Thứ sáu, 29/03/2024 19:21 (GMT+7)

RTN 24: Đổi vỏ bút cũ để giảm thiểu rác thải nhựa

MTĐT -  Thứ bảy, 15/02/2020 16:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giống như những vật bằng nhựa khác, bút nhựa được sử dụng ở khắp nơi. Những chiếc bút không thể ra mực được nữa sẽ bị vứt đi và trở thành một phần của ô nhiễm.

Giống như những vật bằng nhựa khác, bút nhựa được sử dụng ở khắp nơi: tại nhà, tại trường học, tại công sở… Những chiếc bút không thể ra mực được nữa sẽ bị vứt đi và trở thành một phần của ô nhiễm.

Một chiếc bút gồm hai phần: phần ruột và phần vỏ. Phần lớn giá trị sử dụng của chiếc bút phụ thuộc vào phần ruột - nơi chứa mực. Vì thế, mỗi khi phần ruột hỏng thì chiếc bút cả ruột cả vỏ đều bị vứt đi. Điều này vẫn luôn xảy ra dù ngoài việc mua cả cây bút mới thì nhà sản xuất đã cung cấp cho người dùng một sự lựa chọn khác bằng cách bán riêng ruột bút để thay. Sự tồn tại của ruột bút thay thế có thể chưa được phổ biến rộng rãi và tác dụng của nó chưa thực sự đọng lại trong ý thức của người tiêu dùng.

Về vấn đề trên, ngoài việc tuyên truyền việc sử dụng ruột bút đến với người dùng, bài viết xin đem đến một ý tưởng khác. Các cửa hàng bán văn phòng phẩm có thể thu về các cây bút đã qua sử dụng mà phần vỏ vẫn còn nguyên vẹn. Sau đó, thay phần ruột mới cho chúng rồi tiếp tục đem bán. Việc thu về các vỏ bút cũ có thể tiến hành dưới hình thức giảm giá khi mua bút mới cho những khách hàng đem vỏ bút cũ đến trao đổi.

Việc này sẽ có lợi cho cả người bán, người mua và quan trọng hơn hết là có ảnh hưởng tích cực đến môi trường.

Giả sử giá vốn của một cậy bút là 2.000 đồng và giá bán của nó là 3.000 đồng, vậy người bán sẽ lời 1. 000 đồng. Nếu áp dụng ý tưởng được nêu phía trên và biết vốn của ruột bút là 1000đ thì người bán sẽ lời 2000đ. Phần giá giảm cho người mua bút mới khi đem bút cũ đến trao đổi thì có thể được đặt theo tình hình. Trong trường hợp được giả sử phía trước, nếu giảm 500 đồng cho mỗi cây bút cũ đem tới thì người bán lời 1.500 đồng. Số lời 1.500 đồng này vẫn cao hơn 50% so với số lời ban đầu. Bên cạnh đó, người mua cũng có lời vì số tiền giảm được nhận khi mua bút mới.

Trong việc thay đổi một nếp sống cũ - ít thân thiên với môi trường - thành một nếp sống mới thân thiện với môi trường hơn, những món lời như trên là động lực về tài chính tạo nên một cú đẩy nhỏ khiến những người có ý thức về mỗi trường nhưng chưa hành động và thậm chí những người chưa ý thức bắt tay vào hành động. Như những quân bài domino bị đẩy ngã, thói quen tái sử dụng vỏ bút sẽ được hình thành và số lượng vỏ bút dùng một lần thải ra môi trường sẽ giảm đáng kể khi hình thức trao đổi trên trở nên quen thuộc trong cuộc sống.

Bạn đang đọc bài viết RTN 24: Đổi vỏ bút cũ để giảm thiểu rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Trần Ngọc Anh Thy

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.

Tin mới