Thứ ba, 19/03/2024 18:40 (GMT+7)

Hội thảo cổ phần hóa ngành Nước - Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

Tùng Anh -  Thứ năm, 30/11/2017 11:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng ngày 29/11 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ngành Nước “Tình hình cổ phần hoá ngành Nước - Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị”

Sáng ngày 29/11 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ngành Nước “Tình hình cổ phần hoá ngành Nước - Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị”. Tham gia và chủ trì Hội thảo có Anh hùng lao động Cao Lại Quang, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cùng đại diện các Bộ, ban, ngành, các đối tác hợp tác quốc tế và đông đảo các doanh nghiệp cấp thoát nước trên toàn quốc. 

Thực trạng kết quả thực hiện cổ phần hóa

Cổ phần hóa (CPH) DNNN nói chung và CPH các DN cấp thoát nước nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được coi là khâu trọng tâm của quá trình cải cách, tái cơ cấu DNNN nhằm tạo ra các điều kiện để: Khai thác, huy động và sử dụng các nguồn lực của xã hội hợp lý; tạo nên những động lực mới thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, nâng cao sức cạnh tranh, tồn tại và phát triển bền vững trong cơ chế kinh tế thị trường.
+ Về lĩnh vực cấp nước đô thị:
Tính đến tháng 9/2017, cả nước có 111 DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng nước sạch cho các đô thị với tổng công suất thiết kế của các nhà máy đạt trên 8,5 triệu m3/ngày-đêm (trong đó gồm 22 DN thuộc lĩnh vực xây dựng,vận hành nhà máy nước; 68 DN thuộc lĩnh vực sản xuất, truyền tải, phân phốinước), tăng thêm 1 triệu m3/ngày-đêm so với năm 2014 và 1,8 triệu m3/ngày-đêm so với năm 2011. Tổng chiều dài đường ống làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối nước của toàn bộ hệ thống cấp nước trong cả nước vào khoảng 25.000 km; đáp ứng được 84,5% nhu cầu dùng nước của dân cư thành thị, tăng 3% so với năm 2014 và 7% so với năm 2011 (trong đó, tỷ lệ bao phủ ở các đô thị loại III trở lên đạt 90%, các đô thị loại IV đạt 75% và các đô thị loại V đạt 65%)(1). Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước trong đô thị đã giảm xuống bình quân khoảng 23,0%, tức là giảm được 7,0% so với năm 2010.

Các công ty cấp nước đã bắt đầu tiến hành CPH từ năm 2005 và đến nay chỉ còn khoảng 10 công ty cấp nước cấp tỉnh/thành phố chưa tiến hành CPH (chiếm 9% tổng số DN cấp nước), trong đó có 2 công ty cấp nước lớn là

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) và Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội (HAWACOM) chưa tiến hành CPH toàn bộ, mà chỉ mới CPH các công ty/xí nghiệp cung cấp dịch vụ (mạng phân phối và dịch vụ). Sau khi CPH, mức độ nắm giữ cổ phần của Nhà nước ở các công ty cổ phần nước sạch rất khác nhau: Có 6 công ty Nhà nước không còn nắm giữ cổ phần nào (Nhà nước thoái vốn 100%); số còn lại: có những công ty Nhà nước chỉ nắm giữ dưới 50%, có những công ty Nhà nước nắm giữ 51% trở lên, thậm chí có những công ty Nhà nước vẫn nắm giữ trên 90% cổ phần. Một số công ty đã có nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Ví dụ: Công ty Cổ phần BOO Nhà máy Nước Thủ Đức, nhà đầu tư Manila Water đã nắm giữ 49% cổ phần; Công ty CP Cấp nước Kinh Đông, Manila Water đã mua lại 47% cổ phần (2).

+ Về lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải đô thị:

Tính đến tháng 9/2017, có 71 DN đảm nhiệm lĩnh vực thoát nước (bao gồm cả các công ty vệ sinh môi trường đô thị), 69 nhà máy xử lý nước thải đô thị với tổng công suất thiết kế là 2.315.150 m3/ngày-đêm, trong đó có 41 nhà máy xử lýnước thải đô thị đang hoạt động với tổng công suất 950.000 m3/ngày-đêm, 28 nhàmáy đang trong quá trình xây dựng hoặc chạy thử nghiệm với tổng công suất thiết kế là 1.375.000 m3/ngày-đêm. Đến nay vẫn còn 21/63 thành phố tỉnh lỵ và hầu hết các đô thị loại IV, loại V chưa có dự án thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt.
Các DN trong lĩnh vực thoát nước tiến hành CPH muộn hơn nhiều năm và có điều kiện khó khăn hơn so với lĩnh vực cấp nước, nhất là về kinh phí hoạt động.
Theo quy định, chỉ thu của các hộ thoát nước 10% trên giá tiêu thụ nước sạch, phần thiếu hụt do ngân sách cấp bù (khoảng 60 – 70% chi phí hoạt động của DN thoát nước). Do đó, sức hấp dẫn trong CPH thấp. Tuy vậy, đến nay trong 71 DN thoát nước có 29 DN hoạt động theo hình thức Công ty TNHH MTV với 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước; 39 DN đã CPH và Nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần; 3 DN được đầu tư theo hình thức BOT và BOO... (3)

Những thành công trong quá trình CPH các DN cấp, thoát nước.

Với kết quả khảo sát đã được tổng hợp, phân tích, có thể đánh giá một cách tổng quát là: CPH DNNN nói chung, các DN cấp thoát nước nói riêng là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nó đã tạo ra động lực cho sản xuất - kinh doanh, đổi mới cơ chế quản lý tại DN, tăng cường quản trị theo phương thức hiện đại, tạo ra sự tự chủ trong hoạt động củaDN, tạo môi trường hoạt động cho DNtheo qui luật kinh tế, mang lại hiệu quả đích thực cho các chủ thể kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực này...
1/ Những thành công chung:
CPH các DN cấp thoát nước đã mang lại nhiều lợi ích hơn cho các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, bao gồm: Người lao động, Doanh nghiệp, Nhà nước và khách hàng. Những lợi ích đó có thể khái quát như sau:
Đối với Nhà nước.
- Thu được nguồn tài chính từ việc thoái vốn để phục vụ phát triển chung.
- Không phải chi Ngân sách để đầu tư, cho quản lý, vận hành.
- Thu Ngân sách từ thuế tăng hơn.
- Quản lý DN phù hợp với quy định của pháp luật và cơ chế kinh tế thị trường.
Đối với Doanh nghiệp
- Huy động được nguồn lực từ các thành phần kinh tế qua thị trường vốn thuận lợi hơn để phát triển.
- Quyền tự chủ trong sản xuất - kinh doanh được tôn trọng.
- Sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
- Tính minh bạch trong hoạt động sản xuất – kinh doanh được nâng cao.
Đối với người lao động
- Có trách nhiệm hơn trước; tay nghề được nâng cao.
- Được hưởng thu nhập gắn với năng lực và hiệu quả sản xuất - kinh doanh
- Có động lực làm việc tốt, gắn bó chặtchẽ hơn với công ty vì có quyền lợi của cổ đông...
Đối với khách hàng
- Được cung ứng dịch vụ đủ về số lượng, tốt về chất lượng, an toàn; vệ sinh trong sử dụng dịch vụ.
- Được thụ hưởng chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Ảnh minh họa

 2/ Những thành công cụ thể:
2.1. Tình hình bán cổ phần của các DN cơ bản diễn ra thuận lợi:
Trong 38 DN đã CPH có ý kiến trả lời về vấn đề này trong số48 DN gửi phiếu khảo sát về thì:
- Số DN bán cổ phần lần đầu diễn ra thuận lợi là 23 (chiếm 61%), số DN gặp không thuận lợi là15 (chiếm 39%).
- Số DN bán cổ phần 1 lần thành công là 30(chiếm 79%), số DN phải bán 2 lần là 7 (chiếm 18%), số DN phải bán 4 lần là 1 (chiếm 3%).
- Tỷ lệ cổ phần bình quân do Nhà nước nắmgiữ ở mức trên 70%, của các dối tác khác là gần 30%.
2.2. Sản xuất kinh doanh sau CPH có những chuyển biến tích cực:
2.2.1. Đối với các DN cấp nước:
+Sản lượng nước thương phẩm tính bình quân 1 DN tăng mạnh so với trước
khi CPH:
- Trước CPH là 15.208 nghìnm3/DN.
- Sau CPH: + Năm 2015 là 16.111 nghìn m3/DN, tăng so với trước CPH là 5,93%.
+ Năm 2016 là 17.894 nghìn m3/DN, tăng so với trước CPH là 17,66%.
+ Ước tính năm 2017 là 19.786 nghìn m3/DN, tăng so với trước CPH là 30%.
+Số đấu nối bình quân 1 DN cũng tăng khá so với trước khi CPH:
- Trước CPH là 63.901 đấu nối/DN.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 67.686 đấu nối/DN, tăng so với trước CPH là 5,92%.
+ Năm 2016 đạt 71.895 đấu nối/DN, tăng so với trước CPH là 12,51%.
+ Ước tính năm 2017 đạt 75.609 đấu nối/DN, tăng so với trước CPH là 18,32%
+Độ bao phủ cấp nước tính bình quân 1 DN tăng khá so với trước khi CPH:
- Trước CPH là 69,35%.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 75,52%, tăng so với trước CPH là 6,17 điểm %.
+ Năm 2016 đạt 79,17%, tăng so với trước CPH là 9,82 điểm %.
+ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 80,7%, tăng so với trước CPH là 11,35 điểm %.
+Tỷ lệ thất thoát nước tính bình quân 1 DN giảm rất đáng kể so với trước khi
CPH:
- Trước CPH là 23,08%.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 21,81%, giảm so với trước CPH là 1,27 điểm %.
+ Năm 2016 đạt 21,35%, giảm so với trước CPH là 1,73 điểm %.
+ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 20,89%, giảm so với trước CPH là 2,19 điểm %.
+Tỷ lệ tiêu thụ nước sinh hoạt bình quân đầu người ở khu vực các DN khảo sát chịu trách nhiệm cung cấp nước tăng khá so với trước khi CPH:
- Trước CPH là 112,34 lít/người-ngày-đêm.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 120,32lít/người-ngày đêm, tăng so với trước CPH là 7,1%.
+ Năm 2016 đạt 120,69 lít/người-ngày-đêm, tăng so với trước CPH là 7,43%.
+ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 119,57 lít/người-ngày đêm, tăng so với trước CPH là 6,44%
+Số giờ cung cấp nước trong ngày luôn đạt khoảng 23,6/24 giờ cả ở thời gian
trước và sau khi CPH.
+Số nhân viên tính trên 1000 đấu nối bình quân 1 DN giảm mạnh so với trước khi CPH:
- Trước CPH là 6,36 người/1000 đấu nối.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 5,36 người/1000 đấu nối, giảm so với trước CPH là 15,79%.
+ Năm 2016 đạt 4,69 người/1000 đấu nối, giảm so với trước CPH là 26,24%.
+ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 4,38 người/1000 đấu nối, giảm so với trước CPH là 31,18%.
2.2.2. Đối với các DN thoát nước:
Nhiều chỉ tiêu tăng mạnh so với trước CPH, đó là do được đầu tư đổi mới, do tăng năng suất lao động… Ví dụ:
+Tổng chiều dài cống, rãnh được quản lý, nạo vét bình quân 1 DN tăng rất mạnh so với trước khi CPH:
- Trước CPH là 89.388 m.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 243.201m, tăng so với trước CPH là 172,07%.
+ Năm 2016 đạt 227.224 m, tăng so với trước CPH là 154,2%.
+ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 245.867 m, tăng so với trước CPH là 175,06%.
+Tổng chiều dài mương, sông thoát nước được quản lý bình quân 1 DN cũng tăng mạnh so với trước khi CPH:
- Trước CPH là 55.741 m.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 121.868 m, tăng so với trước CPH là 118,63%.
+ Năm 2016 đạt128.062 m, tăng so với trước CPH là 129,75%.
+ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 130.978 m, tăng so với trước CPH là 134,98%.
+Tổng số ga thu, ga thăm bình quân 1 DN cũng tăng mạnh so với trước khi CPH:
- Trước CPH là3.973 ga.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 8.848 ga, tăng so với trước CPH là 122,69%.
+ Năm 2016 đạt8.847 ga, tăng so với trước CPH là 122,69%.
+ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 9.182 ga, tăng so với trước CPH là 131,1%.
+Tổng công suất các trạm bơm thoát nướcbình quân 1 DN tăng rất mạnh so với trước khi CPH:
- Trước CPH là 10.556 m3/giờ.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 74.288m3/giờ, tăng so với trước CPH là 603,75%.
+ Năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 đạt 78.576 m3/giờ, tăng so với trước CPH là 644,37%.
+Tổng công suất các trạm xử lý nước thải bình quân 1 DN cũng tăng rất mạnh so với trước khi CPH:
- Trước CPH là 9.667m3/ngày-đêm.
- Sau CPH: Giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 6/2017đạt 28.208 m3/ngày-đêm, tăng so với trước CPH là 191,8%.
2.3.Tình hình tài chính được cải thiện, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng so với trước CPH:
- Doanh thu bình quân 1 DN tăng mạnh so với trước khi CPH:
- Trước CPH là 122,517 tỷ đồng/năm.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 144,497 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 17,94%.
+ Năm 2016 đạt 158,928 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 29,72%.
+ Ước năm 2017 đạt 176,525 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 44,08%.
- Tổng lợi nhuận trước thuế bình quân 1 DN đạt mức tăng khá so với trước khi CPH:
- Trước CPH là 12,654 tỷ đồng/năm.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 15,978 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 26,27%.
+ Năm 2016 đạt 19,369 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 53,07%.
+ Ước năm 2017 đạt 18,078 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 42,87%.
+Tổng các khoản nộp Ngân sách Nhà nước bình quân 1 DN cũng tăng khá so
với trước khi CPH:
- Trước CPH là 9,5 tỷ đồng/năm.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 12,67 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 33,37%.
+ Năm 2016 đạt 13,262 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 39,6%.
+ Ước năm 2017 đạt 11,823 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 24,51%.

                                                                Ảnh minh họa

 2.4.Thu nhập của người lao động ngày càng tăng lên, đời sống của người lao động được cải thiện cả về vật chất và tinh thần:
- Sau CPH, không có tình trạng lao động bị thất nghiệp, thu nhập bình quân của người lao động tăng cao hơn so với trước khi các DN thực hiện CPH:
- Trước CPH thu nhập bình quân là 6.148 nghìn đồng/người-tháng.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 6.937nghìn đồng/người-tháng, tăng so với trước CPH là 12,83%.
+ Năm 2016 đạt 7.379 nghìn đồng/người-tháng, tăng so với trước CPH là 20,02%.
+ Ước năm 2017 đạt 7.692 nghìn đồng/người-tháng, tăng so với trước CPH là 25,11%
+Sau CPH, tổng quỹ lương bình quân 1 DN cũng tăng cao hơn khá nhiều so với trước khi CPH:
- Trước CPH tồng quỹ lương bình quân 1 DN là 29,526 tỷ đồng/năm.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 33,431 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 13,23%.
+ Năm 2016 đạt 37,374 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 26,58%.
+ Ước năm 2017 đạt 37,427 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 26,76%.

+Sau CPH, tổng tiền bảo hiểm đã nộp bình quân 1 DN cũng tăng cao hơn khá nhiều so với trước khi CPH:
- Trước CPH tồng tiền bảo hiểm đã nộp bình quân 1 DN là 3,717 tỷ đồng/năm.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 4,35 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 17,03%.
+ Năm 2016 đạt 5,762 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 55,03%.
+ Ước năm 2017 đạt 6,544 tỷ đồng, tăng so với trước CPH là 76,05%.
+Số lao động được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn bình quân 1 DN cũng tăng hơn so với trước khi các DN thực hiện CPH:
- Trước CPH số lao động được đào tạo bình quân 1 DN là 121,68 người/năm.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 127,15 người, tăng so với trước CPH là 4,48%.
+ Năm 2016 đạt 121,57 người, giảm so với trước CPH là 0,11%.
+ Ước năm 2017 đạt 156,50 người, tăng so với trước CPH là 28,59%.
+Chi phí đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của lao động bình quân 1 DN
cũng tăng khá mạnh so với trước khi các DN thực hiện CPH:
- Trước CPH chi phí đào tạo bình quân 1 DN là 116,51triệu đồng/năm.
- Sau CPH: + Năm 2015 đạt 154,48triệu đồng, tăng so với trước CPH là 32,6%.
+ Năm 2016 đạt 165,51triệu đồng, tăng so với trước CPH là 42,07%.
+ Ước năm 2017 đạt 179,82triệu đồng, tăng so với trước CPH là 54,35%.

3/ Những bài học kinh nghiệp để CPH các DN cấp thoát nước thành công:

Thứ nhất: Lãnh đạo các DN phải thông suốt chủ trương của Chính phủ, phải có quyết tâm, không chần chừ, do dự. Tích cực tuyên truyền, giải thích, thuyết phục người lao động để tạo ra sự đồng thuận chung trong toàn DN.
Thứ hai: Phải có sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền các cấp trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ các DN trong quá trình CPH.
Thứ ba: Phải công khai, minh bạch các thông tin về tài chính, phương án sản xuất - kinh doanh, quản trị DN, thu hút đầu tư, chính sách phân phối lợi nhuận, chính sách với người lao động...

III. Những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện CPH.

Thứ nhất: Quy định tiêu chí lựa chọn nhà thầu đối với các DN cấp thoát nước áp dụng như lĩnh vực khác là chưa hợp lý, bởi vì, do chọn tiêu chí đầu tiên là phải “có năng lực tài chính” mà không phải là nhà đầu tư cùng ngành cấp thoát nước; cộng với sức hấp dẫn về lợi ích kinh tế chưa cao nên dẫn đến nhiều trường hợp không tìm được nhà đầu tư chiến lược, có DN tìm được
nhà đầu tư chiến lược lại không liên quan đến ngành cấp thoát nước. Mặt khác, chưa có các chế tài để xử lý các vi phạm của nhà đầu tư chiến lược khi họ không thực hiện các cam kết của mình đối với DN sau CPH; Vì vậy, đã xuất hiện tình trạng nhà đầu tư chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận thu được, ít quan tâm tới việc đầu tư nâng cấp hệ thống, mở rộng mạng lưới cấp thoát nước đến những vùng, khu vực mang lại lợi nhuận thấp.
Trong số 38 DN đã CPH gửi phiếu trả lời khảo sát thì:
- Số DN không có cổ đông chiến lược là 22 DN (chiếm 58%).
- Số DN có cổ đông chiến lược là 16 DN (chiếm 42%). Trong đó:
+ Cổ đông chiến lược có liên quan ngành cấp thoát nước là 12 DN (chiếm 32%).
+ Cổ đông chiến lược không liên quan ngành cấp thoát nước là 4 DN (chiếm 10%).
Thứ hai: Quy định giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược ở lĩnh vực cấp thoát nước áp dụng như các lĩnh vực khác, theo hình thức thỏa thuận trước khi đấu giá công khai của các nhà đầu tư thông thường khác là không hợp lý, thiếu minh bạch, dễ dẫn đến hiện tượng “móc ngoặc”, phát sinh tiêu cực trong mua bán cổ phần.
Thứ ba: Quy định 3 phương pháp bán cổ phần lần đầu (đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành và thỏa thuận trực tiếp) là đúng, song chưa đủ, chưa tạo được tính đa dạng hơn trong mua bán… để giúp các DN bán cổ phần thuận lợi hơn.
Thứ tư: - Đối với tỷ lệ cổ phần do Nhà nước nắm giữ:
Đại đa số các DN được khảo sát đều đánh giá cổ phần Nhà nước nắm giữ hiện nay là cao (chiếm 87%), lý do chính là khó bán cổ phần; chỉ có 10% số DN cho là hợp lý, 3% số DN cho là thấp.
- Đối với tỷ lệ cổ phần do cán bộ, công nhân viên nắm giữ:
+ Đa số các DN được khảo sát đều cho rằng tỷ lệ này là thấp (chiếm 81%); chỉ có 16% số DN cho là hợp lý, 3% số DN cho là cao.
+ Số DN đề nghị tăng tỷ lệ cổ phần bán cho cán bộ, công nhân viên từ 15% trở lên so với tổng số cổ phần phát hành là 29% số DN.
Thứ năm: Việc quy định đánh giá lại giá trị tài sản hiện có áp theo tỷ lệ 20% - 30% so với tài sản mới để xác định giá trị DN: Đối với tài sản cố định, công cụ lao động đã hết thời gian khấu hao, thu hồi đủ giá trị được sử dụng tiếp; đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà cửa, vật kiến trúc…là không phù hợp với nguyên tắc thị trường và ngành nước – một ngành mà nhiều tài sản được hình thành từ rất lâu, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau, ở những thời điểm khác nhau và nằm chìm dưới lòng đất… Việc chứng minh nguồn gốc tài sản, giá trị còn lại của tài sản có nhiều khó khăn – vì thế đã góp phần làm cho giá trị DN cao (thậm chí là ảo ở 1 số trường hợp), cao hơn giá trị sổ sách khoảng 20% - 30%.
Thứ sáu: Quy định mức chi phí CPH là cứng nhắc, không phù hợp với điều kiện, quy mô của các DN khác nhau. Do đó, các DN rất khó triển khai.
Thứ bảy: Việc xác định giá trị DN còn bất cập, cụ thể:
- Về phương pháp xác định giá:
Theo thông lệ quốc tế thì xác định giá trị DN có nhiều phương pháp, nhưng phổ biến hiện nay các nước đang áp dụng 5 phương pháp, đó là: Phương pháp giá trị tài sản thuần; phương pháp chiết khấu dòng cổ tức; phương pháp chiết khấu lợi nhuận; phương pháp dòng tiền chiết khấu; phương pháp tỷ số: Giá/thu nhập (P/E). Trong khi đó ở nước ta cho phép áp dụng các phương pháp là phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế. Nhưng mới chỉ hướng dẫn cụ thể 2 phương pháp:
Tài sản và dòng tiền chiết khấu, còn các phương pháp khác là phương pháp nào?Theo thông lệ quốc tế của quốc gia nào? Tổ chức nào trên thế giới?... thì lại chưa được hướng dẫn cụ thể để bảo đảm chặt chẽ về tính pháp lý, ngăn ngừa rủi ro trong quá trình xác định giá trị DN, tránh thất thoát vốn Nhà nước.
Thực tế khi xác định giá trị DN, các đơn vị tư vấn chỉ áp dụng phương pháp tài sản là chủ yếu, mà không áp dụng các phương pháp khác để kiểm chứng. Tuy phương pháp tài sản là phương pháp dễ hiểu, dễ áp dụng và nó chứng minh được giá trị tài sản là một lượng tài sản có thực. Nhưng nó cũng bộc lộ những khiếm khuyết đo định giá DN “trong trạng thái tĩnh”, ít chú ý đến
việc nó còn có thể phát triển, hoàn thiện trong tương lai… nên nhiều trường hợp không phản ánh sát thực tế, bỏ qua giá trị vô hình không được hạch toán trên sổ sách kế toán, dẫn đến giảm giá trị tài sản được đánh giá, làm “méo mó” giá trị DN, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi Nhà nước.
- Một số nội dung hướng dẫn về xác định giá trị DN còn chưa hợp lý, cụ thể:
+ Quy định tính giá trị lợi thế kinh doanh bao gồm giá trị thương hiệu và giá trị tiềm năng phát triển; trong đó giá trị thương hiệu áp dụng theo cách tính cộng dồn các chi phí quá khứ xây dựng thương hiệu nhưng lại không tính đến yếu tố thời gian của tiền, cũng như khả năng mua bán thương hiệu trên thị trường. Đây là điểm chưa hợp lý bởi vì trên thực tế không nhất thiết cứ bỏ ra 1 đồng chi phí tạo thương hiệu thì giá trị thương hiệu phải được 1 đồng, mà khi đưa ra thị trường thì giá trị thương hiệu sẽ được mua, bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tạo ra nó.
+ Giá trị tiềm năng phát triển được đánh giá trên cơ sở tương quan giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn Nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị DN với lãi suất trái phiếu Chính phủ mà không phải lợi nhuận sau thuế dự kiến thu được sau CPH. Điều này sẽ dẫn tới hệ quả là chưa tính đúng, tính đủ các cơ hội và tiềm năng phát triển của DN trong tương lai như: Yếu tố vị trí thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, các tiềm năng, nguồn lực phát triển của DN, bí quyết kinh doanh, đặc quyền kinh doanh của DN…
Thứ tám: Giá tiêu thụ nước sạch, giá dịch vụ thoát nước ở nhiều DN chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ và có mức lợi nhuận hợp lý (nhiều địa phương còn không tính đủ cả khấu hao tài sản…). Vì vậy, nguồn lực tài chính của những DN này gặp khó khăn.
Đây cũng chính là nguồn gốc tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, dẫn đến sự không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi xem xét đầu tư vốn vào những DN đó.
Thứ chín: Hiệu quả sản xuất – kinh doanh của các DN sau CPH đã được cải thiện:
Tuy nhiên, các hệ số về khả năng thanh toán chưa an toàn; tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản… chưa chuyển biến mạnh
Thứ mười: Nước nói chung, nước sạch sinh hoạt nói riêng là loại hàng hóa tối cần thiết cho cuộc sống của con người, nhưng hiện còn thiếu cơ chế kiểm soát, không đủ chế tài ràng buộc của chính quyền đô thị đối với những DN mà Nhà nước đã thoái vốn 100%, những DN mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối nên đã tiềm ẩn nguy cơ rủi ro: ảnh hưởng nguồn cung, đe
dọa chủ trương cấp nước an toàn, đảm bảo chất lượng… (Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch có quy định chính quyền đô thị phải có thỏa thuận với các DN cấp nước về sản xuất và cung ứng nước sạch, nhưng chỉ có khoảng 10 tỉnh/thành phố thực hiện…).
Có không ít DN băn khoăn lo lắng cho rằng: Với chủ trương thoái vốn Nhà nước 100%, Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối đối với các DN cấp nước… Nhà nước và người dùng nước sẽ không chỉ khó kiểm soát an ninh, an toàn cấp nước (đặc biệt là chất lượng nước), mà còn bán mất một đặc quyền kinh doanh sẽ tiếp tục được thu lợi trong nhiều năm sau như: Giá trị lợi thế, hệ thống khách hàng thuyền thống đã dày công xây dựng trong nhiều năm…
Thứ mười một: Còn khá nhiều DN sau CPH chưa thực hiện niêm yết cổ phiếu của DN lên sở giao dịch chứng khoán:
Trong số 38 DN đã CPH gửi phiếu trả lời khảo sát thì:
- Số DN chưa niêm yết là 25 (chiếm 66%).
- Số DN đã niêm yết là 13 (chiếm 34%).

(Nguồn số liệu: VWSA)


(Kỳ 2: Một số kiến nghị để tiếp tục thực hiện CPH trong thời gian tới)

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo cổ phần hóa ngành Nước - Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xây dựng, phát triển TOD theo mô hình 3 cấp độ
3 cấp độ xây dựng, phát triển mô hình TOD gồm cấp vùng, cấp đô thị và cấp điểm. Nguyên tắc quy hoạch dựa trên trục xương sống là đường sắt đô thị và ưu tiên thúc đẩy đi bộ.
Hướng đến nền nông nghiệp đô thị, sinh thái
Với định hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị, sinh thái gắn với du lịch, ngành Nông nghiệp Hà Nội không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà phải là nền nông nghiệp của thị trường với hệ thống kinh doanh số hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.