Thứ sáu, 26/04/2024 02:56 (GMT+7)

TS Khải Ozone chia sẻ cách 'phù phép' nước bẩn thành sạch mùa lũ

Phan Ngân - Thảo Phương -  Thứ hai, 03/09/2018 06:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ở đất nước Israel, nước phải xử lý qua 9 lần để sử dụng. Vậy tại sao ở Việt Nam chúng ta không xử lý. Hôm vừa rồi trời mưa rất nhiều, tôi đi chống lũ nhưng không ai chịu hứng nước mưa.

Vừa qua, mô hình biến nước bẩn sau lũ thành nước sạch của TS Nguyễn Văn Khải được đông đảo dư luận quan tâm. Ngay sau đó, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi trò chuyện với GS.TS. Nguyễn Văn Khải để làm rõ hơn về vấn đề này. 

Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Khải chia sẻ về mô hình lọc nước

Thưa Tiến sĩ, thời gian gần đây nhiều tỉnh ở nước ta và ngay cả Hà Nội thường xuyên bị ngập sau những trận mưa lớn, lũ lụt. Thực tế cho thấy khi bị nước lũ cô lập, người dân thường thiếu nước sạch sinh hoạt. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

TS Nguyễn Văn Khải: Năm 1996, tôi tham gia đề tài “Vật liệu và công nghệ làm sạch nước” mà lúc đó Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam -  GS.TS Nguyễn Quang Thiệu đặc biệt quan tâm, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống mỗi con người.

Nếu bây giờ nước bi ô nhiễm, tất cả cây cỏ, đất đai, không khí bị ô nhiễm thì con người cũng bị ô nhiễm, nên cần phải xử lý nước sạch. Đây không những chỉ xử lý nước máy sinh hoạt mà còn phải xử lý cả nước mưa, nước khoan, nước sông…

Thí dụ, ở đất nước Israel, nước phải xử lý qua 9 lần để sử dụng. Vậy tại sao ở Việt Nam chúng ta không xử lý. Hôm vừa rồi trời mưa rất nhiều, tôi đi chống lũ nhưng không ai chịu hứng nước mưa, để rồi lọc nước mưa để uống. Cuối cùng tôi phải hướng dẫn lọc nước bùn đầy phân trâu, phân bò, nước cống rãnh, đầy bùn cát... lọc nước để uống.

Nước bẩn sau lũ là tình trạng chung của các hộ dân

Rõ ràng chúng ta đã mất công. Giá như nếu mỗi hộ gia đình căng bạt mưa lên thì chúng ta chỉ phải xử lý mỗi nước mưa. Rõ ràng, nước mưa trong sạch hơn, xử lý rất đơn giản. Đây là kiến thức cơ bản nhưng đáng tiếc ngay trong kiến thức SGK phổ thông, kể từ SGK lớp 4 của chúng ta đã sai.

Đây là chai nước giếng khoan, lúc đầu nó trong vì không có oxit sắt (Fe). Người ta phải phun lọc dàn mưa, nhưng hầu hết không ở đâu chịu phun lọc dàn mưa cả, mặc dù dàn mưa chỉ tốn vài ba chục nghìn.

Khi mà dàn mưa lập nên như thế thì oxit sắt (II) sẽ tác dụng với O2 để tạo ra oxit Fe (III) và nó có tác dụng vô cùng lớn, đó là nó tác dụng với asen, thủy ngân loại bỏ. Nên nếu ta dùng dàn mưa, thì sau khi dàn mưa lắng vào bể lắng thì có thể loại bỏ được 90% oxit sắt (Fe2O3), 80-85% asen và thủy ngân. Nhưng đến 80% người Việt Nam không chịu làm điều đó.

Vậy tiến sĩ có thể chỉ rõ hơn cái sai trong quy trình hứng nước mưa bây giờ? Nó sai ở đâu và người ta phải khắc phục như thế nào?

TS Nguyễn Văn Khải: Trước hết chúng ta phải hiểu, nước là H2O, con người chúng ta không chỉ cần nước, cho nên uống nước tinh khiết là sai lầm. Mà làm gì có nước tinh khiết. Con người chúng ta cần phải có asen, cần phải có Clo, Canxi, Sắt. Bởi vậy, trong nước uống thức ăn của chúng ta phải có những chất đó, mặc dù nó là vi lượng. Vậy nên để làm H2O (nước tinh khiết hoàn toàn) không ai có thể làm được.

Mỗi một địa phương có những tạp chất khác nhau, vậy nên việc đầu tiên phải loại bỏ đất cát, bùn rác. Bước thứ 2, loại bỏ những chất rắn hòa tan. Bây giờ việc loại bỏ những tạp chất bẩn đó bằng phèn chua đã lỗi thời rồi. Bây giờ phải hướng dẫn bà con dùng bột PAC (bột keo tụ nhôm). Khi dùng PAC thì những chất cặn đó sẽ kết tủa lại. Nếu trước kia dùng phèn chua phải mất nửa ngày thì bây giờ dùng PAC chỉ mất từ 30 phút đến 1h đồng hồ thôi nước sẽ trong trở lại. Sau đó nước được lọc qua amoni nitrit.

Tóm lại, để có nước sạch người ta phải tuân qua quy luật đầu tiên phải lọc rác, đất cát sau đó, loại bỏ những chất rắn hòa tan, tiếp là chất rắn không hòa tan. Cuối cùng là khử khuẩn. Quy luật này rất đơn giản, chúng tôi đã thực hiện rất nhiều. Vừa rồi, chúng tôi vừa áp dụng quy luật này để làm xanh lại nước máy, bởi nước máy nhiều nơi rất là bẩn. Chúng ta phải dùng 6-9 lít amoni nitrit/ m3 nước. Bà con chú ý, chúng ta phải lập dàn mưa để loại bỏ chất rắn hòa tan, chất rắn không hòa tan.

Vậy thưa tiến sĩ, làm thế nào để đưa những mô hình này trong thưc tế và vai trò của truyền thông để giúp cho người dân hiểu và sử dụng được những mô hình này thật tốt?

TS Nguyễn Văn Khải: Đầu tiên, sách giáo khoa phải viết lại, SGK lớp 4 hiện nay sai và sai từ năm 1955 đến nay nhưng không chịu sửa, sai về hệ thống lọc khi không đưa dàn mưa vào thay vì sử dụng than hoạt tính. Có thể cách đây 100 năm người ta dùng than hoạt tính nhưng bây giờ dùng than hoạt tính là lỗi thời.

Vừa rồi trên tivi khi lũ lụt xảy ra nhưng không hề giới thiệu mô hình nào cả, mà chỉ giới thiệu chung chung, đó là đưa phèn chua vào sử dụng. Thế là sai vì đó là đẩy lùi xã hội bao nhiêu năm. Nên đầu tiên là phải thay đổi lại giáo dục.

Vậy tiến sĩ đã nghiên cứu mô hình này từ năm 1995. Vậy hiện nay, đã địa phương nào áp dụng mô hình phổ biến này của ông chưa?

TS Nguyễn Văn Khải: Nhà máy thì người ta sử dụng nhiều nhưng người dân thì chưa. 

Vậy hiện nay, tiến sĩ đã có những sản phẩm nào cung cấp ra ngoài thị trường giúp bà con nông dân lọc sạch nước?

TS Nguyễn Văn Khải: Tôi chỉ nghiên cứu ứng dụng vào thực tế và Viện khoa học Việt nam đã bán 500 máy để tạo dung dịch Amoni nitrit cung cấp cho các bệnh viện. 

Hiện giờ, tôi đang mang nước đi cứu khắp nơi. Mong rằng mô hình dàn mưa và lọc nước bằng PAC (kẹo tụ) sẽ được đưa vào giáo dục để phổ biến rộng rãi.

Xin cảm ơn ông!

Bạn đang đọc bài viết TS Khải Ozone chia sẻ cách 'phù phép' nước bẩn thành sạch mùa lũ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.
Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.