Thứ sáu, 29/03/2024 21:32 (GMT+7)

Giải pháp đối phó với ô nhiễm không khí trong nhà

MTĐT -  Thứ bảy, 08/08/2020 08:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù trong khuôn khổ nghiên cứu này, các mẫu trường tiểu học không thể đại diện cho toàn Hà Nội, nhưng nó cũng góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà.

Nghiên cứu do trường ĐH Khoa học Tự nhiên và Tổng cục Môi trường phối hợp thực hiện chỉ ra, bụi PM2.5 là tác nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng không khí của các trường tiểu học ở Hà Nội, với nồng độ trong nhà cao hơn mức tiêu chuẩn mà Bộ Y tế kiến nghị.

Nồng độ bụi PM2.5 trong nhà trung bình ở các trường tiểu học là khoảng 130 µg/m3 (± 31), cao hơn mức tiêu chuẩn mà Bộ Y tế kiến nghị 65 µg/m3, và thấp hơn nồng độ bụi PM2.5 ngoài trời 168 µg/m3 (± 78). Đặc biệt, các trường học nằm gần đường giao thông có nồng độ bụi mịn PM 2.5 cao gấp 2 - 3 lần so với tiêu chuẩn trên.
Ảnh minh họa.


Số liệu thống kê cho thấy con người thường dành tới 87% thời gian trong các không gian kín như vậy. Trẻ em thường dễ bị tổn thương trước những ảnh hưởng của ô nhiễm không khí hơn người lớn bởi chúng đang trong giai đoạn phát triển hệ miễn dịch và cần hít thở tỷ lệ khí trên khối lượng cơ thể cao hơn người lớn.

Trong môi trường học đường, trẻ em là nhóm nhạy cảm nhất khi chất lượng không khí suy giảm. Các chất ô nhiễm thường làm tăng tác động của các bệnh về da, mắt, làm giảm điều kiện sinh hoạt và hiệu suất học tập của các em. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu xem xét mức độ ô nhiễm không khí trong môi trường học đường này.

Nghiên cứu này đưa ra một số gợi ý cho việc cải thiện chất lượng không khí tại trường học. Trước hết, do không phải trường học nào cũng có hiện tượng ô nhiễm như nhau nên trong tương lai, khi các trường muốn đối phó với ô nhiễm không khí trong nhà, họ cần đo lường và xác định bối cảnh của riêng mình để có phương án lựa chọn thích hợp.

Chẳng hạn như quyết định lắp điều hòa trong các lớp. "Điều hòa có thể giải quyết được vấn đề này nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề kia", PGS. TS. Hoàng Anh Lê, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nhận xét.

Một mặt, điều hòa có thể giảm bụi, nhưng mặt khác lại tăng nồng độ CO2 do không gian kín và nhiều người hít thở. Như vậy, ông khuyên các lớp học dùng điều hòa nên mở cửa sau 1 vài tiếng sử dụng để trao đổi khí với bên ngoài.

Với các loại bụi, nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt động vui chơi, chạy nhảy trên sân trường của học sinh có thể làm bụi bốc lên, tăng nồng độ các chất bụi PM trong không khí. Do vậy các trường có thể lát phẳng nền sân để phần nào hạn chế tình trạng này.

Tương tự, những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOCs [có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh] thường có trong các loại bàn ghế gỗ ép mới, chất tẩy rửa vệ sinh... Do vậy, lớp học cần bố trí thời gian, tần suất làm sao để các hoạt động vệ sinh không gây ảnh hưởng đến khung giờ học tập và vui chơi của các học sinh.

Mặc dù Việt Nam đã có những tiêu chuẩn về không khí trong nhà tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, nhưng trong các không gian sinh hoạt, làm việc hằng ngày (nhà ở, văn phòng, trường học...) vẫn chưa có quy định này. PGS. TS. Hoàng Anh Lê hi vọng giống như vấn đề ô nhiễm không khí xung quanh, ô nhiễm không khí trong nhà sẽ ngày càng được quan tâm và quy định hiệu quả hơn nữa.


Khánh Ly (moitruong.com.vn)
Bạn đang đọc bài viết Giải pháp đối phó với ô nhiễm không khí trong nhà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tin mới