2024 14:14 (GMT+7)

Xử lý nước thải bằng hồ thủy sinh phủ hệ thực vật mới cỏ lông tây

MTĐT -  Thứ tư, 07/10/2020 11:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là công trình nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh hướng đến phát triển bền vững thân thiện với môi trường.

Hồ sinh học phủ hệ thực vật cỏ lông tây xử lý nước thải khu Công nghiệp tập trung Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.

Theo PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân, Trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết, mô hình công nghệ đã ứng dựng triển khai thực tế thành công và đảm bảo tính hiệu quả tại Khu công nghiệp Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi xem xét, đánh giá, có thể mở rộng ứng dụng ở các làng nghề thủ công, các khu công nghiệp tập trung để xử lý nước thải công nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt.

Đặc điểm nổi bật của cỏ lông tây có bộ rễ chùm dày đặc, có khả năng loại bỏ được các chất hữu cơ hiệu quả do một phần được hấp thụ bởi đặc trưng của Cỏ Lông Tây và nhờ vào các vi sinh vật hiếu khí, kỵ khí bám trên phần thân, lá và rễ ngập nước của cỏ. Hệ thực vật cỏ lông tây có khả năng xử lý N, P, kim loại nặng, Coliform khá cao do giống Cỏ có khả năng hấp thụ dinh dưỡng N và P của trong môi trường nước thải, hấp thu, tích lũy kim loại nặng As và Pb và xử lý vi sinh vật. Cỏ lông tây sinh trưởng tốt trong thời gian dài, sau khi cắt cỏ theo chu kỳ cũng sẽ hạn chế được việc tạo ra sản phẩm thứ cấp gây ô nhiễm môi trường như các loài thực vật thủy sinh thông thường (bèo tây, lục bình, rau) và sinh khối cỏ thu được khá cao trong môi trường nước thải có thể làm nguồn dinh dưỡng tốt cho thức ăn ngành chăn nuôi so với QCVN 01 -183:2016/BNNPTNT về thức ăn chăn nuôi.

Công nghệ xử lý đơn giản, giá thành thấp, dễ vận hành, hướng đến phát triển bền vững thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu, nước thải công nghiệp sau khi xử lý đạt được đến quy chuẩn cột B 40:2011/BTNMT đối với hầu hết các chỉ tiêu chính của nước thải công nghiệp, một số chỉ tiêu như COD, TN, Coliforms, As, Pb, pH có thể đạt được cột A QCVN 40:2011/BTNMT với thời gian lưu là 5,3 ngày.

Đề tài được nghiệm thu xuất sắc cấp Bộ năm 2018 và được đánh giá cao về mặt thực tiễn thông qua việc được Ban Quản lý khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận, chuyển giao ứng dụng kịp thời tại các khu công nghiệp để xử lý môi trường, mở ra thêm một hướng xử lý nước thải công nghiệp.

PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân tiếp tục mở rộng phát triển đề tài theo hướng mở rộng ứng dụng loại thực vật cỏ lông tây cho mô hình đất ngập nước để xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Nghiên cứu này tiếp tục nhận Giải thưởng chương trình Kurita - Nước và Tài nguyên dành cho các nước Đông Nam Á do Nhật Bản tài trợ 2018 và đạt giải “Best research” với 02 bài báo công bố trên Tạp chí khoa học quốc tế ISI uy tín là Waste and Biomass Valorization.

Mai Hoa/congnghiepmoitruong.vn
Bạn đang đọc bài viết Xử lý nước thải bằng hồ thủy sinh phủ hệ thực vật mới cỏ lông tây. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tái tạo rừng sau động đất: Một quá trình đầy thách thức
Sau mỗi trận động đất, các khu vực rừng phải mất thời gian lên tới hàng thập kỷ để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy cần thiết phải quản lý rủi ro để bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng hiệu quả sau trước và sau các thảm hoạ địa chất.

Tin mới