Thứ sáu, 26/04/2024 05:46 (GMT+7)

Việt Nam tiếp tục phát triển nhiều loại bộ Kit thử SARS-CoV-2

MTĐT -  Thứ ba, 17/03/2020 21:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt hàng Việt Nam sản xuất bộ Kit xét nghiệm phát hiện nhanh virus SARS-CoV-2.

Với thành công của đề tài nghiên cứu sản xuất bộ sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) do Học viện Quân y phát triển, Việt Nam đã trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới phát triển được các bộ Kit xét nghiệm phát hiện Covid-19.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc trong buổi họp với các nhà khoa học, chuyên gia y tế ngày 17/3.

Việt Nam đủ khả năng cung ứng Kit xét nghiệm

Theo ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa và Công nghệ (KH&CN), hiện rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt hàng Việt Nam sản xuất bộ Kit xét nghiệm Covid-19.

Trong số các khách hàng của Việt Á (đơn vị sản xuất Kit), riêng thành phố Hà Nội đã đặt mua 200.000 test (tương đương 4.000 bộ) để sử dụng tại chỗ và dành tặng cho các bệnh viện ở Ý - một trong những ổ dịch lớn nhất Châu Âu hiện nay.

Hiện mỗi ngày Việt Nam có thể sản xuất được hàng chục ngàn bộ test với mức giá khoảng 500.000 đồng cho một lần xét nghiệm, trong đó đã bao gồm tất cả các vật tư, thiết bị đi kèm. Nhờ vậy, trong trường hợp xấu khi chẳng may dịch bùng phát, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự chủ động cung ứng về nguồn Kit xét nghiệm.

Cũng theo ông Phạm Công Tạc, số liệu của CDC Hoa Kỳ cho thấy, Việt Nam thuộc top những nước đứng đầu về khả năng khống chế dịch bệnh Covid-19. Kết quả này dựa trên rất nhiều các số liệu khoa học như số người bị nhiễm bệnh, số người tử vong, tỷ lệ số người bị bệnh trên tổng dân số và tỷ lệ số người nhiễm Covid-19 được xét nghiệm trên tổng số người bị bệnh...

“Thành công này có những đóng góp rất lớn của các nhà khoa học Việt Nam trong việc đối phó với dịch bệnh. Điều này đặc biệt có giá trị trong công tác kiểm soát dịch bệnh”, Thứ trưởng Phạm Công Tạc khẳng định.

Dẫn chứng về vấn đề trên, ông Tạc cho biết Hàn Quốc đã dùng tới 22.000 Kit test xét nghiệm để tìm ra 500 bệnh nhân đầu tiên mắc Covid-19, nhờ vậy đã sớm khoanh vùng được dịch bệnh này.

Bộ Kit xét nghiệm không cần máy Real-time PCR

Đáng chú ý khi không chỉ có Học viện Quân y, các nhà khoa học khác của Việt Nam cũng đang tiếp tục phát triển nhiều bộ Kit test nhằm xét nghiệm Covid-19.

Các nhà khoa học, chuyên gia y tế bàn các giải pháp từ góc độ khoa học công nghệ hỗ trợ phòng, chống Covid-19.

Trước đó, nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đồng Văn Quyền và PGS.TS. Đinh Duy Kháng (Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng công bố chế tạo thành công bộ Kit phát hiện virus SARS-CoV-2.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng cho biết sẽ báo cáo Bộ Y tế về kết quả này và chỉ đạo Viện Công nghệ sinh học trong việc sản xuất số lượng lớn các Kit phát hiện, quy trình sử dụng Kit hoặc tham gia xét nghiệm khi có yêu cầu.

Ngoài 2 bộ Kit kể trên, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) còn cho biết, đơn vị cũng đang tiến hành đánh giá một bộ Kit đẳng nhiệt do Đại học Bách khoa phát triển.

Khác với các bộ Kit trước đó, bộ Kit đẳng nhiệt của Đại học Bách khoa không cần đến các máy Real-time PCR, thay vào đó, nó sử dụng các block nhiệt hết sức đơn giản với giá thành chưa đến 2 triệu đồng. Điều này có thể hỗ trợ rất lớn về chi phí, nguồn lực, nhân lực cho công tác xét nghiệm.

Hiện, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang tiến hành hỗ trợ Đại học Bách khoa trong việc đánh giá và cung cấp các bằng chứng khoa học để nhóm nghiên cứu có thể hoàn thiện kết quả nghiên cứu./.

Theo VOV

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam tiếp tục phát triển nhiều loại bộ Kit thử SARS-CoV-2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.
Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.