Thứ sáu, 19/04/2024 22:56 (GMT+7)

Đề tài giải pháp TNĐT bền vững của sinh viên được đánh giá cao

Khắc Dzũng -  Thứ hai, 18/12/2017 17:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học- Euréka là giải thưởng cao quý dành cho sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trên toàn quốc.

Giải thưởng sẽ góp phần đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường do Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Đề tài “Đánh giá khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các giải pháp thoát nước đô thị bền vững tại lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè” của 3 sinh viên trường Đại học Xã hội và Nhân văn TP.HCM được đánh giá cao

Để đến với giải thưởng danh giá này, các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên phải trải qua những vòng tuyển chọn khắt khe ở cấp trường, được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá cao trước khi dự thi. Nhờ sự quan tâm và đầu tư đặc biệt đó mà giải thưởng ngày càng được nâng cao cả về quy mô lẫn chất lượng.

Từ năm 2014 trở về trước, giải thưởng chỉ áp dụng ở các trường trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến năm 2015 đã mở rộng cho sinh viên các tỉnh khu vực phía Nam (từ Bình Thuận trở vào). Từ năm 2016 đến nay, giải thưởng được mở rộng cho sinh viên trên toàn quốc.

Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 19 năm 2017 được triển khai và thực hiện từ tháng 05/2017 đến tháng 12/2017. Đối tượng tham gia là sinh viên có đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng và học viện trên toàn quốc. Năm nay, có sự tham gia của 777 đề tài, 1758 thí sinh, đại diện cho 85 trường ĐH – CĐ, Học viện đến từ 19 tỉnh thành trên toàn quốc tham gia Vòng bán kết, với 294 nhà khoa học/chuyên gia đánh giá đề tài.

Công tác tổ chức Vòng chung kết có sự thay đổi so với mọi năm, được tổ chức từ ngày 15-17/12/2017 với nhiều hoạt động nhằm đánh giá đề tài và tạo tính giao lưu, kết nối thí sinh.

Cụ thể, thí sinh đã được ăn, ở sinh hoạt tập trung và tham gia nhiều hoạt động của giải thưởng như: Lễ khai mạc; Thuyết trình đề tài trước Hội đồng khoa học; Giao lưu với sinh viên các trường đại học, cao đẳng; Tham quan các công trình trọng điểm của TP.Hồ Chí Minh: Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh, Hội trường Thống Nhất, Khu Nông nghiệp Công nghệ Cao, Địa đạo Củ Chi; Tham dự Lễ tổng kết, trao giải.

Ngoài ra, Hội trại Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka năm nay được tổ chức tại Khu du lịch Bãi Đá Vàng - tỉnh Bình Thuận đã mang lại nhiều kỷ niệm đẹp cho các bạn sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học.

Vòng chung kết với sự tham gia tranh tài của 295 tác giả, là sinh viên của 64 trường với 123 công trình nghiên cứu khoa học ở 12 lĩnh vực: Công nghệ Hóa Dược, Công nghệ Sinh – Y sinh, Công nghệ Thông tin, Công nghệ Thực phẩm, Giáo dục, Hành chính – Pháp lý, Kinh tế, Kỹ thuật - Công nghệ, Nông Lâm Ngư nghiệp, Quy hoạch – Kiến trúc - Xây dựng, Pháp lý, Tài nguyên Môi trường, Xã hội nhân văn.

Đây là những đề tài đã xuất sắc vượt qua 777 đề tài nghiên cứu khoa học vòng bán kết. Hội đồng khoa học vòng chung kết gồm 62 nhà khoa học đến từ các sở, ngành, trường, viện, trung tâm, doanh nghiệp,...

Nhìn chung, nhiều đề tài nghiên cứu các vấn đề thời sự nổi bật trong nước; Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Nghiên cứu xây dựng đô thị thông minh; Xây dựng giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp chất lượng cao, Thiết kế, chế tạo các sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày. Đặc biệt, nhiều sản phẩm khoa học công nghệ chất lượng cao, ứng dụng trong y tế với chi phí sản xuất thấp hơn rất nhiều so với nhập khẩu.

Đáng chú ý trong nhóm đề tài “xã hội – nhân văn”, 3 sinh viên Nguyễn Thị Bích Trâm, La Thị Xuân Phương và Lê Trung Thành của trường Đại học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, đã thực hiện đề tài “Đánh giá khả năng chấp nhận của cộng đồng đối với các giải pháp thoát nước đô thị bền vững tại lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè”.

Ban tổ chức đánh giá như sau về kết quả của đề tài này: Trong những năm gần đây, tình trạng ngập lụt tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè (NL – TN) đang ngày càng trầm trọng. Chính quyền đã thực hiện nhiều dự án cải tạo nhưng thực tế chưa mang lại hiệu quả.

Qua kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nhận thấy gần toàn bộ cộng đồng Nhiêu Lộc – Thị Nghè chưa có hiểu biết về SUDS (thuật ngữ có nghĩa: “Thoát nước bề mặt bền vững cho các đô thị”). Sự hiểu biết về SUDS lại có sự khác biệt giữa các yếu tố về giới tính, thu nhập cũng như khu vực nghiên cứu. Đồng thời, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận các kỹ thuật thoát nước bền vững của cộng đồng Nhiêu Lộc – Thị Nghè, bao gồm các yếu tố bên trong người dân và các yếu tố bên ngoài.

Sự ưu tiên của cộng đồng Nhiêu Lộc –Thị Nghè đối với 3 lợi ích giảm ngập, cải tạo môi trường, cải thiện cảnh quan của SUDS có sự chênh lệch với nhau, trong đó sự ưu tiên dành cho giảm ngập luôn được chiếm ưu thế”.

Kết quả, ban tổ chức đã chọn ra 87 đề tài xuất sắc (bao gồm 10 giải nhất, 14 giải nhì, 13 giải ba, 50 giải khuyến khích) để trao giải.

Bạn đang đọc bài viết Đề tài giải pháp TNĐT bền vững của sinh viên được đánh giá cao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...