Thứ bảy, 20/04/2024 01:02 (GMT+7)

Nhà máy xử lý rác thải rắn Nghĩa Đàn: 'Thành quả từ công nghệ mới'

VĂN PHÚ -  Thứ năm, 05/04/2018 10:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong vòng 7 tháng xây dựng, nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đóng tại địa bàn huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã đưa vào vận hành. Đặc biệt điểm ưu việt của nhà máy chính là “sản phẩm của người Việt”.

Tọa lạc tại xóm Bình Hải, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn,(Nghệ An),nằm cách xa khu dân cư, nhà máy có quy mô 3,1ha, công suất xử lý rác thải từ 75 đến 100 tấn/ngày, với tổng số vốn đầu tư trên 68 tỷ đồng.

Xây dựng từ tháng 11/2016 đến tháng 6/2017, chỉ qua 7 tháng, nhà máy đã đi vào hoạt động. Chính sự hoàn thành trước thời hạn đã cho thấy sự đầu tư bài bản và quyết liệt của Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam.

Khu hành chính của nhà máy.

 Xử lý rác thải là vấn đề nhức nhối không chỉ riêng địa bàn tỉnh Nghệ An, mà là mối quan tâm hàng đầu của cả nước. Tình trạng ô nhiễm đã đạt đến mức báo động “đỏ”, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân.

Với tâm huyết của người làm nghề, có một người đã tìm tòi, sáng tạo ra công nghệ đốt rác riêng, tự bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác. Ông chính là Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn T-Tech Việt Nam.

Nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ cao tọa lạc tại huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An.

Sản phẩm Lò đốt rác “Made in Vietnam” do T-TECH sản xuất được đội ngũ chuyên gia dày công nghiên cứu, thiết kế cầu kỳ. Tích hợp nhiều nguyên lý khoa học một cách bài bản, tạo thành một chu trình công nghệ khép kín và tối ưu, từ khâu: Sấy rác - Đốt rác - Đốt tro - Đốt khí - Tản nhiệt - Bẫy bụi và Xử lý khí độc. Giúp cho Lò đốt rác T-TECH có thể đốt kiệt rác mà không tạo ra ô nhiễm thứ cấp, khí thải đầu ra luôn đạt theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN: 61-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, với công nghệ này, rác thải sinh hoạt sau khi được được thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết. Sai đó đưa đến khu vực xử lý, rồi đánh tơi, xé bao bằng máy nghiền và xé bao tự động, giúp cho quá trình phân loại và nhận diện chủng loại chất thải được hiệu quả hơn.

Rác sau khi phân loại, túi nilong, nhựa được đưa vào dây chuyền sản xuất hạt nhựa; bên cạnh đó, phần tro xỉ sau khi đốt rác cũng được sử dụng sản xuất gạch không nung. Nhà máy sử dụng công nghệ đốt rác của CNC, lượng rác đốt tiêu hủy triệt để đến 95%.

Như vậy, một quy trình khép kín của hệ thống xử lý rác thải tại mỗi công đoạn của nhà máy xử lý rác Nghĩa Đàn đã cho thấy sự chuyên nghiệp củaCông ty T-Tech.

                                           Hệ thống xử lý khí của nhà máy.

Có thể nói, Công ty Cổ phần Công nghệ T-TECH Việt Nam nói chung nhà máy xử lý chất thải rắn Nghĩa Đàn nói riêng đã đưa lại những thành quả đáng được ghi nhận trong việc giải quyết vấn nạn rác thải gây ô nhiễm, góp phần xây dựng bảo vệ môi trường.

Đồng thời là mô hình điểm trong việc xử lý chất thải ở vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Bạn đang đọc bài viết Nhà máy xử lý rác thải rắn Nghĩa Đàn: 'Thành quả từ công nghệ mới'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...