Thứ bảy, 20/04/2024 15:38 (GMT+7)

Thanh Hoá: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung xử lý CTR

MTĐT -  Thứ sáu, 17/07/2020 14:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để từng bước thực hiện hiệu quả việc xử lý chất thải rắn (CTR) trên địa bàn tỉnh, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt Phương án xử lý CTR tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, khối lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn tỉnh ước khoảng trên 2.000 tấn/ngày đêm, trong khi đó, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt còn thấp, trung bình cả tỉnh trong năm 2019 đạt gần 85%. Công tác thu gom CTR sinh hoạt được các công ty, tổ, đội vệ sinh môi trường thu gom về khu xử lý để chôn lấp hoặc đốt, phần còn lại không được thu gom mà đổ thải ra ven sông, hồ, kênh tiêu thoát nước, đường giao thông...

Bãi rác Núi Voi, phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn) luôn trong tình trạng quá tải. Nguồn: Báo Thanh Hoá

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 21 lò đốt rác, trong đó, có 9 lò đốt được đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh, huyện và ngân sách xã, với tổng công suất 46,8 tấn/ngày đêm và 12 lò đốt rác được đầu tư từ nguồn vốn doanh nghiệp và vốn hợp pháp khác, với tổng công suất 173 tấn/ngày đêm. Có 23 khu xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh được đầu tư từ ngân sách Nhà nước, 1 khu xử lý đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa, trong đó, có 17 khu xử lý đang hoạt động, 3 khu đang trong giai đoạn xây dựng hoặc tạm dừng xây dựng... Về năng lực xử lý của các dự án hiện mới đạt được 907,6 tấn/ngày đêm, trong đó, xử lý bằng công nghệ đốt là 219,8 tấn/ngày, xử lý bằng công nghệ chôn lấp là 687,8 tấn/ngày, còn lại chủ yếu được chôn lấp tại bãi rác của các xã. CTR sinh hoạt ở các địa phương sau khi thu gom chủ yếu được xử lý bằng biện pháp chôn lấp (chiếm tới 89,7%) và đốt (khoảng 10,3%), trên địa bàn tỉnh chưa có công trình xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ chế biến phân vi sinh.

Tuy nhiên, công tác xử lý CTR sinh hoạt còn nhiều bất cập, các lò đốt và bãi chôn lấp chủ yếu có công suất nhỏ, chưa được đầu tư đầy đủ hệ thống xử lý nước rỉ rác và xử lý khí thải lò đốt. Các dự án bãi chôn lấp rác thải đã bộc lộ những nhược điểm khó khắc phục như: Nhu cầu sử dụng đất của các bãi chôn lấp lớn, dẫn đến lãng phí tài nguyên đất đai; chưa đầu tư đồng bộ các công trình thu gom, xử lý nước rỉ rác; công tác vận hành các bãi chôn lấp thường không đúng quy trình kỹ thuật. Ngoài ra, một số dự án được đầu tư lâu, công suất thiết kế các hố chôn lấp thấp so với nhu cầu thực tế nên hiện đã quá tải, không còn khả năng chôn lấp hoặc đã xuống cấp dẫn đến bãi chôn lấp thực chất chỉ là nơi chứa rác, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...

Để từng bước thực hiện hiệu quả việc xử lý CTR trên địa bàn tỉnh, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 1592/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án xử lý CTR tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 2.691 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn xã hội hóa 2.655 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách). Theo đó, mục tiêu của phương án đề ra trong giai đoạn đến năm 2025, đó là 95% tổng CTR sinh hoạt đô thị, 90% tổng lượng rác thải sinh hoạt nông thôn phát sinh phải được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Tỷ lệ thu gom, xử lý CTR toàn tỉnh đạt 90%; tỷ lệ CTR chôn lấp dưới 30%. 100% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện, sản xuất phân bón. Về tầm nhìn đến năm 2050, tất cả các loại CTR phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, hạn chế khối lượng CTR phải chôn lấp đến mức thấp nhất... Để thực hiện được các mục tiêu trên, phương án đã đề ra các giải pháp về công tác thu gom, phân loại và vận chuyển CTR đối với từng loại CTR; phương án xử lý CTR đối với các cơ sở xử lý CTR và khu xử lý CTR; định hướng lựa chọn công nghệ xử lý CTR. Đặc biệt là đề ra lộ trình dừng hoạt động các khu xử lý CTR không đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường hoặc các khu xử lý có công suất nhỏ, giai đoạn 2020-2025, sẽ dừng hoạt động đối với 11 bãi chôn lấp rác thải và 18 khu xử lý bằng lò đốt có công suất nhỏ, tập trung ở một số địa phương như: TP Sầm Sơn, các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, Như Xuân, Lang Chánh, Thạch Thành... Lý do dừng hoạt động là đã quá tải nhiều năm, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; không phù hợp với quy hoạch; lò đốt công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường... Thời gian dừng hoạt động, bắt đầu từ tháng 12-2020./.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hoá: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung xử lý CTR. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ