Thứ sáu, 29/03/2024 08:09 (GMT+7)

Phải làm thế nào để có được 5000 doanh nghiệp khoa học, công nghệ vào năm 2020?

MTĐT -  Thứ ba, 15/08/2017 15:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã ghi rõ: “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ; làm cho khoa học, công nghệ thật sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành các cấp”.

Hiện nay, cả nước có hàng nghìn doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí hình thành doanh nghiệp khoa học - công nghệ.

Tuy nhiên, chỉ có vài trăm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học - công nghệ. Để các mục tiêu của chiến lược phát triển khoa học - công nghệ không trở nên xa vời, rất cần những chính sách mới, cởi mở hơn nhằm tăng số lượng doanh nghiệp khoa học - công nghệ cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp mới hình thành có bước phát triển vững vàng.

Công ty thoát nước Bà Rịa -Vũng Tàu (BUSADCO) là doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều công trình khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực, sản phẩm phục vụ trong xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng Kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.sản phẩm. BUSADCO đã đoạt rất nhiều Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC); Giải thưởng quốc tế Techmart Asean. Giải thưởng WIPO .Giải thưởng Nhân tài Đất Việt...  

Theo Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học - công nghệ (KH-CN) tính đến tháng 6/2016 cả nước có 234 doanh nghiệp khoa học công nghệ được cấp giấy chứng nhận. Con số này cho thấy mục tiêu đến năm 2020 hình thành 5000 doanh nghiệp KH-CN theo chiến lược phát triển khoa học - công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 là khá xa vời [1].

Mặc dầu từ năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH-CN và tiếp đó là Nghị định 80/2007/NĐ-CP quy định các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp KH-CN nhất là chính sách về thuế, đất đai, những chính sách hỗ trợ của nhà nước dành cho KH-CN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KH-CN [1].

Nhưng trên thực tế các doanh nghiệp KH-CN gặp không ít các phiền hà, nhất là các thủ tục để được công nhận là doanh nghiệp KH-CN.

Bộ Khoa học - Công nghệ đã uỷ quyền cho các Sở Khoa học - Công nghệ cấp Giấy chứng nhận. Nhưng năng lực thẩm định của Sở Khoa học - Công nghệ không đáp ứng được yêu cầu.

Về nguyên tắc các doanh nghiệp được tự chủ, được ưu đãi về thuế, đất đai nhưng việc thực hiện trên thực tế không đơn giản. Thậm chí do việc xin ưu đãi thuế còn vất vả hơn đóng thuế nên nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp “từ chối ưu đãi”. Để tạo đà và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KH-CN, nhiều chuyên gia khoa học kiến nghị: Nhà nước cần tạo cơ chế hỗ trợ tín dụng, chỉ định thầu một số công trình có hàm lượng khoa học - công nghệ cao và có tính chất tạo đà.

Khi mới thành lập, doanh nghiệp cần được sự hỗ trợ của nhà nước với những phương thức khác nhau. Các công nghệ đã được nghiên cứu thành công, cần mạnh dạn giao ngay cho các doanh nghiệp KH-CN triển khai vào sản xuất theo quy mô công nghiệp, theo hình thức dự án P, để nhanh chóng đưa các TBKT vào sản xuất và cũng là điều kiện rèn luyện thử thách các doanh nghiệp KH-CN. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam phải cải thiện tiềm năng của lực lượng lao động Việt Nam bằng cách phát triển con người và vốn trí tuệ, điều tạo thành những yếu tố cơ bản của khả năng cạnh tranh. Đồng thời, Chính phủ phải phấn đấu xây dựng một xã hội mở cửa, trong đó hiệu quả của việc học tập được tối đa hoá bằng sự liên kết gần gũi với các mạng lưới tri thức toàn cầu và tiếp cận các công nhân viên có trình độ học vấn cao từ nước ngoài. Các lĩnh vực đòi hỏi phải tiếp tục những nỗ lực ở cấp độ chính sách để thiết lập một hệ thống đổi mới Quốc gia bao gồm giáo dục và phát triển nguồn lực con người (HRD) khoa học và công nghệ, thông tin, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và mạng lưới an sinh xã hội.

Việt Nam phải sắp xếp lại hoặc tổ chức lại các hoạt động R&D và nỗ lực HRD của mình để chúng có thể đáp ứng những nhu cầu đang thay đổi của các ngành. Để đạt được điều này, toàn bộ hệ thống HRD cũng như S&T/R&D có thể cần phải được tổ chức một cách triệt để. Để đẩy nhanh việc tạo ra, truyền bá và hấp thụ tri thức, điều quan trọng là phải nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin trong thời hạn càng sớm càng tốt. Đồng thời cần phải sắp xếp lại những quy định của Chính phủ, kể cả những quy định về quyền sở hữu trí tuệ, phải thúc đẩy một thị trường tri thức mới phù hợp với những xu hướng của thị trường toàn cầu. Sử dụng “Dự án công nghệ tương lai”, các công nghệ chiến lược, mà là những yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng trong tương lai, sẽ được phát triển.

Các nguồn lực đầu tư cho R & D sẽ được phân bổ dựa trên tầm quan trọng của các công nghệ chiến lược này. Thêm vào đó, Việt Nam phải có được bí quyết về các công nghệ tiên tiến nhất hiện có, và việc triển khai các dự án R & D bằng việc khuyến khích tham gia của các công ty và viện nghiên cứu nước ngoài vào các dự án R&D của quốc gia.

Cần phải xây dựng hệ thống quản lý và đánh giá việc R&D một cách công bằng và khách quan, sao cho Vtệt Nam có thể tiến hành chưyềnt việc “R&D định hướng bắt chước” sang việc “R&D sáng tạo”. Cần phải tạo ra một môi trường đánh giá công bằng có thể nâng cao tính hiệu quả và sự tin cậy của việc đánh giá. Điều này có thể thực hiện bằng cách mở rộng sự tham gia của các ngành vào quá trình chọn lọc những nhiệm vụ R&D. Khoa học và công nghệ cần quan tâm đến địa chỉ ứng dụng, muốn vậy phải tăng cường hình thức đặt hàng, có địa chỉ ứng dụng cụ thể. Thực hiện hình thức khoán gọn trong nghiên cứu khoa học.

Phải đối xử công bằng với các thành phần kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp (kể cả tư nhân), có nghiên cứu đổi mới công nghệ, sáng tạo sản phẩm mới.

Cần phải tăng cường chức năng chuyển giao công nghệ giữa các Trường Đại học và Viện nghiên cứu và cải tiến những khuyến khích đối với việc áp dụng các công nghệ mới trong các lĩnh vực thực hành. Đồng thời, cần phải mở rộng các dự án chuyển giao công nghệ đối với các SME có nhiều đổi mới và đặt cơ sở cho việc xúc tiến chức năng của thị trường công nghệ [2].

Để mở rộng việc trao đổi trí thức giữa ngành công nghhiệp, Viện hàn lâm và các Viện nghiên cứu, hệ thống cộng tác giữa ba trụ cột này trong hệ thống đổi mới cần phải được củng cố. Để đạt được mục đích này, các khoản đầu tư R&D của Chính phủ cho dự án nghiên cứu chung cần phải được mở rộng và việc trao đổi giữa những nhà ng hiên cứu phải được phát triển để làm tăng sự luân chuyển tri thức.

Chính phủ phải xây dựng một môi trường tri thức thân thiện để khuyến khích đổi mới công nghệ trong khu vực tư nhân, sắp xếp lại hệ thống hỗ trợ bằng thuế tránh trùng lặp, và cuối cùng là cải tiến các hệ thống thuế và tài chính để tạo ra nhiều nhu cầu hơn về các sản phẩm sử dụng các công nghệ mới. Chiến lược tiêu chuẩn hoá phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế: Bên cạnh những tiêu chuẩn kỹ thuật như các tiêu chuẩn về sản phẩm và các tiêu chuẩn về đo lường. Chính phủ cần phải chú ý sát sao đến những xu hướng trong các lĩnh vực như bàn luận về việc tiêu chuẩn hoá quốc tế hệ thống chứng nhận kỹ thuật, giáo dục kỹ sư, cấp bằng sáng chế và đưa ra những phản ứng đáp lại phù hợp với những xu hướng này. Chính phủ phải đảm bảo hỗ trợ cho các chuyên gia tri thức Việt Nam sao cho họ có thể đóng vai trò tích cực trong các tổ chức quốc tế xử lý các vấn đề tiêu chuẩn hoá. Chính phủ phải xây dựng một “kế hoạch cơ bản về tiêu chuẩn quốc gia” để triển khai và quản lý một loạt các vấn đề khác nhau liên quan đến việc tiêu chuẩn hoá.

Để tiếp tục phát huy vai trò của tri thức cần:

- Nâng cao trách nhiệm xã hội của đội ngũ tri thức với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao số lượng và chất lượng của đội ngũ tri thức ở các lĩnh vực còn thiếu hụt; tập trung đào tạo bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao; đào tạo lại và tổ chức các lớp tập huấn cho một số cán bộ đang công tác tại cơ quan của nhà nước để đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đánh giá tổng thể việc xây dựng, quản lý và sử dụng nhân lực tri thức trên địa bàn cả nước.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ, trọng dụng, tôn vinh tri thức, tích cực kêu gọi, thu hút trí thức ở Việt Nam, ở nước ngoài tham gia xây dựng quê hương, có chế độ và khuyến khích mạnh mẽ hơn việc sử dụng nguồn trí tuệ dồi dào của các trí thức đã nghỉ hưu; tăng cường hợp tác quốc tế; tạo điều kiện để tri thức trong nước được giao lưu, học tập và làm việc ở các trung tâm khoa học, văn hoá tiên tiến trên thế giới.

- Tạo môi trường làm việc dân chủ, lành mạnh để nâng cao hiệu quả cống hiến của đội ngũ trí thức, khắc phục tình trạng hành chính hoá, thiếu công khai, minh bạch trong các khâu tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ; đề xuất với Đảng, Nhà nước xây dựng những trung tâm khoa học - công nghệ lớn của đất nước, đổi mới giáo dục, đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp Hội Khoa học - Kỹ thuật ở Trung ương và địa phương.

- Đồng thời phải đẩy mạnh hoạt động của khu công nghệ cao. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút lực lượng khoa học và công nghệ của các viện nghiên cứu, các trường đại học, hợp tác tại chỗ với nhau và với các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài để nghiên cứu, tiếp thu, thích nghi cải tiến các công nghệ mới, chuyển giao trực tiếp cho sản xuất; từng bước góp phần nâng cao năng lực công nghiệp nội sinh của Hà Nội và cả nước.

- Ươm tạo các công nghệ mới, hỗ trợ các xí nghiệp công nhệ cao trong nước mới được thành lập còn non nớt về các mặt tư vấn, cơ sở kỹ thuật, tài chính.

- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ hiện đại để nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao đặc chủng (khối lượng nhỏ, hàm lượng trí tuệ cao), đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu. - Phát triển nền kinh tế tri thức, phát huy vai trò đầu mối liên hệ với hệ thống công nghiệp, công nghệ cao quốc tế thông qua việc tham gia vào các mạng lưới cung cấp thiết bị và nguyên liệu, sản xuất và phân phối sản sản phẩm ở khu vực và thế giới.

- Khu công nghệ cao Hoà Lạc cần khẩn trương triển khai, các đơn vị nghiên cứu triển khai và đào tạo phục vụ phát triển các công nghệ cao. - Các xí nghiệp công nghệ cao ở quy mô vừa và nhỏ dưới hìnht hức đầu tư trực tiếp của nước ngoài, liên doanh song phương, đa phương với các đối tác trong và ngoài nước.

- Các tổ chức dịch vụ khoa học - kỹ thuật nhằm phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, phát triển sản phẩm, chế thử, sản xuất và kinh doanh công nghệ cao.

- Các hướng công nghệ mới và cao sau đây được coi là chủ yếu đối với các hoạt động giáo dục, nghiên cứu - triển khai sản xuất của khu công nghệ cao Hà Nội.

- Các công nghệ điện tử, tin học, viễn thông, tự động hoá, công nghệ sinh học hiện đại, công nghệ vật liệu mới.

- Các dịch vụ cơ bản và chuyên môn hoá ở trình độ quốc tế sau đây phải được tạo dựng tại khu công nghiệp cao Hà Nội ngay từ khi bắt đầu.

- Tiếp thị: viễn thông, thông tin tư liệu, tư vấn pháp lý và kỹ thuật.

- Đo lường - kiểm tra thử nghiệm, thiết kế.

- Dịch vụ sinh hoạt nhà ở, khách sạn, câu lạc bộ, bệnh viện

Từ năm 1963 Bác Hồ đã dạy: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại sản xuất, phục vụ quần chúng. Nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi, các tổ chức khoa học và nhà khoa học phải lăn lộn trong thực tiễn, quan hệ chặt chẽ với xí nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất, phải biết công nhân, nông dân cần gì, học gì, làm ăn sinh sống như thế nào? Họ cần được giúp đỡ, phổ biến những TBKH công nghệ như thế nào?”

- Nghiên cứu khoa học phải gắn với thị trường, trên cơ sở hiểu thị trường, phục vụ thị trường.

- Sản phẩm, chất lượng của khoa học và công nghệ phải được thị trường đánh giá và quyết định.

- Trong điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, không nên đầu tư dàn trải mà phải tập trung vào lĩnh vực cần thiết, thiết thực và tập trung cho công nghệ cao.

 - Bảo đảm tài nguyên môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển công nghệ hỗ trợ và công nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao. Gắn với các chuỗi khu vực toàn cầu. Khuyến khích thành lập các trung tâm nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Hà Nội mới ngày 8/8/2017 - “Cởi mở hơn về doanh nghiệp Khoa học - Công nghệ”.

2. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển - “Khoa học và công nghệ phải thực sự là quốc sách hàng đầu để phát triển” - Tạp chí Thăng Long - Khoa học công nghệ số 6/2015.

3. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển - “Làm gì để khoa học - công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội” - Tạp chí Môi trường - Sức khoẻ 12/2016.

Bạn đang đọc bài viết Phải làm thế nào để có được 5000 doanh nghiệp khoa học, công nghệ vào năm 2020?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.
Thú quý trở về và thông điệp xanh
Thời gian gần đây, ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một số địa phương khác, người dân liên tiếp phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm như voọc Hà Tĩnh, lửng lợn Đông Dương, mang Trường Sơn, gà lôi trắng, khỉ mốc, rùa sa nhân...

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.