Thứ sáu, 26/04/2024 03:44 (GMT+7)

Rừng Amazon có thể là nguồn lây virus corona tiếp theo

MTĐT -  Chủ nhật, 17/05/2020 15:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhà sinh thái học David Lapola cảnh báo đại dịch tiếp theo có thể bắt nguồn từ rừng mưa Amazon do con người ngày càng xâm lấn môi trường sống của động vật.

Giới nghiên cứu nhận định quá trình đô thị hóa các khu vực tự nhiên góp phần dẫn tới sự xuất hiện của những bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, bao gồm Covid-19, dịch bệnh được cho là bắt nguồn từ dơi trước khi lây sang người qua vật chủ trung gian. Lapola, chuyên gia nghiên cứu cách hoạt động của con người tái định hình hệ sinh thái rừng nhiệt đới trong tương lai, cho biết quá trình đô thị hóa đang diễn ra ở Amazon. Ông nhấn mạnh rừng Amazon là nguồn dự trữ virus khổng lồ, do đó, con người không nên mạo hiểm.

Amazon, rừng mưa lớn nhất thế giới, đang biến mất ở tốc độ đáng báo động. Năm ngoái, nạn chặt phá rừng ở rừng Amazon tại Brazil tăng 85%, lên tới hơn 10.000 km2, gần bằng diện tích Lebanon. Xu hướng này đang tiếp diễn trong năm nay. Từ tháng 1 đến tháng 4/2020, 1.202 km2 rừng bị xóa sổ, thiết lập kỷ lục mới cho 4 tháng đầu năm, theo dữ liệu dựa trên ảnh vệ tinh từ Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE). Theo Lapola, tiến sĩ về mô hình hệ thống Trái Đất ở Viện Max Planck của Đức kiêm nhà nghiên cứu ở Đại học Campinas tại Brazil, khi con người tạo ra sự mất cân bằng sinh thái, đó là lúc virus có thể lây từ động vật sang người.

Mô hình tương tự từng xảy ra với virus HIV, Ebola và sốt xuất huyết. Tất cả virus xuất hiện hoặc lan truyền trên quy mô lớn do sự mất cân bằng sinh thái, Lapola nhấn mạnh. Phần lớn dịch bệnh bùng phát tập trung ở Nam Á và châu Phi thường liên quan tới loài dơi nào đó. Nhưng sự đa dạng sinh thái đồ sộ ở rừng Amazon có thể biến khu vực này thành "nguồn virus corona lớn nhất thế giới".

Theo Vnexpress

Bạn đang đọc bài viết Rừng Amazon có thể là nguồn lây virus corona tiếp theo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.
Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.