Thứ sáu, 29/03/2024 02:32 (GMT+7)

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tối ưu

MTĐT -  Thứ sáu, 09/10/2020 11:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mỗi ngành sản xuất có đặc thù nước thải công nghiệp khác nhau. Bài viết tổng hợp các sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp phổ biến, tiết kiệm chi phí tối đa nhất.

Trong môi trường kinh doanh sản xuất, các doanh nghiệp luôn chú trọng đến dây chuyền thực hiện và quy trình vận hành của nhà máy. Bên cạnh việc sản xuất hàng hóa, các nhà máy cũng thải ra một lượng lớn chất thải ra môi trường. Để bảo vệ môi trường và điều kiện sống cho cư dân xung quanh khu vực sản xuất thì đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là công việc cần thiết và mang tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp.

Các cơ quan Nhà nước cũng có những quy định riêng cho việc xử lý nước thải công nghiệp để đảm bảo môi trường xung quanh không bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực.    

Quy trình xử lý nước thải công nghiệp gồm nhiều công đoạn khác nhau, tùy theo loại chất thải mà quá trình xử lý nước thải công nghiệp có thể đơn giản hoặc phức tạp với mỗi một ngành thì có một đặc trưng xử lý riêng.      

Tổng quan về xử lý nước thải công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bao gồm một số công trình đơn vị hoạt động nối tiếp nhau để đạt được chất lượng nước sau xử lý đáp ứng yêu cầu đã định. Theo mức độ xử lý và tập hợp các loại công trình đơn vị hoạt động nối tiếp trong một hệ thống xử lý nước thải, có thể chia ra thành ba công đoạn xử lý như sau: Xử lý sơ bộ hay tiền xử lý, xử lý bậc hai, xử lý bậc ba (hay xử lý tăng cường).  

- Quá trình sơ bộ xử lý nước thải công nghiệp

Các công trình hoạt động dựa trên lực cơ học và vật lý là chủ yếu, như là: Song chắn rác, lưới chắn, bể điều hoà, bể lắng, lọc, tuyển nổi.  

- Quy trình bậc hai đối với xử lý nước thải công nghiệp

Bao gồm các quy trình xử lý bằng hoá chất và sinh học. Các quy trình xử lý nước thải bằng hoá chất là các công trình dùng hoá chất trộn vào nước thải để chuyển đổi các hợp chất hoặc các chất hoà tan trong nước thải thành các chất có tính trơ vể mặt hoá học hoặc thành các hợp chất kết tủa dễ lắng và lọc để loại chúng ra khỏi nước thải.

Các quy trình xử lý sinh học được áp dụng để khử các chất hữu cơ ở dạng keo và dạng hoà tan trong nước thải nhờ quá trình đồng hoá của vi sinh để biến các chất hữu cơ này thành khí hoặc thành vỏ tế bào của vi sinh dễ keo tụ và lắng rồi loại chúng ra khỏi nước thải. Quá trình xử lý sinh học còn được áp dụng để khử nitrogen và phốtpho.  

- Các công trình trong công đoạn xử lý bậc ba

Các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp sử dụng công đoạn xử lý bậc ba để khử tiếp các chất hoá học có tính độc hại hoặc khó khử bằng các công trình xử lý sinh học thông thường. Khử tiếp nitrogen, phốtpho và các hợp chất vô cơ và hữu cơ còn lại sau xử lý bậc hai để thoả mãn tiêu chuẩn chất lượng nước xả ra nguồn tiếp nhận hoặc sử dụng lại cho các mục đích khác.

Các công trình trong công đoạn xử lý bậc ba thường là: Bể lọc hấp thụ tầng than hoạt tính, bể lọc trao đổi ion và lọc qua màng thẩm thấu ngược, lọc qua màng bán thấm bằng điện phân v.v...

Nước thải công nghiệp sau khi qua công đoạn xử lý bậc ba thường được tuần hoàn lại cho các quá trình sản xuất công nghiệp hoặc dùng để tưới đường, tưới cây, và cấp cho các hồ tạo cánh quan và giải trí.  

- Bùn thải trong các quy trình xử lý nước thải công nghiệp

Còn lại cặn trong các quy trình xử lý nước thải, cần phải tập trung các loại cặn để xử lý bằng các biện pháp: giảm thể tích và khối lượng bằng các máy ép bùn khung bản, làm khô hoặc đốt trước khi đưa đến nơi chôn lấp để đảm bảo an toàn cho môi trường.  

Bảng 1. Xử lý nước thải công nghiệp với từng chỉ tiêu ô nhiễm

Một sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp điển hình bao gồm:

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải công nghiệp

Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được lựa chọn dựa trên các quá trình cơ bản của hoá lý, quá trình vật lý, quá trình ô xy hóa nâng cao: 

-    Quá trình đông keo tụ 

-    Quá trình lắng trọng lực

-    Quá trình oxy hóa nâng cao

-    Quá trình lọc hấp phụ 

Nước thải từng quá trình sản xuất riêng biệt theo hệ thống thu gom đưa vào bể điều hòa hệ thống xử lý nước thải. Tại bể điều hòa, nguồn thải được song chắn rác tách các vật rắn có kích thước lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bơm chìm nước thải, nước thải được đảo trộn bằng máy khuấy nhằm điều hòa nồng độ và tính chất nước thải.

Tùy thuộc vào công nghệ áp dụng trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp mà nước thải phải được điều chỉnh pH và nồng độ phù hợp. Tại bể điều hòa có sự dao động của mực nước thải, là nơi tiếp nhận và điều hòa lưu lượng – giữ cho các quá trình phía sau được ổn định, không quá tải. 

Nước thải sau khi qua bể điều hoà được bơm lên bể phản ứng để phản ứng tạo bông, hóa chất (PAC) sẽ được cấp vào bể phản ứng để phản ứng tạo bông xảy ra.

Sau đó nước thải tiếp tục chảy qua bể tạo bông, có thêm vào chất trợ keo tụ (PAA) giúp tạo thành những bông lớn dễ lắng hơn. Sau khi tạo bông nước thải sẽ tiếp tục chảy vào bể lắng. 

Trong bể lắng, các bông keo có khối lượng lớn được tạo ra từ bể tạo bông sẽ lắng xuống dưới đáy bể, còn lại phần nước trong sẽ đi vào máng gom nước mặt.  

Sau quá trình xử lý keo tụ và lắng phần lớn các cặn lơ lửng và các huyền phù không tan sẽ bị loại bỏ. Bùn được tạo ra trong quá trình xử lý được đưa về bể chứa bùn. Tại bể chứa bùn được đặt thiết bị bơm bùn chuyên dụng để bơm bùn vào máy ép bùn khung bản.

Nước và bùn sẽ đc phân tách.  Nước dư sẽ quay trở lại bể điều hòa, bùn phơi khô sẽ đc thu gom đem đi thải bỏ.

Lưu ý trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp:

Với mỗi đặc trưng nước thải công nghiệp khác nhau mà lựa chọn công nghệ trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp khác nhau, nếu nước thải chứa nhiều các hóa chất tẩy rửa bề mặt, các chất bùn có khả năng nổi sau khi keo tụ thì phải sử dụng phương án tuyển nổi thay cho bể lắng

Tùy thuộc vào từng ngành nghề sản xuất và tính chất của từng loại nước thải mà áp dụng các công đoạn xử lý bậc ba phía sau ví dụ:

Đới với ngành sơn: 

Công đoạn xử lý nước thải sơn phải trải qua quá trình oxy hóa nâng cao do trong thành phần của nước thải sơn chứa các chất ô nhiễm mạch vòng hoặc mạch lớn khó phân hủy, quá trình xử lý oxy hóa nâng cao nhằm phân cắt mạch và phân hủy hoàn toàn các chất ô nhiễm trong nước thải.

Trong trường hợp muốn tiết kiệm chi phí đầu tư, khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải phòng sơn có thể tuần hoàn lại toàn bộ lượng nước thải để quay lại dập bụi sơn, do đó chỉ cần Keo tụ - Lắng - Lọc là có thể đảm bảo nước đủ trong để tuần hoàn lại.

Đối với nước thải chăn nuôi: 

Công đoạn xử lý bậc 3 trong xử lý nước thải chăn nuôi là đưa hệ thống qua công đoạn xử lý sinh học sau khi đã tách được lớp bùn cặn trong nước thải.

Do đặc trưng nước thải chăn nuôi heo sau khi xử lý sơ bộ bằng bể Biogas có chứa rất nhiều cặn lơ lửng và các chất ô nhiễm thường có nồng độ rất cao thường gây shock tải tại bể thiếu khí và hiếu khí phía sau, do đó khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo ta thường bổ sung thêm bước xử lý lắng cặn và phân hủy tiếp bằng UASB để giảm bớt cặn và nồng độ các chất ô nhiễm, sau đó mới đưa nước thải vào quá trình xử lý sinh học.

Để ổn định được tiêu chuẩn xả thải, có thể bố trí thêm bãi lọc trồng cây để xử lý tiếp.

Đối với các nước thải thành phần chứa các huyền phù hoặc chất rắn dạng hạt mịn 

Như xử lý nước thải sản xuất gạch, gạch men, nước thải mài kính... sau khi qua quá trình keo tụ, để xử lý triệt để người ta đưa nước thải qua công đoạn lọc áp lực và hấp phụ bằng than hoạt tính.  

Tóm lại, công nghệ xử lý nước thải công nghiệp được kết hợp một cách phù hợp và sáng tạo các công đoạn và phương pháp khác nhau, để quá trình xử lý được hiệu quả cần khảo sát và phân tích thành phần nước thải một cách cẩn thận nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành sau này./.

Theo ccep.com.vn

Bạn đang đọc bài viết Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tối ưu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.