Thứ ba, 19/03/2024 17:23 (GMT+7)

Phá rừng là tự đào huyệt để chôn mình

MTĐT -  Thứ tư, 01/11/2017 18:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trên thế giới rừng rất nhiều, nó là kho báu màu xanh to lớn của thiên nhiên. Rừng là quê hương của loài người.

Tổ tiên xa xưa của loài người - loài vượn ban đầu phát triển từ đây. Ngày nay rừng xanh vẫn phục vụ con người một cách vô tư.

Từ góc độ sinh thái và môi trường mà xét, rừng là lá phổi của quả đất, là nòng cốt cân bằng sinh thái.

Thông qua tác dụng quang hợp, rừng xanh duy trì sự cân bằng giữa khí cacboníc và khí ôxi trong không khí. Ngoài ra rừng còn có nhiều chức năng khác. 

Nếu không có rừng thì ước khoảng 4,5 triệu loài vật trên quả đất bị tiêu diệt, lũ lụt lan tràn, sa mạc không ngừng mở rộng, môi trường sinh sống của con người sẽ vô cùng tồi tệ. Ảnh TL

 Rừng có thể lưu chứa nguồn nước, cản trở nước xói mòn đất. Theo tính toán, rừng so với diện tích không rừng, mỗi mẫu (1 mẫu bằng 667,7 m2) có thể chứa 20m3 nước. Lượng nước 10 vạn mẫu rừng chứa tương đương với lượng nước của một hồ nước cỡ vừa hoặc nhỏ, tức là 20 triệu m3. Rừng còn là “điều độ viên” về nước. Mùa mưa, rừng có thể phân tán nước lũ, làm đỉnh lũ xuất hiện chậm. Mùa khô rừng giữ cho lưu lượng nước sông vẫn bình thường.

Rừng có thể điều tiết khí hậu, ngăn gió, chắn cát. Diện tích rừng lớn có thể làm thay đổi bức xạ ánh nắng mặt trời và tình trạng lưu thông của không khí.

Trong rừng các tán cây lớn và thân cây cản làm giảm tốc độ gió. Mỗi ha rừng một năm có thể bốc hơi 8 tấn nước, khiến cho không khí trong rừng mát mẻ, có tác dụng điểu hoà khí hậu.

Rừng còn là nơi khử ô nhiễm và làm sạch môi trường. Rừng giống như máy hút bụi thiên nhiên. 15 mẫu rừng một năm có thể hút 36 tấn bụi. Trong rừng rất nhiều loại cây có thể khử ô nhiễm môi trường.

Những cây như đinh hương, cây phong, cây tượng, cây thông đuôi ngựa, v.v. đều hấp thụ khí sunfuro và khí clo là những loại khí rất độc. Rừng thông còn có thể tiết ra những chất keo giết chết các loài vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, kiết lỵ, lao phổi, có tác dụng làm trong sạch môi trường.

Rừng là kho gen khổng lồ, nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong vành sinh vật. Trong rừng thực, động vật, vi sinh vật có rất nhiều, chủng loài vô cùng phong phú. Theo tính toán, trên quả đất có khoảng 10 -30 triệu chủng loài. Các chủng loài sinh sống trong rừng nhiệt đới và á nhiệt đới có đến 4 - 8 triệu loài.

Nếu không có rừng thì ước khoảng 4,5 triệu loài vật trên quả đất bị tiêu diệt, lũ lụt lan tràn, sa mạc không ngừng mở rộng, môi trường sinh sống của con người sẽ vô cùng tồi tệ.

Hiện nay ngăn chặn chặt phá rừng, bảo vệ cân bằng sinh thái là nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta. Chỉ có bảo vệ rừng tốt thì quả đất của chúng ta mới có thể ngày càng tốt đẹp [1].

Thiên tai là các thảm họa môi trường do “ông Trời" giáng họa: lụt bão, hạn hán, trượt lở đất, động đất, phun trào núi lửa, sóng thần,...

Tuy nhiên, thiệt hại do thiên tai gây ra có phần trách nhiệm của con người. Có một quy luật chung là những vùng hay có thiên tai thường là những vùng nghèo, là những trung tâm bùng phát các luồng di cư đến các vùng khác. Những vùng bị thiên tai nếu không được kiểm soát tốt, dễ kéo theo nạn đói và dịch bệnh làm cho cuộc sống của cộng đồng không ồn định. Thiên tai diện rộng thường tàn phá nặng nề và toàn diện nhất.

Bởi lẽ, cứu trợ và tái thiết sau thiên tai thường tiêu hao phần lớn nguồn lực dành cho phát triển địa phương. Thiên tai thường kéo theo cảnh mất nơi cư trú hoặc cư trú không an toàn, cùng với nạn đói và dịch bệnh bùng phát... tất cả những điều đó làm giảm các chức năng cơ bản của môi trường sống.

Phát triển tại các vùng thiên tai cần tiềm năng lớn của cộng động và xã hội, rất tiếc là ở các nước đang phát triển, nguôn tiềm năng này lại thường bị thiếu hụt đặc biệt trong các lĩnh vực.

Phát triển, quy hoạch, quản lý nhà nước về thủy điện và những hệ lụy của thủy điện ở nước ta cũng đã được bàn luận, phân tích rõ tại hội thảo. Các chuyên gia của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam đều khẳng định: Phát triển thủy điện hiện nay còn nhiều bất cập từ quy hoạch chiến lược, công nghệ, quản lý kém về mặt luật quản lý.

Hình ảnh khu rừng trăm tuổi ở Mỹ luôn được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Ảnh: Xuân Thụ

Theo GS.TS Vũ Trọng Hồng cho biết: “Năng lượng là cần thiết nhưng chúng ta đang có rất nhiều khuyết điểm và sai lầm trong quá trình phát triển. Thủy điện ở Việt Nam phát triển quá nhanh. Trong khi đó năng lượng về nước đã gần hết, nguồn nước không còn nữa”.

Hiện cả nước có trên 800 công trình thủy điện vừa và nhỏ, trong khi các dòng sông lớn nhỏ đã bị chặn hết dòng, trở thành các dòng sông chết. Tình trạng trên đặc biệt diễn ra trầm trọng tại miền Trung.

Việc tư nhân hóa dự án hiện đang rất nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn đến việc thủy điện phát triển ồ ạt. “Hình thức đầu tư BOT cho công trình thủy điện quốc tế đã cấm nhưng ở Việt Nam thì không” - ông Hồng nói.

Theo TS. Đào Trọng Hưng, thành viên Ban tư vấn VRN, thủy điện đang tàn phá rừng trầm trọng. Để có 1 MW điện thì mất 16 ha rừng.

Tôi gọi: có những dự án phá rừng mang tên thủy điện. Thủy điện nhỏ nhưng mất rừng không nhỏ”, ông Hưng nói.

Còn theo TS Đào Trọng Từ, thành viên Ban tư vấn VRN: Việc thu phí tài nguyên môi trường rừng hiện nay đối với các công trình thủy điện cũng chỉ là hình thức “đánh đổi” giữa lợi ích kinh tế trước mắt và tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản mà thôi. Các công  trình thủy điện làm xong không bao giờ khôi phục rừng. [1]

Báo Tiền phong ngày 1/11/2017 đưa tin nhiều năm qua, các Công ty lâm nghiệp Đắk Nông giao khoán hàng nghìn hécta đất rừng theo Nghị định 135/2005/NĐ- CP của Thủ tướng Chính phủ, nhưng lại giao sai đối tượng cho... hàng trăm cán bộ, biến những vùng rừng tự nhiên quý giá thành đất rẫy, vườn nhà, khiến dân chúng bất bình. Nhiều kẻ cơ hội tranh thủ thời cơ, phú rừng ồ ạt.

Ngoài việc buông lỏng quản lý để các Công ty lâm nghiệp giao đất rừng sai đối tượng cho nhiều cán bộ, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông còn cho phép nhiều đơn vị chuyển đổi mục dích trồng rùng sang trồng cao su, dẫn đến mất hàng nghìn hecta rùng tự nhiên. Hậu quả nghiêm trọng của nhũng vi phạm này buộc Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc xử lý.

Liên tiếp lũ lụt tang thương diễn ra khắp nơi có nguyên nhân phá rừng, ngay lập túc Thủ tướng đăng đàn chỉ đạo vẻ quản lý và bảo vệ rùng. Thế nhưng, sát Thủ đô như tỉnh Vĩnh Phúc vẫn muốn chuyển rừng phòng hộ trên núi Tam Đảo làm nghĩa trang...

Ban chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Nông đã sử dụng 135.8 ha rừng tự nhiên để xây dựng khu diễn tập phòng thủ (Báo TP 18/10/2017).

Thống kê thiệt hại bão lũ gây ra tại miền Trung giai đoạn 1964 – 2009.

- Năm 1964, hai con bão liên tiếp Iris và Joan đổ bộ vào Phú Yên và Bình Định làm chết hơn 7.000 người.

- Năm 1985 cơn bão Cecil cấp 12 đổ bộ vào Quảng Trị - Thừa Thiên Huế gây chết hơn 800 người ở vùng phá Tam Giang.

- Năm 1989 ba trận bão cấp 12 đổ bộ liên tiếp vào Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh làm chết 484 người.

- Năm 1996 có 4 cơn bão và 11 trận lũ đổ vào khu vực miền trung đã làm chết 1.028 người.

- Năm 1999 là năm được xem là kỷ lục ở miền trung về lũ lụt làm chết trên 1.000 người chết, 52.000 ngôi nhà bị trôi, thiệt hại hơn 5.400 tỷ đồng.

- Năm 2006 bão Chanchu đã làm chết và mất tích 268 ngư dân. Cơn bão Xangsane làm 76 người chết và 9 đợt lũ quét làm 77 người chết và mất tích.

- Năm 2009 bão Ketsana và Mỉinae kết hợp với lũ đặc biệt lớn làm gần 300 người chết và mất tích. [2]

Ngày 14/10/2016, cơn bão số 7 đã gây nên bão lụt lớn ở 4 tỉnh miền Trung. Trong lúc đó các thuỷ điện lại xả lũ làm cho người dân đã khốn khổ, lại càng thêm điêu đứng.

Thông tin từ Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cho biết đến tối 16/10/2016 mua lũ ở các tỉnh miền Trung đã có 24 người chết, trong đó Quảng Bình có 18 người, Hà Tĩnh có 3 người, Nghệ An có 2 người và Thừa Thiên Huế có 1 người. 9 người khác mất tích, riêng Quảng Bình có 7 người, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế mỗi tỉnh có 1 người mất tích. Ngoài ra, mưa lũ cũng làm 18 người bị thương, 20 tàu - thuyền bị chìm; 1 tàu mất tích. Thống kê tại các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế, mưa lũ gây lũ lụt, úng ngập là hư hỏng 100.383 ngôi nhà bị hư hỏng; ngập úng 1.598 ha lúa và trên 9.480 ha hoa màu; trên 3000 ha nuôi trồng thuỷ hải sản”.

Mưa dồn dập khiến lũ trên các sông ở Hà Tĩnh đang lên nhanh. Mực nước lúc 4h ngày 10/10/2017 trên sông Ngàn Sâu tại Chu Lễ đặt: 11,56m, dưới báo động hai 0,44m tại Hòa Duyệt: 7,24m; Sông Ngàn Phố tại Sơn Diệm 9,25m; Sông La tại Linh Cảm 2,92m. Ông Lê Quang Hồ - Trưởng Phòng NN và PTNT huyện Hương Sơn cho biết: Nước lũ đã ngập Cầu Tràn đoạn qua xã Sơn Giang và thị trấn Phố Châu. Quốc lộ 8A đoạn qua thôn Kim cương 2 bị ngập sâu đến lm, chiều dài hơn 200m. Khu Công nghiệp Đại Kim, xã Sơn Kim bị lũ bao vây. Quốc lộ 15B nước trắng xóa. Một chiếc xe tải mạo hiểm lưu thông trên quốc lộ, đến đoạn qua xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc thì bị nước lũ cuốn trôi, tài xế kịp thoát ra ngoài. Tại thành phố Hà Tĩnh, giao thông trên nhiều tuyến đường bị tê liệt.

Tại huyện Hương Khê, quan trắc của các trạm đo mưa trong lòng hồ cho thấy lượng mưa lớn khiến mực nước gần đạt đỉnh. Một diễn biến khác, do nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến đập Cố Châu (dung tích gần 3.000m3) thuộc xã Gia Hanh, huyện Can Lộc bị vỡ 2 điểm. 

Chúng ta cần thiết phát triển du lịch nhưng chuyển mục đích rừng phải được xem xét kỹ và được duyệt chặt chẽ chứ không phải có dự án du lịch, làm sângolflà phá rừng”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói.

Hiện nay trên thế giới có 3 thái độ đối với thiên nhiên là: Đạo lý phát triển cho rằng thiên nhiên là để cho con người sử dụng vào các mục đích của họ,đạo lý duy trì cho rằng thiên nhiên vốn có một giá tự thân, không nên động tới và đạo lý bảo tồn thiên nhiên nhìn nhận rằng chúng ta sẽ sử dụng thiên nhiên nhưng sử dụng cách nào để cho thiên nhiên vẫn tồn tại bền lâu”. (Eldon.D Enger).

- Phát triển không chỉ tăng trưởng kinh tế, mà còn là phát triển xã hội công bằng và tiến bộ.

- Tăng trưởng không tự nó giải quyết được tất cả các vấn đề xã hội và không tự nó dẫn đến tiến bộ xã hội.

- Thế giới hiện đại không chỉ là kinh tế thị trường mà còn cao hơn, đó là tiến bộ xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

- Trung tâm của phát triển là phát triển con người (đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển; phát triển của con người, do con người và vì con người).

- Tập trung đầu tư giải quyết dứt điểm về cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, trước hết là thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm xá, đường dân sinh, điện, nước sinh hoạt, trung tâm cụm, xã...

- Có chính sách, cơ chế khuyến khích việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thích hợp đến xã nghèo, người nghèo để phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo để họ không phá rừng.

- Cung cấp các dịch vụ xã hội, nhất là dịch vụ cơ bản (giáo dục, y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình, nước sạch...), trực tiếp, thuận lợi, có chất lượng cho người nghèo, nhất là đồng bào dân tộc, phụ nữ.

- Thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội, phòng chống thiên tai, giảm rủi ro cho nhóm yếu thế. Cấm phá rừng, đóng cửa rừng như Thủ tướng đã ra lệnh.

- Tăng cường lồng ghép các nỗ lực thích ứng với sự biến đổi hậu và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

    - Phải bảo vệ rừng, tăng cường các công trình xanh để bảo vệ môi trường.

Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy rằng có nhiều biện pháp đối phó với vấn đề BĐKH. Nhưng lựa chọn trước tiên đó chính là cần phải lồng ghép vấn đề BĐKH. Đặc biệt là các nỗ lực thích ứng vào quá trình lập kế hoạch như quá trình xây dựng chiến lược xoá đói giảm nghèo. Chiến lược phát triển bền vững. Sự lồng ghép này phải hướng tới người nghèo, giúp họ giảm thiểu được những tác hại do BĐKH, duy trì được sinh kế, gia tăng được thu nhập phát triển bền vững. 

PGS. TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, “An ninh môi trường”, NXB Thông tin truyền thông 2012.

  1. Hội BVTNMT Việt Nam, Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh - “An ninh môi trường cho phát triển bền vững”.
Bạn đang đọc bài viết Phá rừng là tự đào huyệt để chôn mình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xây dựng, phát triển TOD theo mô hình 3 cấp độ
3 cấp độ xây dựng, phát triển mô hình TOD gồm cấp vùng, cấp đô thị và cấp điểm. Nguyên tắc quy hoạch dựa trên trục xương sống là đường sắt đô thị và ưu tiên thúc đẩy đi bộ.
Hướng đến nền nông nghiệp đô thị, sinh thái
Với định hướng xây dựng nền nông nghiệp đô thị, sinh thái gắn với du lịch, ngành Nông nghiệp Hà Nội không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà phải là nền nông nghiệp của thị trường với hệ thống kinh doanh số hiện đại, đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Bài thơ: Im lặng để mất nhau
Anh im lặng , em cũng sẽ lặng im////Dù con tim hình bóng anh khuất lấp///Niềm nhớ thương dành cho anh duy nhất///Cũng im lìm chẳng nhắn gọi anh đâu...