Thứ sáu, 26/04/2024 05:29 (GMT+7)

'Sát thủ' ô nhiễm không khí

MTĐT -  Thứ sáu, 27/09/2019 09:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Liên minh khí hậu và sức khỏe toàn cầu (GCHA), ô nhiễm không khí dẫn đến tử vong, thương tích, suy dinh dưỡng và lây lan các bệnh truyền nhiễm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 24/9/2019, thành lập Liên minh không khí sạch do chính phủ các nước Tây Ban Nha và Peru dẫn đầu. Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Maria Luisa Carcedo cho biết khoảng 29 quốc gia và hơn 50 tổ chức trên thế giới sẽ cùng gia nhập liên minh với cam kết đảm bảo chất lượng không khí sạch vào năm 2030. Cùng ngày, Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu diễn ra tại New York (Mỹ) theo sáng kiến của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres. Song song đó, nhiều tổ chức từ thiện và phi chính phủ cũng công bố Quỹ không khí sạch nhằm thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực giảm các nguồn gây ô nhiễm không khí làm biến đổi khí hậu.

Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu kêu gọi tăng tốc hành động, thực thi sáng kiến đối phó với ô nhiễm không khí đang cướp đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm.

Theo WHO, ô nhiễm không khí khiến khoảng 7 triệu người thiệt mạng mỗi năm, trong đó đáng chú ý nhất là tại Đông Nam Á, nơi 99% các thành phố có mức ô nhiễm vượt ngưỡng an toàn. Tại vùng đô thị Manila (Philippines), mức độ ô nhiễm các chất dạng hạt PM 2.5 vượt ngưỡng khuyến cáo của nước này lẫn WHO. Cũng tại châu Á, Ấn Độ có đến 14 trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới và khoảng 900.000 người thiệt mạng hàng năm vì ô nhiễm không khí. Theo ông Bjarne Pedersen, Giám đốc Tổ chức Không khí sạch châu Á, giải pháp đang có sẵn nhằm đối phó với mối đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe tại châu lục nhưng khó khăn lớn là thiếu nguồn lực tài chính.

Theo Liên minh khí hậu và sức khỏe toàn cầu (GCHA), ô nhiễm không khí dẫn đến tử vong, thương tích, suy dinh dưỡng và lây lan các bệnh truyền nhiễm. “Thực ra, chỉ cần một biến động cực đoan của thời tiết hoặc thay đổi của cơ thể dưới tác động của khí hậu cũng để lại hậu quả kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm đối với sức khỏe”, tổ chức này cảnh báo trong thông cáo gửi đến Thanh Niên. Theo GCHA, ô nhiếm không khí có nguyên nhân từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch, hệ thống thực phẩm công nghiệp, sử dụng đất quá mức không để hệ sinh thái kịp phục hồi… gây ảnh hưởng nặng nề đối với hệ hô hấp, tim mạch được như sự phát triển của trẻ em và trẻ sơ sinh. “Việc giảm thiểu biến đổi khí hậu đem lại cơ hộ lớn trong việc cải thiện sức khỏe, thông qua giảm ô nhiễm không khí, cải thiện chế độ ăn và các cộng đồng khuyến khích lối sống lành mạnh và tích cực” theo GCHA.

Nguy cơ cho 10 triệu trẻ em Đông Nam Á

AFP ngày 24.9 dẫn thông tin từ Tổ chức UNICEF cảnh báo các vụ cháy rừng ở Indonesia đang phát thải một lượng lớn khí ô nhiễm gây nguy cơ cho gần 10 triệu trẻ em ở Đông Nam Á. Các vụ hỏa hoạn kèm khói bụi phát tán suốt nhiều tuần qua khiến hàng loạt trường học phải đóng cửa trong khi nhiều người đổ xô mua khẩu trang và chữ bệnh đường hô hấp. Theo UNICEF, gần 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang sống tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề từ các vụ cháy rừng trên đảo Sumatra và Borneo. Trẻ em dễ bị tổn thương hơn người lớn do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, trong khi đó những phụ nữ mang thai sống trong môi trường ô nhiễm dễ sinh non và trẻ bị thiếu cân.

Thời gian qua, chất lượng môi trường không khí xung quanh đã được Bộ TN&MT và các địa phương thường xuyên theo dõi, đánh giá. Do đó, các dữ liệu về chất lượng môi trường không khí được cập nhật khá đầy đủ. Cụ thể, đối với cấp trung ương, có các chương trình quan trắc tại các vùng kinh tế trọng điểm, các trạm quan trắc môi trường không khí tự động được lắp đặt và duy trì hoạt động thường xuyên. Bên cạnh đó, hàng năm, tại các địa phương cũng đều thực hiện quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh. Đầu mối tiếp nhận các dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh là Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT. Việc công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí cũng đã được thực hiện bằng nhiều hình thức như công khai trên trang thông tin, công khai trên các bảng điện tử… Tuy nhiên, hiện nay việc công khai thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng.

Các dữ liệu về chất lượng môi trường không khí xung quanh được tổng hợp trên cơ sở giá trị các thông số quan trắc chất lượng không khí xung quanh như bụi lơ lửng TSP, PM10, PM­2,5, SO2, NOx, benzene, VOC…và chỉ số chất lượng môi trường không khí AQI. Các dữ liệu có nhiều dạng như dạng file excel, dạng bản đồ số…

Dữ liệu về chất lượng môi trường không khí xung quanh được phân chia theo các khu vực như: môi trường không khí xung quanh tại khu vực đô thị; môi trường không khí xung quanh các khu vực sản xuất công nghiệp; môi trường không khí xung quanh khu vực làng nghề, khu vực nông thôn…

 Trên cơ sở các dữ liệu về chất lượng môi trường không khí xung quanh, môi trường không khí hiện nay đã có dấu hiệu ô nhiễm, vấn đề nổi cộm là ô nhiễm bụi và khu vực đô thị là khu vực có mức độ ô nhiễm cao nhất.

Kết quả đánh giá chất lượng không khí thông qua chỉ số chất lượng không khí AQI1 cho thấy, tại các đô thị lớn, số ngày có AQI ở mức kém (AQI = 101 - 200) và xấu (AQI = 201 - 300) chiếm tỷ lệ khá lớn. Điển hình như tại đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm, Hà Nội), số ngày trong năm 2014 có AQI ở mức kém chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số ngày quan trắc trong năm, thậm chí, có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng xấu và nguy hại (AQI>300).

Đối với môi trường không khí xung quanh các khu sản xuất công nghiệp: hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí nước ta. Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ nhiên liệu gặp nhiều khó khăn. Điều đó thể hiện khá rõ diễn biến chất lượng không khí tại các khu sản xuất, KCN. Mức độ ô nhiễm không khí lớn nhất là vào năm 2011, sau đó đã được cải thiện đáng kể vào năm 2012, nhưng lại tiếp tục gia tăng trong các năm trở lại đây.

Dữ liệu về chất lượng môi trường không khí thể hiện dưới dạng biểu đồ

Một trong số các dữ liệu về chất lượng môi trường không khí xung quanh cần được chú ý là dữ liệu về ô nhiễm không khí liên quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, các dữ liệu này còn khá thiếu. Mặc dù Việt Nam cũng đã có một số chương trình nghiên cứu song các dữ liệu thu được còn khá hạn chế.

Hành động khẩn cấp

Theo bà Jane Burston, Giám đốc Quỹ không khí sạch, việc thiếu đầu tư vào lĩnh vực cải thiện chất lượng không kí có thể khiến số người tử vong do ô nhiễm không khí và phát thải nhà kính tăng lên gấp đôi vào năm 2050. Bước đầu, quỹ sẽ tập trung vào các dự án nhằm phổ biến dữ liệu về chất lượng không khí, thông qua các dự án như Breath London ở Anh. Dự án này tạo mạng lưới cảm biến di động để trẻ em, cha mẹ biết và tránh những tuyến đường ô nhiễm không khí ở mức cao khi đi bộ đến trường. Bên cạnh đó, quỹ được hỗ trợ hành động của chính quyền địa phương, thông qua việc phối hợp với các tổ chức như C-40 kết nối các thành phố trên thế giới nhằm mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí, giúp các địa phương nỗ lực giảm ô nhiễm, tiến tới đảm bảo chất lượng không khí.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh tại New York, Liên minh khí hậu và không khí sạch (CCAC) thống nhất sẽ tăng tốc các nỗ lực nhằm giảm thiểu những chất gây ô nhiễm trong thập niên tới, tiến tới nền kinh tế không carbon vào năm 2050. Tại hội nghị, gần 30 sáng kiến được đưa ra nhằm thúc đẩy hành động chống biến đổi khí hậu, đáng chú ý là các sáng kiến làm sạch không khí và cơ chế cho các nước phát triển tiếp cận nguồn tài chính quốc tế trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Vì Thủ đô xanh, sạch, đẹp, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, đem lại môi trường sống tốt cho người dân, cùng với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26//2011), Hà Nội xác định một trong những mục tiêu quan trọng là xây dựng Thủ đô thành đô thị “xanh, văn hiến, văn minh và hiện đại”.

Tăng không gian xanh, Hà Nội thực hiện quy hoạch lại hệ thống cây xanh; chăm sóc, cải tạo hẹ thống cây xanh trên đường phố. Cùng với triển khai công trình trồng 1 triệu cây xanh (giai đoạn 2016 - 2020, đã về đích trước thời hạn 2 năm) và tiếp tục kế hoạch trồng thêm 600.000 cây xanh, phấn đấu hoàn thành trong năm 2020; nhiều không gian xanh đã, đang được nhân lên, đem đến những thay đổi tích cực về cảnh quan đô thị cho Thủ đô Hà Nội cũng như giúp cải thiện môi trường. Nhiều chủng loại cây mới như hoa ban, cọ dầu, bàng lá nhỏ, long não, giáng hương, lộc vừng… được đưa vào trồng ở Hà Nội tạo nên giá trị lớn về cảnh quan môi trường, kiến trúc đô thị.

Ở các huyện ngoại thành, phong trào cải tạo ao hồ, trồng cây xanh, tạo dựng các tuyến đường hoa… cũng được triển khai rộng khắp. Nhờ vậy, ngoại thành hôm nay không chỉ có thêm nhiều nhà mới, đường mới, công trình văn hóa xã hội mới… mà còn đẹp hơn nhờ những mặt ao sạch đẹp, những tuyến đường hoa rực rỡ.

Thành phố Hồ Chí Minh từng bước triển khai nhiều kế hoạch nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Ngoài các chính sách và hoạt động tuyên truyền, thành phố còn tham gia dự án SPI-NAMA về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Theo đánh giá của JICA, ngành năng lượng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất tại TP HCM. Phiên họp thứ 4 của ủy ban Điều phối chung Dự án SPI-NAMA quyết định tập trung vào việc xác định thực hiện các chính sách để giảm thiểu khí nhà kính trong lĩnh vực tòa nhà ở TP HCM.

Theo JICA, mức tiêu thụ của các tòa nhà thương mại ở TP HCM đến năm 2030 có thể lên tới 14 tỉ kWh, tương đương với mức phát thải khí CO2 gần 12 triệu tấn. Đây được xem là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu.

Hiện, Sở TN-MT thành phố đã phối hợp triển khai 3 hoạt động chính. Hoạt động thứ nhất là đánh giá xu hướng phát thải khí nhà kính (BAU) và tiềm năng phát thải; dự án thu thập dữ liệu từ Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở NN-PTNT, Cục Thống kê … về các thông tin như kế hoạch, chính sách, quy định liên quan biến đổi khí hậu, các số liên quan kiểm kê và áp dụng mô hình AIM để phân tích kịch bản làm nguồn tham chiếu khi xác định mức phát thải khí nhà kính trong tương lai ở kịch bản phát thải thông thường (BAU) và tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính. Hoạt động hai, xác định và xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp, phương án, hành động giảm nhẹ; phân tích và xếp thứ tự ưu tiên các hành động giảm phát thải khí nhà kính cho lĩnh vực năng lượng (tòa nhà và công nghiệp) và giao thông. Thứ ba, xem xét các chính sách, phương án để thúc đẩy triển khai các chương trình hành động giảm nhẹ xác định trong hoạt động hai ở trên, bao gồm việc rà soát lại các chính sách hiện hành và đề xuất chính sách.

Tại thành phố Cần Thơ, bộ mặt đô thị ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại: sáng – xanh – sạch – đẹp, Cần Thơ luôn phấn đấu để xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ nguồn sông Mê Kông, là điểm đến hấp dẫn đối với người dân, nhà đầu tư, khách du lịch trong và ngoài nước. Chất lượng sống của người dân ngày càng được cải thiện đáng kể.

Tất cả các mục tiêu phát triển hiện nay đều được thành phố đặt trên quan điểm phát triển bền vững. Vấn đề này càng mang ý nghĩa quan trọng hơn nữa trong bối cảnh thế giới, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng đối mặt với các thách thức mang tính toàn cầu. Đảm bảo sự cân bằng hữu cơ, phát triển hài hòa giữa các yếu tố kinh tế, môi trường và an sinh xã hội của đô thị.

Để có thể đạt được các thành tựu trên, thành phố luôn bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, tập trung công tác quy hoạch để từng bước xây dựng cơ sở khoa học và pháp lý cho quá trình đầu tư phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và có kế hoạch.

Kể từ năm 2013, Cần Thơ được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các quy hoạch lớn của thành phố, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND quận, huyện tiến hành rà soát các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Ứng phó với những thách thức đa chiều, phức tạp của biến đổi khí hậu và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường là hai vấn đề ngày càng được đặc biệt quan tâm và trở thành ưu tiên quan trọng trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp cho chiến lược phát triển của Quốc gia, nhằm khai thác thế mạnh, hạn chế những mặt yếu kém, tận dụng các lợi thế phát triển, kết hợp hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Nâng cao sự quan tâm chung vầ phổ biến kiến thức cho nhân dân

Nhiều minh chứng cho thấy sự thay đổi về nhân khẩu học có liên hệ chặt chẽ với khí thải nhà kính và những hành động của dân chúng đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giảm thiểu và thích nghi với những thay đổi trong hệ thông khí hậu trong tương lai. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng kiến thức và hành vi của người dân đối với việc tiêu dùng năng lượng là một nhân tố vô cùng quan trọng đối với chống lại BĐKH.

Khi một người nhận thức được BĐKH tác động như thế nào đến con người, cây trồng, tầng ozon, chim, thú và nguồn nước… thì người ta có thể chủ động hành động để bảo vệ môi trường. Có thể cắt giảm lượng phát thải Cacbon điôxít bởi những quyết định khá đơn giản như đi xe buýt thay vì đi ô tô riêng, đi xe đạp hoặc đi bộ trong những trường hợp có thể./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết 'Sát thủ' ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.
Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.