Thứ sáu, 29/03/2024 14:10 (GMT+7)

Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ sáu, 05/06/2020 17:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp mà loài người quyết tâm dùng “kỹ thuật tự nhiên” để tạo nên loại đất “khỏe hơn”, sản xuất ra “loại thực phẩm sạch”.

I. KHÁI QUÁT

Nền nông nghiệp hữu cơ lấy các “sản phẩm phụ” của nông nghiệp và chất thải của các sinh vật làm phân bón, thực hiện một nền sản xuất nông nghiệp vừa có thể bảo vệ độ phì của đất, vừa có thể bảo vệ sản lượng nông sản. Nền nông nghiệp hữu cơ dùng phân hữu cơ và các rơm rác, phân xanh, phân của gia súc, gia cầm để sản xuất. Không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật mà dựa vào những sinh vật trong hệ thống sinh thái tự nhiên để khống chế các loài sâu bệnh.

Các nhà khoa học còn phát hiện, trồng xen kẽ các loại đậu, loại cây hạt nhỏ với ngô và đậu đũa để hỗ trợ lẫn nhau thì có thể hạn chế cỏ dại, khiến cho đất đai ít bị xâm thực, cải thiện kết cấu đất.

Vì nền nông nghiệp hữu cơ không gây ô nhiễm cho môi trường, cho nên mấy năm gần đây ngày càng được nhiều nước coi trọng và ứng dung. Với sự thúc đẩy của các nông trường hữu cơ này rất nhiều thực phẩm xanh không bị ô nhiễm, những bánh kem, bánh bao và bích quy dùng nguyên liệu là thực phẩm hữu cơ làm nên và những loại rượu dùng men nho hữu cơ sản xuất. Sữa của các nông trường hữu cơ sẽ được chế biến thành phomat…

Nông nghiệp hữu cơ là nền nông nghiệp mà loài người quyết tâm dùng “kỹ thuật tự nhiên” để tạo nên loại đất “khỏe hơn”, sản xuất ra “loại thực phẩm sạch”. Nhưng nền nông nghiệp hữu cơ được có một số nhược điểm như chưa lợi dụng đầy đủ các nguyên lý sinh thái học để tiến hành sản xuất, hiệu suất năng lượng của nó của thấp, còn chờ tiếp tục được cải tiến, nâng cao.

II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam mang tính chất sản xuất tự nhiên, truyền thống lâu đời của con người, đặc biệt là không có tác dộng của hóa chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, nhất là trong nghiên cứu, triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm nông sản Việt Nam kém cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã nhiều loại sản phẩm chưa đạt vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay trên thị trường nội địa, người tiêu dùng không thể phân biệt được sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm không an toàn, sự không minh bạch của sản phẩm không an toàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của mọi người.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam năm 2010, diện tích nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam có 21.300ha (2% diện tích đất nông nghiệp), bao gồm cả nuôi trồng thủy sản (7.000 ha) và thu hoạch hoang dã 1.300ha. Theo PGS.TS Dương Văn Chín - Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long: “Phong trào nông nghiệp hữu cơ đang phát triển và có chỗ đứng nhất định trong nền nông nghiệp thế giới. Một bộ phận người tiêu dùng có xu hướng chọn sản phẩm từ nền nông nghiệp hữu cơ để sử dụng mặc dù các loại nông sản hữu cơ có giá bán cao hơn rất nhiều so với nông sản canh tác truyền thống”.

Một số tỉnh phía Nam đã và đang triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (điều, khóm, xoài…) để cung cấp cho các nhà nhập khẩu sản phẩm hữu cơ phục vụ thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Tỉnh Cà Mau thực hiện dự án nuôi thủy sản hữu cơ (tôm sú) kết hợp với bảo tồn rừng ngập mặn. Tỉnh An Giang triển khai dự án nuôi cá tra hữu cơ giúp nông dân gia tăng lợi nhuận 15% so với nuôi cá truyền thống. Nổi bật có thể kể đến một số mô hình sản xuất lúa theo quy trình hữu cơ của Công ty CP Thương mại Viễn Phú (Cà Mau). Sản phẩm gạo hữu cơ do Công ty sản xuất là sản phẩm gạo hữu cơ đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á được cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đối với các địa phương khác, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang dần hình thành và mang lại kết quả khả quan, bước đầu thay đổi tập quán canh tác của nông dân.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN & PTNT đang tiến hành xây dựng quy chuẩn mới cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được sản xuất tại Việt Nam, dựa theo tiêu chuẩn quốc tế IFOAM. Bộ NN & PTNT cũng đã có kế hoạch thiết lập một hệ thống giám sát và cấp chứng chỉ chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đạt chuẩn, tuy nhiên lộ trình thời gian và bước đi cho việc thực hiện kế hoạch này vẫn chưa được xác định. Một số công ty tư nhân như Qualiservice, gần đây đã cố gắng nâng cao năng lực dịch vụ để hỗ trợ nông dân được cấp chứng chỉ chất lượng (theo hướng “hữu cơ” hoặc VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt và thủy sản đạt chuẩn.

Năm 2016, Công ty cổ phần NTEA Việt Nam đã được Tổ chức chứng nhận quốc tế Biocert International trao chứng nhận theo tiêu chuẩn IFOAM với tổng diện tích 1.183ha tại vùng nguyên liệu NTEA Farm, thôn Văn Hữu, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, các điều kiện tự nhiên, nguồn đất, nguồn nước và sản phẩm sơ chế, tinh chế của NTEA đã trải qua hàng loạt những kiểm nghiệm nghiêm ngặt và phân tích một cách khoa học theo các tiêu chuẩn quốc tế bởi các chuyên gia đánh giá đại diện cho tổ chức chứng nhận quốc tế Biocert International. Chứng nhận hữu cơ quốc tế IFOAM Accredited Standard cũng là cơ sở pháp lý quan trọng, chứng minh cho những giá trị của các sản phẩm trà hữu cơ NTEA nói riêng và ngành chè Việt Nam nói chung khi tạo được niềm tin với bạn bè quốc tế, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam về sản phẩm trà an toàn, trà sạch.

- Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ): Công ty Trung An là một doanh nghiệp có truyền thống trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh gạo. Công ty chọn áp dụng theo chuẩn hữu cơ của tổ chức IFOAM. Chứng nhận hữu cơ của Trung An được cấp bởi BioCert International (BioCert) cho cánh đồng 76 ha ở Hòn Đất, Kiên Giang. Gạo Trung An được cấp chứng nhận hữu cơ từ năm 2015, là gạo sạch thuần chủng không biến đổi gen trồng theo quy trình khép kín, không dùng thuôc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và phân bón hóa học.

- Công ty TNHH Nông nghiệp Hữu cơ Fabulous (Đà Lạt, Lâm Đồng)

Công ty có trang tại tại thôn Đa Đum, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, chuyên sản xuất và cung cấp các loại rau củ quả cho thị trường phía Nam.

Ngoài ra, rau tươi Đại Ngàn của Công ty TNHH Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc cũng được Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp (thuộc Sỏ Nông nghiệp và PTNT Hà Nội) cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn IFOAM. Tuy nhiên, còn một số vướng mắc liên quan đến chức năng hoạt động của tổ chức chứng nhận này.

III. KỸ THUẬT SẢN XUẤT

1. Trồng trọt hữu cơ

a. Tiêu chuẩn châu Á:

Mục tiêu: Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ đòi hỏi một khoảng thời gian trong đó đất trồng khỏe mạnh, hệ sinh thái bền vừng được thiết lập và chất gây ô nhiễm giảm đi trước khi nó có thể đạt được trạng thái hữu cơ được chứng nhận.

Yêu cầu: Phải có ít nhất 12 tháng quản lý hữu cơ cho hàng năm và 18 tháng đối với các cây lâu năm đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này trước khi sản phẩm cuối cùng có thể được coi là hữu cơ. Thời kỳ chuẩn đổi có thể được kéo dài dựa trên việc xác định và đánh giá các vấn đề và rủi ro liên quan.
Sự miễn trừ đối với yêu cầu này có thể được chấp thuận nếu có một bàn ghi có thể kiểm chứng việc sử dụng không thường xuyên các hoạt động nông nghiệp truyền thống mà không sử dụng các vật đầu vào hoặc vacxin không được phép.

Bắt đầu giai đoạn chuyển đổi được tính từ ngày bắt đầu quản lý hữu cơ.

Các loại cây trồng và giống phù hợp được trồng phù hợp với điều kiện địa phương (điều kiện trồng trọt và thị trường). Tính toàn vẹn hữu cơ của cây trồng được duy trì trong sản xuất.

Khuyến khích bảo vệ tính toàn vẹn di truyền của các giống và các kiểu sinh thái truyền thống. Sử dụng các giống địa phương hay giống bản địa được khuyến khích trong khi cấm sử dụng các giống GMO.

Sản xuất cây trồng hữu cơ sử dụng hạt giống và vật liệu trồng từ các hệ thống nông nghiệp hữu cơ trừ khi hạt giống và vật liệu đó không có.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường là mục tiêu hướng tới trong tương lai. Nông nghiệp hữu cơ khai thác tổng hợp tất cả các yếu tố tự nhiên sẵn có của khu vực sản xuất.

Độ phì sẵn có của đất là yếu tố cơ bản của hệ thống trồng trọt.

Sử dụng các nguồn gen, giống cây trồng địa phương là chính để phát huy tính thích nghi, thích hợp và ổn định của nông nghiệp bền vững.

Khai thác hợp lý nguồn nước, thời vụ gieo trồng và các nguồn phân hữu cơ.

Hệ thống luân canh cây trồng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng cây họ đậu và cây lúa và để cho đất nghỉ.

Không phải bắt buộc luân canh lúa hàng năm, vì việc canh tác lúa gạo liên tục không gây ra thiệt hại đáng kể.

Hạt giống được sử dụng từ nông nghiệp hữu cơ. Nếu không có sẵn, hạt giống thông thường có thể được sử dụng trong vụ sản xuất hữu cơ đầu tiên với điều kiện là không được xử lý hóa học hạt. Nếu, không có sẵn, các biện pháp thích hợp để loại bỏ hóa chất trước khi sử dụng thì sẽ được cơ quan chứng nhận công nhận.

Việc sử dụng phân bón hóa học bị cấm trong canh tác lúa hữu cơ, do đó cơ sở trồng lúa cần chọn vùng đất có độ phì tự nhiên để canh tác. Việc lựa chọn ngay từ đầu như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn về sản lượng và chất lượng. Ngoài ra, cơ sở trồng lúa cần hiểu được việc quản lý đất đai phù hợp và duy trì độ phì của đất để sản xuất lúa hữu cơ bền vững.

Việc phân tích đất nên được thực hiện hàng năm. Điều chỉnh độ pH đất đến 5.5 - 6.5. Trong trường hợp đất chua có độ axit cao, nên bón tro gỗ, đá sét vôi (marl).

Người trồng có thể sử dụng các chất hữu cơ vào ruộng lúa để cải tạo đất thường xuyên. Sử dụng các vật liệu hữu cơ có sẵn ở ruộng và không mang bất kỳ vật liệu hữu cơ nào nhiễm chất hóa học vào ruộng lúa.

Trong trường hợp chỉ trồng một vụ lúa trong khu vực có mưa, sau khi thu hoạch nên giữ rơm rạ trong ruộng lúa làm vật liệu che phủ hoặc cày rơm rạ và đất và gieo trồng các cây họ Đậu.

Có thể sử dụng vi sinh vật hoặc các vật liệu có nguồn gốc thực vật phù hợp để tăng quá trình phân hủy.

Sử dụng phân bón sinh học để làm tăng dinh dưỡng của đất. Đổ dung dịch phân bón sinh học pha loãng cho ngấm vào rơm rạ hoặc vào đất ruộng, cày lướt và để cho phân hủy trong 10 ngày đến 15 ngày trước khi bừa đất để cấy lúa.

Không đốt rơm rạ còn lại, cũng như bất kỳ vật liệu hữu cơ nào khác trong ruộng lúa. Điều này sẽ gây ra sự mất mát của các chất hữu cơ và vi sinh vật có lợi.

Ruộng lúa không được để đất nghỉ trước khi trồng và sau khi thu hoạch lúa. Khu vực này nên trồng các loại cây họ Đậu và các loại cây phân xanh khác.

Trong trường hợp không canh tác liên tục, cần phải cắt và dùng rơm rạ để che phủ ruộng nhằm giảm thiểu xói mòn bề mặt đất, tăng chất hữu cơ và một số chất dinh dưỡng cho cây trồng cho đợt trồng tiếp theo. Đối với ruộng lúa nương cao, nên che phủ đất. Sau khi thu hoạch lúa nên để lại cuống lúa và rơm rạ để che phủ cho đến khi canh tác tiếp theo.

b. Gạo hữu cơ

Khu vực trồng lúa hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

Cơ sở sản xuất phải quy định vùng đệm cụ thể và dễ dàng nhận diện. Chiều cao của cây trồng trong vùng đệm và chiều rộng cụ thể của vùng đệm phụ thuộc vào chiều cao của cây lúa, nguồn gây ô nhiễm cần được xử lý, địa hình của cơ sở và điều kiện khí hậu địa phương. Các cây trồng trong vùng đệm không được chứng nhận la sản phẩm hữu cơ.

Nếu có nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài do nguồn nước thì bên ngoài vùng đệm tạo một bờ đất hoặc rãnh thoát nước triệt để nhằm tránh nước xâm lấn, ô nhiễm vào khu vực sản xuất hữu cơ.

- Chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ:

Giai đoạn chuyển đổi đối với lúa hữu cơ ít nhất là 12 tháng bắt đầu từ ngày ghi nhận việc quản lý sản xuất hữu cơ trong hồ sơ hoặc ngày mà tổ chức chứng nhận chấp nhận đơn đăng ký. Sản phẩm từ thời điểm đó chưa được gọi là lúa gạo hữu cơ.

Thời gian chuyển đổi có thể kéo dài, rút ngắn hoặc bỏ qua khi xem xét lịch sử sử dụng đất và các kết quả phân tích hóa chất và/hoặc dư lượng kim loại nặng trong đất, nước và các sản phẩm lúa gạo hữu cơ.

Thời gian chuyển đổi sau khi rút ngắn không được ít hơn 6 tháng.

- Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học:

Đối với hệ thống canh tác lúa kết hợp với nuôi vịt, phải đảm bảo diện tích tối thiểu 33,3m2/con.

- Chọn giống lúa:

+ Không sử dụng hạt giống biến đổi gen;

+ Ưu tiên sử dụng hạt giống có nguồn gốc hữu cơ;

+ Nếu không có sẵn hạt giống lúa hữu cơ thì sử dụng hạt giống thu được từ cây lúa thông thường sau khi canh tác theo phương thức sản xuất hữu cơ ít nhất một vụ sản xuất với điều kiện không được xử lý hạt giống bằng hóa chất;

- Quản lý đất:

+ Việc sử dụng phân bón hóa học bị cấm trong canh tác lúa hữu cơ, do đó cơ sở trồng lúa cần chọn vùng đất có độ phì tự nhiên để canh tác. Việc lựa chọn ngay từ đầu như vậy sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn về sản lượng và chất lượng. Ngoài ra, cơ sở trồng lúa cần hiểu được việc quản lý đất đai phù hợp và duy trì độ phì của đất để sản xuất lúa hữu cơ bền vững.

+ Cần thực hiện phân tích đất hàng năm. Điều chỉnh pH của đất đến khoảng từ 5,5 - 6,5. Trong trường hợp đất chu có độ axit cao, nên bón tro gỗ, đá sét vôi (marl) hoặc chất thích hợp nêu trong bảng A.1 của Phụ lục A, TCVN 11041-2:2017.

c. Chè hữu cơ

Khu vực trồng chè hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

Cơ sở phải quy định vùng đệm cụ thể và dễ dàng nhận diện, nhằm bảo vệ cây chè khỏi các rủi ro bị hóa chất bay bám và bị rửa trôi từ các vườn bên cạnh vào. Vùng đệm có thể được làm bằng nhiều hình thức, ví dụ bằng hàng rào cây hoặc bằng rãnh mương. Yêu cầu đối với mỗi loại vùng đệm sẽ phụ thuộc vào vị trí của từng vườn chè và phụ thuộc vào phương thức sản xuất mà cơ sở liền kề áp dụng.

Chiều cao của cây trồng trong vùng đệm và chiều rộng cụ thể của vùng đệm phụ thuộc vào chiều cao của cây trồng trong khu vực sản xuất thông thường, nguồn gây ô nhiễm cần được xử lý, địa hình của cơ sở và điều kiện khí hậu địa phương. Cần có khoảng cách ít nhất là 5m giữ các vườn chè hữu cơ và vườn không hữu cơ.

Nếu có nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài do nguồn nước thì bên ngoài vùng đệm tạo một bờ đất hoặc rãnh thoát nước triệt để nhằm tránh nước xâm lấn, ô nhiễm vào khu vực sản xuất hữu cơ.

Việc chuyển đổi sang sản xuất chè hữu cơ trên thực tế cũng phù hợp với TCVN 11041-2:2017 và quy định cua Trung Quốc. Tuy nhiên cũng có một số điểm riêng biệt:

- Giai đoạn chuyển đổi đối với chè hữu cơ ít nhất là 12 tháng bắt đầu từ ngày ghi nhận việc quản lý sản xuất hữu cơ trong hồ sơ hoặc ngày mà tổ chức chứng nhận chấp nhận đơn đăng ký. Sản phẩm từ thời điểm đó chưa được gọi là chè hữu cơ.

- Thời gian chuyển đổi có thể kéo dài, rút ngắn hoặc bỏ qua khi xem xét lịch sử sử dụng đất và các kết quả phân tích hóa chất và/hoặc dư lượng kim loại nặng trong đất, nước và các sản phẩm chè hữu cơ.

+ Giai đoạn chuyển đổi có thể kéo dài trên cơ sở nhận diện và đánh giá các nguy cơ có liên quan. Chè thu hoạch trong vòng 36 tháng sau khi sử dụng chất không nêu trong phụ lục A TCVN 11041-2:2017 đối với đất hoặc đối với cây trồng thì không được ghi nhãn liên quan đến hữu cơ.

+ Giai đoạn chuyển đổi có thể được rút ngắn nếu có bằng chứng về việc không sử dụng các chất cấm làm vật tư, nguyên liệu đầu vào hoặc không cần thực hiện các hoạt động bị cấm. Thời gian chuyển đổi sau khi rút ngắn không được ít hơn 6 tháng.

- Nếu không chuyển đổi đồng thời toàn bộ cơ sở thì phải chia diện tích sản xuất thành từng khu vực nhỏ, trong đó phải phân biệt rõ loại và giống chè cũng như diện tích và biện pháp canh tác giữa khu vực trồng chè hữu cơ với khu vực không sản xuất hữu cơ. Cơ sở có thể mở rộng dần phạm vi trồng chè hữu cơ bằng cách áp dụng tiêu chuẩn này ngay từ khi bắt đầu việc chuyển đổi trên các diện tích thích hợp.

Trong sản xuất hữu cơ, chè hữu cơ không được trộn lẫn với chè không hữu cơ.

2. Chăn nuôi hữu cơ

a. Khu vực sản xuất

Khu vực sản xuất cần được khoanh vùng, có vùng đệm tách biệt với khu vực sản xuất của cơ sở khác không sản xuất hữu cơ, tách biệt với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

Cơ sở chăn nuôi có diện tích chăn thả, diện tích chuồng trại đáp ứng quy định tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ áp dụng và có nơi để chứa, ủ phân, chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

b. Chuyển đổi đồng cỏ hoặc vùng đất dự kiến dùng để trồng cây làm thức ăn chăn nuôi

Nếu chuyển đổi đồng thời vật nuôi và đất đai chỉ dùng cho chăn nuôi trong cùng một cơ sở thì thời kỳ chuyển đổi đối với cả vật nuôi, đồng cỏ và/hoặc đất dùng để chăn thả vật nuôi có thể giảm xuống còn hai năm chỉ trong trường hợp các vật nuôi và con cái của chúng được cho ăn chủ yếu là các sản phẩm từ chính cơ sở đó.

Giai đoạn chuyển đổi có thể được rút ngắn hoặc các điều kiện để chuyển đổi có thể được giảm bớt trong các trường hợp sau:

- Đồng cỏ, nơi chăn thả động vật và các khu vực cho động vật vận động được dùng cho các loài không ăn cỏ;

- Trâu, bò, ngựa, cừu, dê được chăn nuôi quảng canh trong thời kỳ chuyển đổi hoặc đàn bò sữa mới chuyển đổi lần đầu tiên;

- Nếu có sự chuyển đổi đồng thời vật nuôi và đất đai chỉ dùng cho chăn nuôi trong cùng một cơ sở sản xuất, thì thời kỳ chuyển đổi đối với cả vật nuôi, đồng cỏ và/hoặc đất dùng để chăn thả vật nuôi có thể giảm xuống còn hai năm chỉ trong trường hợp các vật nuôi và con cái của chúng được cho ăn chủ yếu là các sản phẩm từ cơ sở sản xuất đó.

c. Thức ăn chăn nuôi

Vật nuôi nên được cung cấp 100% thức ăn hữu cơ.

Trong thời gian chuyển đổi, các sản phẩm vật nuôi sẽ được duy trì trạng thái theo phương pháp hữu cơ bằng cách cung cấp thức ăn, ít nhất là 85% (tính theo chất khô) đối với các loài nhai lịa và 80% (tính theo chất khô) đối với các loài không nhai lại.

Nếu cơ sở chăn nuôi chứng minh được rằng không thể cung cấp cho vật nuôi 100% thức ăn hữu cơ.

3. Sản xuất, chế biến tôm hữu cơ

Những năm gần đây, tại các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm thẻ chân trắng đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Riêng huyện Cần Giờ có khoảng 2.200 ha nuôi tôm tập trung ở các xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp. nuôi tôm theo lối truyền thống gặp nhiều rủi ro, người dân nuôi tôm đang tích cực đầu tư phát triển nghền này theo hướng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao.

Hiện nay, nhiều mô hình nuôi tôm đã sử dụng các trang thiết bị hiện đại như máy cho ăn tự động, hệ thống sục khí ôxi tự động và hệ thống làm sạch ao… đã giảm tới mức thấp nhất các khả năng gây dịch, bệnh. Một số hộ nuôi tôm đã xây dựng hệ thống ao nuôi lót bạt đáy và lưới che trên mặt ao nhằm hạn chế tác động của thời tiết, khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi tôm ao đất bán thâm canh và quảng canh.

Về địa giới của xã Bình Khánh: Tây Nam giáp xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Đông Nam giáp xã Tam Thôn Hiệp; Đông giáp xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai); Nam giáp xã An Thới Đông; Bắc giáp xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, tiếp nối vào nội ô, cách trung tâm TP HCM 15 - 16km, cách trung tâm huyện Cần Giờ khoảng 4 - 5km đường bộ.

Về diện tích: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 4.345,28ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 1.450ha. Địa hình bằng phẳng, đồng bằng phù sa là chủ yếu thuộc lưu vực sông Đồng Nai, với hệ thống sông, rạch chằng chịt, hơn 30 nhánh sông, rạch tạo thành mạng giao thong thủy thuận lợi và mạng đường bộ nối liền trung tâm huyện (gần nhất là trung tâm xã An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp). Người dân Bình Khánh ngoài sản xuất nông nghiệp là chính còn có nghề đánh bắt trên sông, rạch, chăn nuôi gia cầm, nghề thủ công đóng và nuôi trồng thủy sản (tôm, cá).

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Tp. Hồ Chí Minh, tại TP Hồ Chí Minh, tôm thẻ chân trắng hiện được nôi ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè và 4 xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp của huyện Cần Giờ. Trong đó, Cần Giờ hiện có 2.200ha thả nuôi tôm với sản lượng đạt 3.011 tấn, năng suất bình quân 5,8 tấn/ha. Định hướng phát triển và quản lý ngành nuôi thủy sản của UBND TP Hồ Chí Minh đến năm 2025, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ là 2.400ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Nhà Bè là 120ha, sản lượng ước đạt 1.620 tấn.

Trước đó, trong giai đoạn 2011 - 2015, huyện Cần Giờ cũng đã thực hiện quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích hơn 1.200ha, hiện người dân đã đào ao trong khu vực quy hoạch 486ha và đưa vào sản xuất hơn 153ha.

Vị trí địa điểm quy hoạch có vị trí thuận lợi về nguồn nước tốt, có hệ thống thủy lợi đã được đầu tư bước đầu, có nhiều mô hình nuôi thủy sản nên có kinh nghiệm về nôi và quản lý các mô hình nuôi tôm. Do đó, định hướng diện tích đất nuôi trồng thủy sản sẽ không tang, nhưng sẽ sản xuất tôm thẻ chân trắng tập trung, theo hướng công nghiệp, sử dụng kỹ thuật nuôi thâm canh năng suất cao, hiệu quả và bền vững.

Giai đoạn 1: Từ 2010 - 2015: Xây dựng 1.209ha diện tích sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng của bốn xã: Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, An Thới Đông và Bình Khánh thuộc huyện Cần Giờ. Trong đó:

- 93 ha diện tích thuộc xã Tam Thôn Hiệp.

- 450 ha diện tích thuộc xã Lý Nhơn

- 246 ha diện tích thuộc xã Bình Khánh

- 420 ha diện tích thuộc xã An Thới Đông

Giai đoạn 2: Từ 2016 - 2020: Xây dựng 708 ha diện tích sản xuất nuôi tôm thẻ chân trắng của hai xã: Lý Nhơn và An Thới Đông thuộc huyện Cần Giờ.

Theo đánh giá của UBND huyện Cần Giờ, việc triển khai quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng vừa qua tạm thời đáp ứng nhu cầu lấy nước, vận chuyển phục vụ vùng quy hoạch nuôi tôm thẻ và toàn bộ vùng sản xuất của các xã. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng các tuyến đường ngang, đào mới các kênh, xây dựng bờ bao kiểm soát lũ, xây dựng các trạm bơm cấp nước và tiêu nước, trạm điện giai đoạn 2010 - 2015 chưa thực hiện được.

* Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm

Hiện một số hộ nuôi tôm đã ứng dụng các trang thiết bị hiện đại như máy cho ăn tự động, hệ thống cung cấp oxy tự động và hệ thống vệ sinh đất ao nuôi đã đảm bảo môi trường ao nuôi, giảm thiểu khả năng xảy ra dịch bệnh.

Việc xây dựng hệ thống ao nuôi lót bạt đáy, dùng lưới vây quanh ao nuôi xây dựng nhà kính trong khu vực nuôi tôm đã hạn chế tác động của thời tiết, khí hậu cũng như đất đai, thổ nhưỡng.

Tại xã Bình Khánh, nhiều hộ nuôi tôm 2 giai đoạn trên nền ao phủ bạt nhựa, nuôi tôm phủ bạt tốn chi phí đầu tư gấp nhiều lần nhưng hiệu quả hơn hẳn so nuôi tôm ao đất. Trên nền phủ bạt ,tôm lớn nhanh và cho thu hoạch từ 5 – 6 vụ/ năm so với ao đất chie 2 – 3 vụ. Việc thay nước và xử lý ao nuôi cũng đơn giản hơn để kiểm soát dịch bênh. Bước đầu toàn xã có khoảng 10ha chuyển đổi theo mô hình mới nhưng đã cho thấy hiệu quả tốt vì hạn chế được nhiều rủi ro.

Cụ thể, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh hai giai đoạn điển hình. Với diện tích 7.500m2 mặt nước, được chia ba ao nuôi tôm thiết kế theo hình tròn, trong đó có 3.000m2 ao nuôi chính, 3.000m2 ao dự trữ và 1.5000m2 ao ươm. Tôm giống nhập về được ươm thêm từ 12 đến 30 ngày mới đưa ra ao nuôi. Với ao nuôi áp dụng quy trình tuần hoàn nước khép kín, sử dụng hệ thống quạt tạo ô-xi đáy thì mật độ thả nuôi từ 200 đến 250 con/m2. Sau 80 ngày nuôi, tôm đạt trọng lượng 40 con /kg, năng suất 5,5 tấn/ 1.000m2 ao, tính bình quân đạt 50 tấn /ha/vụ. Ao nuôi tôm sử dụng bộ điều khiển tự cấp thức ăn cho tôm bảo đảm nguồn thức ăn vừa đủ và sử dụng quan trắc môi trường để thường xuyên theo dõi, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tôm. Nhờ ứng dụng khoa học – công nghệ để kiểm soát từ khâu làm ao, kỹ thuật nuôi, cách cho ăn để quản lý môi trường nước, nên thu được tôm có chất lượng cao, không bị bệnh. Các trại nuôi tôm theo quy trình VietGAP trên ao lót bạt và trở thành điểm tham quan, học kinh nghiệm cho nhiều người nuôi tôm ở thành phố và một số tỉnh. Nuôi tôm theo quy trình VietGAP là nuôi tôm sạch, tức là con giống phải sạch, quá trình nuôi sạch, lựa thức ăn thức ăn cho tôm không sử dụng kháng sinh, không sử dụng chất cấm, ứng dụng công nghệ hiện đại, thu hoạch và chế biến sản phẩm cũng phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn.

Về nguồn nước, cũng hoàn toàn là nguồn nước biển sau khi lọc lắng, chảy vào. Mật độ thả thưa hơn, trước mỗi m2 thả 100 con, nay từ 70 – 80 con/m2. Chi phí giống tôm giá thành thời điểm này khoảng 60.000đ/m2 nếu thời tiết thuận lợi nuôi 2 vụ, sẽ cho giá cao hơn hẳn. Vì thế cứ mỗi vụ tôm, bình thường 5-6 tháng/vụ anh đã thu hoạch được tôm sú loại 20 – 25 con/kg. Nếu mỗi vị thuận thì 1ha cho 12 tấn tôm, anh đã có trê 60-70 tấn tôm sú cho 7ha.

Về phương thức nuôi tôm hữu cơ so với nuôi tôm sú thường, chủ vuông tôm cho biết: Nguồn nước và môi trường nuôi là điều quan trọng nhất. Với nguồn nước đổ vào vuông tôm phải là nước biển sạch, từ ao cá, bơm sang ao lắng, hoàn toàn bằng sinh học, và thả một số loài cá để dữ sinh thái ổn định. Cho nguồn nước sạch. Sau một số ngày nguồn nước ổn định, lắng đọng những tạp chất xuống, thì anh mới bơm nước biển mặn đó vào vuông tôm, để thả giống tôm vào. Về ao vuông, phải trải bạt hết phần thân tiếp giáp mặt nước đế tận thân đáy, song mặt đáy ao, là đất hữu cơ bình thường, không được cho các loại hóa chất gì để làm hại ao vuông và con tôm giống sau khi thả… như thế, con tôm sau khi cho thả vào được sống trong môi trường hữu cơ bình thường như tại luồng lạch nước mặn huyện Cần Giờ./.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.