Thứ năm, 18/04/2024 15:58 (GMT+7)

Hiến kế “bẫy nước ngọt” cho người dân miền Tây

MTĐT -  Thứ hai, 23/03/2020 11:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hạn hán, mặn xâm nhập đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng phức tạp, bất thường.

Phần lớn các con sông, kênh rạch, ngay cả nguồn nước máy ở một số nơi cũng đang bị nhiễm mặn và lợ. Cây cối héo khô, mất mùa vì thiếu nước thì người dân nơi đây cũng đang điêu đứng trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.

Thiếu nước ngọt trầm trọng

Ngay từ giữa tháng 2/2020, ĐBSCL xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn ở mức báo động 1 trong vòng nhiều năm qua, ảnh hưởng nặng nề đời sống và canh tác của bà con nông dân.

Hệ thống kênh, mương chính N14  ở xã Long Hòa, thị xã Gò Công, Tiền Giang bị khô hạn. Ảnh: TTXVN

Theo Bộ NNPTNT, tính đến tháng 3/2020, diện tích lúa bị thiệt hại do hạn mặn  32.000ha, 80.000 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Giá nước ngọt tăng từ 8.000 đồng/m3 lên 200.000 đồng/m3.

Một hộ 4 người mỗi tháng phải chi ít nhất hơn 1 triệu đồng mua nước ngọt. Người dân các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất.

Đại diện Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết: “Theo số liệu quan trắc, lượng mưa trên các vùng thuộc lưu vực sông Mekong, kể cả phần lưu vực thuộc Trung Quốc, đều bị sụt giảm mạnh so với trung bình nhiều năm, đặc biệt ở khu vực hạ nguồn lưu vực, bao gồm cả vùng ĐBSCL của Việt Nam”.

Cụ thể, vùng Vân Nam (Trung Quốc) giảm 72%, vùng Bắc Lào và Thái Lan giảm 82%, vùng Đông Bắc Thái Lan giảm 85%, vùng Trung Nam Lào và Tây Nguyên giảm 80%, vùng châu thổ ĐBSCL giảm 84% so với trung bình nhiều năm.

Các chuyên gia phân tích, tình trạng mưa ở toàn bộ vùng hạ lưu sông Mekong giảm hẳn vào năm nay, chính vì thế các quốc gia thượng nguồn gia tăng khai thác sử dụng nước trên các sông nhánh, thậm chí cả trên dòng chính sông Mekong dẫn đến dòng chảy về vùng ĐBSCL qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc cũng bị sụt giảm. So với trung bình nhiều năm, tổng lượng dòng chảy về Tân Châu và Châu Đốc giảm 19%, và xấp xỉ với dòng chảy tháng 2/2016.

Do dòng chảy về ĐBSCL ít và chế độ triều bất lợi nên hiện tượng xâm nhập mặn vùng ven biển vẫn tương tự như mức độ xâm nhập mặn tháng 1/2020. Đường ranh mặn 4g/l vào sâu nhất trên ba nhánh sông lớn là sông Hậu (nhánh Cổ Chiên), sông Tiền (nhánh Hàm Luông) và sông Vàm Cỏ Tây đều vào sâu hơn so với trung bình nhiều năm từ 14 đến 24km, và vào sâu hơn so với tháng 2/2016 từ 2 đến 6km.

Cũng theo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mekong Việt Nam, dựa trên các kết quả dự báo mưa trên lưu vực sông Mekong, xu thế xả nước của các đập thủy điện Trung Quốc, tình hình sử dụng nước trên lưu vực và dự báo chế độ triều cho tháng 3/2020, tổng lượng dòng chảy tới vùng ĐBSCL của Việt Nam qua hai trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc dự kiến sẽ bị sụt giảm tới 13% so với trung bình nhiều năm và thấp hơn tổng lượng dòng chảy tháng 2/2016 khoảng 5%.

"Các địa phương vùng ĐBSCL cần ngăn chặn giảm ngay việc khai thác cát trái phép trên sông, việc khai thác cát sẽ làm tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển trở nên nghiêm trọng. Hỗ trợ người dân chuyển đổi sinh kế phù hợp thích ứng với điều kiện mới của tự nhiên, các vùng mặn lợ tìm những cây, con phù hợp”.

TS Hoàng Văn Thắng -
Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam

Giải pháp cho tình trạng thiếu nước ngọt

Đối với bà con ĐBSCL, mỗi mùa khô đến là mỗi lần thêm ám ảnh, khó khăn. Từ các con sông, kênh rạch đến cả nguồn nước máy cũng bị nhiễm nước mặn. Đến tháng 3 - 4, hầu hết các gia đình không còn nước ngọt.

Trao đổi về vấn đề này, kiến trúc sư Hà Nhật Tân - người sinh ra và lớn lên ở miền Tây cho biết, ông hiểu rõ mùa khô và nước xâm mặn và chia sẻ 2 cách giúp bà con nơi đây giải quyết phần nào tình trạng thiếu nước ngọt.

Mô hình "bẫy nước ngọt" được kiến trúc sư Hà Nhật Tân giới thiệu. T.G

Theo ông Tân, nếu không có nước ngọt, bà con không nên uống nước lợ vì càng uống sẽ càng khát. Để giảm tối đa lượng nước uống, cần phải bổ sung đủ nước. Cách hay nhất là uống canh, hãy nấu một nồi canh lớn cho mỗi bữa. Ăn canh nhiều nhất có thể. Nếu ăn canh nhiều, có thể không cần phải uống thêm nước mà vẫn không khát.

Ngoài ra, có thể "bẫy hơi nước" (nước ngọt) bằng một chiếc hộp kính chứa nước mặn. Sau đó phơi chiếc hộp này dưới nắng, hơi nước sẽ bốc lên. Mặt trên cùng của chiếc hộp kính nên làm nghiêng, dốc vào một cái máng. Hơi nước sẽ ngưng tụ trên bề mặt trên cùng và chảy vào cái máng này.

Với việc thu nước trong cái máng, sẽ có được nước ngọt. Có khoảng chục lít nước cho 1m2 bề mặt/ngày. Với 2m2, sẽ thu được khoảng 20 lít nước mỗi ngày (ít thì 10 lít, ngày nắng có thể lên đến 50 lít/ngày), đủ nhu cầu nước uống của một gia đình.

Cùng với 2 phương pháp trên, ông Tân nhấn mạnh: “Với 6 miếng kính và 2 chai silicon, bạn dư sức làm một cái "bẫy nước ngọt". Lưu ý là cái bẫy này phải kín, không thì hơi nước sẽ thoát đi hết. Có thể ra hàng đặt làm kiểu bể cá 1x2m, có nắp nghiêng khoảng 30 độ thu vào 1 cái máng. Máng này thu vào 1 cái bình nước là sẽ có nước ngọt sử dụng”./.

Theo Dân Việt

Bạn đang đọc bài viết Hiến kế “bẫy nước ngọt” cho người dân miền Tây. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Hiệu ứng nhà kính và các giải pháp từ tiêu chuẩn
Thật dễ dàng để có những ý kiến khác nhau về carbon. Nó là tốt hay xấu? Một mặt, nó là nền tảng cho sự sống trên Trái đất. Mặt khác, nó liên quan đến biến đổi khí hậu. Đây là loại khí nhà kính được sản xuất phổ biến nhất và giữ nhiệt trong khí quyển.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.