Thứ ba, 23/04/2024 23:49 (GMT+7)

Công nghệ xử lý nước của nhà máy nước Vĩnh Bảo, Hải Phòng (Kỳ 13)

MTĐT -  Thứ năm, 15/11/2018 21:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các giải pháp áp dụng đã giúp chất lượng nước sau xử lý được tốt hơn, an toàn hơn trước khi cấp cho khách hàng, tránh được các bệnh liên quan đến nước.

- Địa điểm xây dựng: Nhà máy nước Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo , Hải Phòng.

- Thời gian xây dựng: từ năm 2008 đến năm 2018. Thời gian đưa vào khai thác, sử dụng: từ năm 2008 đến nay.

- Các thông số kinh tế - kỹ thuật chính:

+ Công suất thiết kế ban đầu: 2.500 m3/ngđ. Công suất nâng cấp giai đoạn 1: 5.000 m3/ngđ. Công suất nâng cấp giai đoạn 2: 12.000 m3/ngđ.

Bể U-BCF.

+ Số dân được phục vụ: khoảng 48.000 người.

+ Nguồn vốn: vốn Công ty.

+ Số giờ hoạt động theo ngày, theo năm: 24h/ngày.

+ Chỉ số tiêu thụ điện năng: 0,258 kW/m3.

Công ty đã làm chủ công nghệ bể lọc tiếp xúc sinh học U-BCF để ổn định sản xuất, đa dạng hóa dây chuyền công nghệ xử lý nước, làm chủ các công nghệ sản xuất nước: Cải tạo bể lắng đứng có ngăn phản ứng xoáy thành bể lắng lamen có tầng cặn lơ lửng, mang lại hiệu quả cao, độ đục nước sau lắng dao động khoảng 0,3-2,0 NTU, tốt hơn hầu hết các bể lắng tại các nhà máy lớn khác trong Công ty; Chuyển đổi bể lọc 1 lớp thành 2 lớp vật liệu lọc; Lần đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ bể lọc tiếp xúc sinh học U-BCF vào trong dây chuyền sản xuất nước;

Bể lắng trong có tầng cặn lơ lững kết hợp tấm lắng Lamen. 

Ngoài ra nhiều giải pháp, sáng kiến kỹ thuật được áp dụng để cải tiến dây chuyền công nghệ mang đến sự đa dạng hóa về công nghệ trong một nhà máy xử lý nước giúp linh hoạt trong công tác sản xuất. Bố trí quy hoạch hợp lý các công trình mới với công trình hiện có đảm bảo tối ưu hóa việc sử dụng quỹ đất của nhà máy.

Chi phí vận hành, quản lý của nhà máy giảm. Chi phí đầu tư, nâng cấp nhà máy nước từ 2.500 m3/ngđ lên 5.000 m3/ngđ chỉ khoảng 2 tỷ đồng, giúp công ty còn vốn để đầu vào các công trình khác.

Ứng dụng thành công các giải pháp từ lý thuyết đến thực tế kiểm chứng là một động lực để đội ngũ kỹ thuật nắm chắc, nắm rõ công nghệ xử lý nước. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao, từ đó có nhiều hơn nữa các giải pháp sáng kiến mang tính thực tế sản xuất của Công ty.

Công suất nhà máy nước đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai phát triển của khu vực. Dự án nâng công suất nhà máy đã kịp thời giải quyết các vấn đề nước sạch cấp cho nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ thương mại không chỉ khu vực thị trấn Vĩnh Bảo mà còn mở rộng ra các xã khác, giúp phát triển kinh tế địa phương. Dự án đã mang lại nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn tới nhân dân ngoại thành, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường trong khu vực, tác động tích cực đến phát triển kinh tế, văn hoá xã hội địa phương.

Cụm xử lý làm bằng thép.

Các giải pháp áp dụng đã giúp chất lượng nước sau xử lý được tốt hơn, an toàn hơn trước khi cấp cho khách hàng, tránh được các bệnh liên quan đến nước. Đây cũng là các giải pháp công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, không sinh ra các sản phẩm phụ giúp nhà máy ổn định sản xuất hướng đến phát triển bền vững.

Ngày nay, sự ô nhiễm nguồn nước mặt ngày một diễn biến phức tạp. Bể U-BCF trong dây chuyền công nghệ xử lý nước của nhà máy nước Vĩnh Bảo sử dụng vi sinh vật để xử lý nguồn nước ô nhiễm, thân thiện với môi trường, hiệu quả xử lý cao nên có thể nói đây là một công nghệ của tương lai và sẽ là một trong những lựa chọn tốt để xử lý nguồn nước khi bị ô nhiễm đối với các nhà máy nước.

Bạn đang đọc bài viết Công nghệ xử lý nước của nhà máy nước Vĩnh Bảo, Hải Phòng (Kỳ 13). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới