Thứ ba, 16/04/2024 19:58 (GMT+7)

RTN 5: Cấp bát ăn và cấm cơm hộp tại các nhà ăn sinh viên

MTĐT -  Thứ ba, 24/09/2019 13:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đặc điểm của sinh viên sống ở KTX các trường đại học là không được nấu ăn. Vì vậy mà sinh viên phải tại nhà ăn, và không ít sinh viên mua cơm hộp mang về phòng của mình ăn.

Khối lượng rác thải nhựa khổng lồ

Khảo sát tại ký túc xá Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN số 144 Xuân Thủy có khoảng 2000 sinh viên, số sinh viên ăn trưa và ăn tối trực tiếp tại nhà ăn ký túc hoặc quán ăn quanh trường khoảng 1200, còn lại sử dụng hộp mua cơm về nhà.

Tại hai nhà ăn “Bà xã đậu hũ” và “Nhà ăn sinh viên” thuộc Ban quản lý ký túc xá luôn có một lượng hộp cơm lớn để phục vụ sinh viên mua cơm về phòng. Theo chủ quán “Bà xã đậu hũ”, một ngày hai bữa nhà ăn tiêu thụ hết khoảng trên 700 hộp cơm bằng xốp dùng một lần, kèm thêm cả đũa dùng một lần và túi nilong đựng hộp. Hai nhà ăn tiêu thụ khoảng trên 1200 hộp cơm mỗi ngày, số lượng hộp này sau khi dùng xong được tập kết thành cả đống rồi do xe vệ sinh môi trường mang đi.

Điều đáng nói, trong các hộp cơm còn có thức ăn thừa, lượng thức ăn thừa nếu ăn trực tiếp tại nhà ăn sẽ được thu gọn vào mộ thùng sau đó cho các hộ ngoài thành nuôi lợn mang về. Còn đối với cơm hộp, thức ăn thừa nhiều dầu mỡ được gói gọn trong hộp và tất cả biến thành rác thải. Ước tính khối lượng rác thải của riêng ký túc xá ĐH Ngoại ngữ một ngày khoảng vài tấn mỗi ngày, trong đó ngập tràn hộp cơm, cốc nhựa trà sữa và túi nilong. Đây là những rác thải nhựa mất hàng triệu năm mới phân hủy, nếu đốt sẽ tạo ra lượng khí độc ảnh hưởng xấu đến không khí.

Hai nhà ăn sinh viên ở ĐH Ngoại ngữ hàng ngày thải ra hàng nghìn hộp cơm, đũa dùng 1 lần

Đề xuất ý tưởng hạn chế rác thải tại ký túc xá

Để hạn chế hộp cơm, Trường ĐH Ngoại ngữ nói riêng và nhiều trường đại học có ký túc xá nói chung nên phát bát ăn cơm cho sinh viên. Tân sinh viên mới nhập học vào ở ký túc xá cần ngay lập tức phát bát, thì và đũa cho sinh viên. Hãy thiết kết một mẫu bát riêng có in logo của trường và câu khẩu hiệu “Nói không với rác thải nhựa” trên bát.

Thực hiện việc cấm sinh viên mua cơm hộp theo lộ trình thời gian mang vào ký túc xá, việc cấm là biện pháp hành chính cần thiết bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về hạn chế rác thải nhựa. Ngay tại các nhà ăn, trường cần yêu cầu các nhà ăn giảm dần số lượng bán hộp cơm mỗi ngày, thay vào đó là bát cho mượn của nhà ăn có logo của trường.

Sở dĩ nhiều sinh viên thích sử dụng cơm hộp bời nhiều lý do như:

+ Đang trên đường đi học về ngại lên phòng rồi lấy bát nên tiện sẽ mua cơm về luôn

+ Ngại ăn tại nhà ăn vì đông và nóng

+ Chưa muốn ăn đúng bữa nhưng cần mua về dự phòng đến khi đói mới ăn

Căn cứ vào thói quen của sinh viên nhà trường cần có những biện pháp phù hợp như:

Xây dựng nhà ăn gần ký túc xá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để sinh viên không phải đi xa.

Xây dựng nhà ăn rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ chỗ ngồi, quạt cho sinh viên ăn trực tiếp

Có số lượng bát ăn, bát cho mượn đủ cho toàn bộ sinh viên ở trong ký túc xá

Tuyên truyền, treo banner, băng rôn về sự độc hại khi đựng cơm nóng trong hộp xốp, các núi rác do hộp cơm, túi nilong chất thành đống tại khu tập kết rác, bờ biển.

Đẩy mạnh mô hình phân loại rác tại đầu nguồn, hiện tại mô hình này đang được triển khai tại Trường ĐH Ngoại ngữ khi luôn có 3 thùng rác được đặt cạnh nhau với 3 màu và 3 dòng chữ chỉ dẫn đó là: Rác vô cơ, rác hữu cơ và các phụ kiện điện tử.

Đối với sinh viên thời hiện đại, họ thường thích sử dụng chai nước uống một lần, thích trà sữa, cà phê trong hộp nhựa rồi mang lên lớp uống. Cảnh tượng trên mỗi bàn sinh viên bây giờ không còn mấy sách, bút mà thay vào đó là máy tính bảng và chai nước, cà phê…Sĩ số lớp bao nhiêu thì phải đến một nửa số đó sẽ để lại rác thải sau mỗi buổi học. Sự tiện nghi lúc nào cũng có hai mặt, cảm giác tiện lợi, không chung đụng khi sử dụng đồ nhựa một lần đi kèm với khối lượng rác thải tăng gấp cả chục lần so với bình nước lọc uống chung cách đây khoảng chục năm.

Mọi thứ đồ uống dù bắt mắt đến đâu, thơm ngon đến đâu thì cũng đã qua chế biến, chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu cộng thêm các hạt vi nhựa tan ra khi để trong hộp nhựa nên chưa chắc đã tốt cho sức khỏe. Loại nước tốt nhất là nước lọc tinh khiết, vừa ăn toàn, tiết kiệm chi phí và không xả rác ra môi trường.

Các phòng học nên có một bình nước uống chung và khoảng 3 cốc sứ để sẵn tại đó để sinh viên uống bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền, đừng quá mải mê với các tấm biển quảng cáo hàng hiệu, thời trang, hãy treo một banner xanh mát, ý nghĩa về hạn chế rác tải nhựa hoặc lợi ích của uống nước lọc trong lớp học, chắc chắn sẽ có hiệu ứng không hề nhỏ.

 Hộp đựng cơm khá tiện nhưng độc hại và thải rác ra môi trường, cần thay thế bằng bát sắt, sứ do nhà trường cung cấp

Thực tế tại các trường đại học cho thấy, rác thải nhựa chủ yếu đến từ nhu cầu ăn uống của sinh viên. Việc được tự do ăn uống, phục vụ tận bàn ăn và tâm lý “không phải rửa bát” sau khi bỏ đi đồ nhựa dùng một lần đã làm cho khối lượng rác thải nhựa ở trường đại học là vô cùng lớn. Đáng nhẽ ra, nơi đây là nơi văn minh, tri thức và đi đầu nhất trong phòng chống, hạn chế rác thải nhựa nhưng thực tế tại nước ta hiện nay thì hoàn toàn ngược lại. Sinh viên là người ý thức cao việc bỏ rác đúng nơi quy định nhưng trước khi làm việc đó hãy nghĩ đến việc đừng biến nhiều vật dụng có thể dùng lại được thành rác, khi uống một cốc nước hãy nghĩ xem chiếc hộp này sẽ đi về đâu sau khi ta bỏ nó đi, ta có quá khát để để uống một cốc trà sữa hay không? Ta có nên mang theo bình nước dùng nhiều lần đi học hay không?

Đi liền với hoạt động truyền thông mạnh mẽ

Ngoài các hành động cụ thể, các trường đại học cần đẩy mạnh truyền thông về hạn chế rác thải nhựa. Có thể thành lập các câu lạc bộ truyền thông trong trường tuyên truyền qua các kênh wbsite, facebook, you tube.. về tác hại của rác thải nhựa, thay đổi hành vì sử dụng đồ nhựa dùng một lần, so sánh giữa các vật liệu nhựa với sứ.

Hình thức truyền thông cần đa dang, trẻ trung và bám sát các hành động cụ thể, trực quan. Đó là sự vào cuộc của lãnh đạo nhà trường từ hành động nhỏ nhất không dùng chai nước trong cuộc họp, ban hành quy định về cấm sử dụng hộp cơm tại nhà ăn tự tay đi các phòng học dán banner tuyên truyền hạn chế rác thải nhựa, túi nilong.

Có thể tổ chức các cuộc hùng biện, cuộc thi ý tưởng, cuộc thi viết về ước muốn tương lai trong sinh viên về nói không với rác thải nhựa, đưa phong trào trở nên sâu rộng tới toàn bộ sinh viên trong trường.

Nhà trường cũng nên hạn chế tối đa việc các doanh nghiệp kinh doanh sử dụng đồ nhựa dùng một lần quảng cáo sản phẩm trong trường như các thương hiệu đồ ăn nhanh, thương hiệu các loại nước giải khát, trà sữa, cà phê…những thương hiệu này không phù hợp quảng cáo tại trường đại học, dễ kích thích bản năng thích khám phá và thói “tiện ích, nhàn hạ, lười vận động” trong một bộ phận sinh viên. Thậm chí, nhà trường có thể đưa tiêu chí đánh giá hạnh kiểm sinh viên qua việc có thường xuyện hạn chế rác thải nhựa hay không.

Bát ăn sinh viên ở nội trú ký túc xá phải như là 1 trong những “đồ dùng học tập” bất lý thân đối với sinh viên, phải giống như mô hình hỗ trợ ăn miễn phí như đào tạo ngành Giáo dục Quốc phòng An ninh, mỗi sinh viên đều được phát một bát sắt và một đôi đũa inox, mỗi lần đi ăn đều mang theo rồi tự rửa mang về. Nhà trường cần phải có quy định, quy chế quản lý rõ ràng, khắt khe để nếp sinh hoạt này trở thành thường xuyên trong sinh viên ở nội trú.

Tác giả: Nguyễn Văn Công

Địa chỉ: Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN, nhà E4, số 144 Xuân Thủy, Hà Nội

ĐT: 0384068253

Bạn đang đọc bài viết RTN 5: Cấp bát ăn và cấm cơm hộp tại các nhà ăn sinh viên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Nguyễn Văn Công

Cùng chuyên mục

Biến xơ mướp thành nguyên liệu thời trang độc đáo
Nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ phí từ cây mướp, vốn rất dồi dào tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Loofaa đã có cách làm sáng tạo biến xơ mướp thành nguyên liệu “xanh” cho những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.