Thứ tư, 24/04/2024 03:36 (GMT+7)

Giảm thiểu chăn nuôi nhỏ lẻ, giết mổ phân tán đảm bảo ATTP

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ hai, 03/08/2020 15:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, nguồn chất thải vào môi trường từ trồng trọt và chăn nuôi đang có xu hướng gia tăng, trong khi việc kiểm soát chưa đạt hiệu quả cao

Hiện cả nước có 16.700 trang trại chăn nuôi, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (45%) và Đông Nam Bộ (13%), với tổng đàn gia súc 37,8 triệu con và trên 214 triệu con gia cầm. Theo tính toán của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lượng phân thải của bò khoảng 10 – 15kg/con/ngày, trâu là 15 – 20kg/con/ngày, lợn là 2,5 – 3,5 kg/con/ngày và gia cầm là 90gr/con/ngày. Như vậy, tính ra tổng khối lượng chất thải trong chăn nuôi của nước ta hiện khoảng hơn 72 triệu tấn/năm.

Riêng về nuôi lợn từ 1-5 con chiếm 50%. Số hộ nuôi 6-10 con chiếm 20%, số hộ nuôi từ 11 con trở lên chiếm 30% (Cục chăn nuôi, niên giám thống kê, 2009[1]

Mặc dù chăn nuôi phát triển, song phương thức chân nuôi lạc hậu, đặc biệt những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa chưa quan tâm đến xử lý chất thải đã làm cho môi trường nông thôn vốn đã ô nhiễm càng ô nhiễm hơn.

Chất thải rắn chăn nuôi đang là một trong những nguồn thải lớn ở nông thôn. Lượng chất thải rắn do vật nuôi thải ra (phân và các chất độn chuồng, thức ăn thừa ...)

Bảng 1. Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi ở Việt Nam

So sánh khối lượng chất thải chăn nuôi của Việt Nam trong 4 năm qua cho thấy tổng khối lượng chất thải tương đối ổn định do số lượng các loài vật nuôi của Việt Nam cũng ít biến động. Theo ước tính, có khoảng 40-70% (tùy theo từng vùng) chất thải rắn được xử lý, số còn lại thải thẳng ra ao, hồ, kênh, rạch…

Đồng bằng sông Cửu Long nơi được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước. Phần rơm rạ, trấu… không bị đốt cũng xả bừa bãi trên đường giao thông, đổ lấp xuống các kênh mương, ao hồ…

Tuy nhiên, hiện nay cũng có một lượng rơm rạ được các cơ sở trồng nấm thu mua để phục vụ việc trồng nấm, hay một số nhà máy thu mua vỏ trấu để làm nguyên liệu đốt trong lò hơi… Đây là những hướng phát triển đang được quan tâm và nhân rộng.

Chất thải rắn chăn nuôi

Hiện nay, chăn nuôi ở Việt Nam chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chất thải chăn nuôi của các hộ này chủ yếu được xử lý bằng các hình thức: hầm Biogas, tận dụng nuôi thủy sản, làm phân ủ bón ruộng, bán cho các hộ gia đình. Có khoảng 19% chất thải chăn nuôi không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.

Phân loại và thu gom chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bao bì hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá họ: hiện nay vấn đề thu gom, xử lý chất thải từ bao bì, chai lọ hoá chất bảo vệ thực vật còn hạn chế. Đó là chất thải rắn độc hại cần thu gom, xử lý đúng quy định. Hiện nông dân hay tuỳ tiện vứt ngay bờ ruộng, góc vườn, thậm chí đầu nguồn nước.

Hình 1-2 Tỷ lệ xử lý chất thải vật nuôi ở Việt Nam năm 2006. Nguồn: Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, 2010

Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm (vùng đồi gò, vùng trũng, vùng ven sông…). Hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng tốp đầu cả nước: Đàn gia cầm: khoảng 31 – 33 triệu con (đứng đầu cả nước); Đàn lợn trước khi xảy ra DTLCP có 1,87 triệu con, hiện tại còn khoảng 1,3 triệu con (đứng thức 2 sau tỉnh Đồng Nai); Đàn trâu bò: 180 ngàn con (bò sữa 15 ngàn); Có 749 cơ sở, điểm giết mổ gia súc gia cầm (220 lợn, 61 trâu bò, 456 gia cầm…); Về dân số với trên 10 triệu người sống và làm việc tại Hà Nội, số lượng tiêu thụ sản phẩm động vật khoảng 800 – 900 tấn/ngày; Có khoảng 1.430 chợ, điểm, nhà hàng siêu thị kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.[2]

Về nuôi trồng thủy sản cũng đang gặp phải vấn đề tương tự. Việc đẩy mạnh các biện pháp thâm canh, tăng năng suất tại các vùng nuôi tôm tập trung, trong đó chủ yếu là tôm sú đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước. Cùng với đó tình trạng sử dụng phân bốn và thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt một cách tràn lan, không có kiểm soát đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Hiện nay, lượng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng, quá hạn sử dụng còn tồn đọng cần tiêu hủy là hơn 700kg (dạng rắn) và hơn 3.400 lít (dạng lỏng).

Vấn đề khó khăn hiện nay trong chăn nuôi là bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Cả nước đến nay bệnh xảy ra ở 63/63 tỉnh thành, tại 7.744 xã/ 645 huyện/63 tỉnh, thành. Tổng tiêu hủy 5,1 triệu con; tổng trọng lượng 297 ngàn tấn (7% trọng lượng thịt lợn cả nước). Hà Nội: 24/24 quận, huyện có chăn nuôi đều xẩy ra dịch. Tổng số hộ có lợn tiêu hủy: 30.102 hộ (37,3% tổng số hộ chăn nuôi)/2.334 thôn/447 xã. Tổng số lợn tiêu hủy: 520.351 con (27,56% tổng đàn); tổng trọng lượng tiêu hủy: khoảng 35 ngàn tấn. [2]

Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam [3]

Theo thống kê của Cục Thú y, hiện cả nước có gần 9.000 sản phẩm thuốc thú y đã được đăng ký lưu hành, trong đó sản xuất trong nước hơn 6.000 sản phẩm (gần 4.000 sản phẩm có chứa hoạt chất kháng sinh), nhập khẩu được phép lưu hành hơn 3.000 sản phẩm (trong đó gần 2000 có chứa hoạt chất kháng sinh).

Theo cục Chăn nuôi, hiện có khoảng 24 loại kháng sinh, hóa chất trong tổng số 43 loại kháng sinh, hóa chất dưới dạng Premix đăng ký được phép lưu hành tại Việt Nam, đang nhập khẩu vào Việt Nam. Những loại kháng sinh, hóa chất này được dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm nhằm kích thích sinh trưởng vật nuôi. Hiện Cục Chăn nuôi đã soạn thảo Thông tư ban hành Danh mục kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Theo bản dự thảo này có 12 kháng sinh, hóa dược được phép sử dụng gồm: Bambemycins, Chlortectracyline, Conlistin sulphate, Diclazuril, Ẻnrammycin, Kitasamycin, Lincommycin hydrochlocinde, Maduaramicin, Monensin, Narasin + Nacabazin và Neomycin Sulphate.

Trong năm 2015, Cục Thú y đã thực hiện dự án điều tra sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, kết quả cho thấy một thực trạng báo động trên nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể là:

Kết quả điều tra về mục đích sử dụng kháng sinh của cơ sở cho thấy: 1.356/1.356 (100%) số cơ sở chăn nuôi có sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cho lợn;  923/1.356 (68%) số cơ sở có sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bênh và kích thích tăng trưởng; 739/1.356 (54,5%) số cơ sở chăn nuôi làm theo đơn hoặc tư vấn của cán bộ thú y; 486/1.356 (35,84%) số cơ sở tự sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhán thuốc hoặc hướng dẫn của cơ sở bán thuốc.

 483/1.356 (35,62%) số cơ sở tự làm théo kinh nghiệm; Một số ít 86/1.356 (6,34%) cơ sở làm theo hướng dẫn của các cơ sở chăn nuôi khác trên địa bàn.

Kết quả điều tra tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi có bổ sung kháng sinh: 923/1.356 (68,07%) số cơ sở được khảo sát có sử sụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp có chứa kháng sinh.

Kết quả tổng hợp các loại kháng sinh có ghi trên bao bì các loại cám mà các cơ sở chăn nuôi đang sử dụng cho thấy trong thánh phần của đa số các loại thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi lợn có chứa ít nhất một trong các loại kháng sinh sau:

Lincomycin 20mg/kg, Tilmicosin 200mg/kg, Tylosin 40mg/kg, Kitasamycin 300mg/kg, Flofenicol 100mg/kg, Colistin 150mg/kg, Neomycin 400mg/kg, Halquinol 600mg/kg, Ampicillin 300mg/kg, Doxycylin 200mg/kg, Enramycin 40mg/kg, Avilamycin 20mg/kg, Tiamulin 80mg/kg, Chlotetracylin 50mg/kg Roxarsone 34mg/kg. [3]; 326/1.356 (24,04%) số cơ sở được khảo sát tự trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng.

Kết quả phân tích tồn dư kháng sinh trong mẫu thức ăn chăn nuôi thịt, trứng, tôm và cá

Kết quả kiểm tra hàm lượng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.

Phân tích 143 mẫu thức ăn chăn nuôi, 143 mẫu thịt và 30 mẫu gan lợn tại 5 tỉnh Nam Định, Thái Bình, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu để xét nghiệm các chỉ tiêu Sulfadimidin, Tylosin, Lincomycin. Kết quả cụ thể như sau:

Kết quả xét nghiệm cho thấy số lượng mẫu vi phạm quy định tại QCVN 01 – 12:2009/BNNPTNT ở các vùng Đông Nam bộ nhiều hơn các tỉnh vùng Bắc bộ.

Có 13/143 (9,10%) mẫu phân tích vi phạm quy định bổ sung Sulfadimidin (loại kháng sinh không có trong QCVN 01 – 12:2009/BNNPTNT). Không có mẫu thức ăn nào chứa Tylosin và Lincomycin vượt quá quy đinh theo QCVN 01 – 12:2009/BNNPTNT.

Hàm lượng kháng sinh Sulfadimidin trong thức ăn cao nhất phát hiện trong mãu thức ăn chăn nuôi (53.915,50 ppb), trong khi QCVN 01 – 12:2009/BNNPTNT không cho phép bổ sung kháng sinh Sulfadimidin. Các mẫu phát hiện có hàm lượng từ 58,53-53.915,50 ppb. Đây là thực trạng đáng báo động, vì sao thời gian vừa qua Sulfadimidinố mãu thịt lợn phát hiện có tồn dư Sulfadimidin rất cao ở một số địa phương. Sulfadimidin là một loại kháng sinh dừng chung cho cả người và động vật. Việc thịt lợn có tồn dư kháng sinh Sulfadimidin gây nguy cơ kháng thuốc rất cao khi dùng kháng sinh này điều trị cho người.

Hàm lượng Tylosin cho phép là 40mg/kg (tương đương 40.000 ppb) theo QCVN 01 – 12:2009/BNNPTNT. Các mẫu thức ăn phát hiện có Tylosin đều dưới mức cho phép.

Hàm lượng Lincomycin cho phép là 20mg/kg (tương đương 20.000 ppb) theo QCVN 01 – 12:2009/BNNPTNT. Có 5 mẫu thức ăn (tại Đồng Nai 04 mẫu, Bình Dương 01 mẫu phát hiện có Lincomycin). Tuy nhiên các mẫu thức ăn có chứa Lincomycin đều dưới mức cho phép.

Số liệu nghiêu cứu cho thấy, đỗi với mẫu thịt lợn, có 18 (7,7%), 5 (2,1%) và 9 (3,8%) trong số 235 mẫu thịt lượn lấy tại lò mổ các tỉnh nghiên cứu phát hiện thấy dư lượng kháng sinh Sulfadimidin, Enrofloxacin, Chloramphenicol tương ứng. Đối với mẫu thịt gà, có 2 (3,0%) và 1(1,5%) mẫu thịt gà trong số 66 mẫu thịt gà lầy tại lò mổ các tỉnh nghiên cứu phát hiện thấy dư lượng kháng sinh Sulfadimidin, Enrofloxacin tương ứng. So với quy định tại thông tư 24/2013/TT-BY quy định vầ mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc thú y trong thức phẩm, 7/235 (3,0%) và 4/235 (1,7%) mẫu thịt lợn, có hàm lượn vượt giới hạn an toàn về dư lượng Sulfadimidin và Enrofloxacin, tương ứng (Nguồn: Insitute of Public Health, Ho Chi Minh City, Vietnam).

Cả 6 loại kháng sinh đều phát hiện thấy trong thịt bò, lơn, gà, cá và tôm. Enrofloxacin được phát hiện nhiều ở cá, tôm và trứng. Sulfadimidin được phát hiện nhiều ở thịt lợn.

Kháng kháng sinh và nguy cơ mất an toàn thực phẩm với sức khỏe cộng đồng

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao nhất hiện nay (nhận định của WHO – 2015) [3]

Trên người – Một nghiên cứu thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 43.8% vi khuẩn phân lập được từ các bệnh viện nội trú và 81% vi khuẩn Enterobacteriaceae phân lập được tại các khoa hồi sức cấp cứu có men Beta-lactamase phổ rộng (ESBL). Men b lactamase phổ rộng có khả năng phân giải hầu hết các loại kháng sinh thuộc nhóm b lactam đặc biệt đối với các Penicillin và các Cephalosporin thế hệ thứ 3. Tình trạng kháng thuốc fluoroquinolones trong Salmonella Typhi (thương hàn) phân lập được đã tăng từ 4% lên 97% trong giai đoạn từ 1993 đến 2005. Tình trạng kháng thuốc kháng Tetracycline and Chloramphenicol cũng ngày càng tăng. Đồng thời, từ 1997-2008 việc xuất hiện tình trạng gia tăng khả năng kháng thuốc ở vi khuẩn Streptococcus suis, vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn (là nguyên nhân chủ yếu gây viêm màng não ở người lớn tại Việt Nam). [3]

Hướng đi tất yếu để đảm bảo ATTP và phát triển chăn nuôi bền vững

Xây dựng và áp dụng triệt để: Quy trình chăn nuôi; Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm tại các chuỗi.

Hướng dẫn điều kiện và trình tự xây dựng: Cơ sở an toàn dịc bệnh cho các hộ chăn nuôi tại các chuỗi

Kiểm chứng đánh giá chất lượng

Trang thiết bị, điều kiện chăn nuôi

Đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực

Truyền thông (có vai trò rất quan trọng trong các khâu)

Tác động của các tổ chức, hiệp hội, HTX trong xây dựng liên kết chuỗi

Đào tạo, tập huấn, chuyển giao kĩ thuật

Tổ chức sản xuất (rất quan trọng)

Hỗ trợ lấy mẫu phân tích chất lượng sản phẩm

Đẩy mạnh sử dụng thịt mát, thịt cấp đông để đảm bao ATT

Xây dựng các cửa hàng tiện ích nhằm nhân rộng sản phẩm và đảm bảo tính tiện lợi cho người tiêu dùng

Truy suất nguồn gốc sản phẩm

Tổ chức hội thảo, kết nối các tổ chức, cá nhân (nhà quản lý, nhà sản xuất, người tiêu dùng …)

Triển lãm, giới thiệu sản phẩm

Vai trò, hiệu quả của các tổ chức, hiệp hội, HTX trong liên kết chuỗi

Tạo ra lan tỏa cộng đồng đặc biệt với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm từ các chuỗi

Nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi tham gia chuỗi (tiêu thụ ổn định, bền vững, có thị trường tiêu thụ …)

Tạo động lực để đầu tư (kể cả các doanh nghiệp và người chăn nuôi)

Từng bước thay đổi thói quen người tiêu dùng (sử dụng thịt mát, thịt cấp đông để đảm bảo ATTP …)

Chức năng quản lý nhà nước được tăng cường trong tất cả các khâu

Người tiêu dùng yên tâm sử dụng các sản phẩm tham gia chuỗi vì đã có các bên tham gia  quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm lưu hành

Góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững tiến tới xuất khẩu sản phẩm động vật

Một số kết quả nổi bật về phát triển chăn nuôi:

Đã hình thành các vùng chăn nuôi tập chung (Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mĩ, Ứng Hòa …)

Chăn nuôi hữu cơ đang phát triển mạnh

Một số giống có năng suốt cao được cả nước biết đến thăm quan học tập (bò BBB, Wru …)

Một số giốn gà bản địa đang được phát triển gắn với liên kết chuỗi (gà đồi Sóc Sơn, Ba Vì, gà Mía …)

Có tổng đàn gia súc gia cầm lớn đứng tốp đầu cả nước

Cung cấp nhiều giống gia súc gia cầm cho các tỉnh thành trong cả nước. thu nhập của người chăn nuôi tăng cao.

Không để dịch lớn xảy ra (trừ DTLCP mới xảy ra)

Hình thành nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi hiệu quả

Về quản lý kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến:

Các tác hại tồn dư kháng sinh, chát cấm trong thực phẩm: rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người sử dụng và ATTP, gây ngộ độc và nhờn thuốc.

Từ thực trạng trên: Hàng năm Thành phố thành lập nhiều đoàn kiểm tra về ATTP (trong đó có các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến …)

Năm 2018 lấy 70 mẫu nước tiểu tại các giết mổ động vật, kiểm tra bằng phương pháp test nhanh chất cấm salbutamol. Kết quả 70/70 mẫu nước tiểu âm tính với salbutamol. Lấy 140 mẫu thịt gia súc, gia cầm tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tồn dư kháng sinh (Enrofloxacin, norfloxacin). Kết quả 22/140 mẫu không đạt về chỉ tiêu ecoli, 15/140 mẫu dươn tính với salmonella; 09/140 mẫu có phát hiện có kháng sinh Enrofloxacin.

Kết quả: Do tăng cường kiểm tra phát hiện ngăn chặn kịp thời nên nhiều năm qua trên địa bàn thành phố không xảy ra các vụ ngộ độc lớn (tập thể) liên quan đến động vật và sản phẩm động vật.

Bạn đang đọc bài viết Giảm thiểu chăn nuôi nhỏ lẻ, giết mổ phân tán đảm bảo ATTP. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới