Thứ bảy, 20/04/2024 20:34 (GMT+7)

Nhiều ý kiến trái chiều quanh đề xuất “chống ngập bằng hóa chất”

MTĐT -  Thứ sáu, 20/12/2019 16:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo chuyên gia cho rằng, việc sử dụng chất DRP để giải quyết ngập úng ở TP HCM phải hết sức thận trọng và không được coi là giải pháp ưu tiên. Vì hóa chất sẽ ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường.

Chống ngập bằng chất DRP

Giải pháp chống ngập mới bằng công nghệ hóa học, sử dụng chất DRP (Drag Reduction Polymer), được TS Đặng Vũ Trọng (Giám đốc kỹ thuật một tập đoàn của Canada) đề xuất ứng dụng cho TPHCM.

Theo ông Trọng, các giải pháp mà thành phố đang làm như lắp thêm máy bơm, cải tạo, xây mới đường cống và kênh rạch... là mang tính lâu dài, kinh phí đầu tư, vận hành lớn. Trong khi đó, giải pháp chống ngập bằng hóa học có giá thành đầu tư và vận hành thấp, gọn nhẹ, lắp đặt và sử dụng nhanh. Tùy vào lưu lượng dòng chảy sẽ điều chỉnh lượng DRP phù hợp.

Cũng theo ông, giải pháp dùng hóa học này cơ bản được thực hiện bằng cách bơm chất DRP vào hệ thống cống thải của TP thông qua các điểm được lắp đặt máy bơm DRP. Khi hóa chất này tan vào nước sẽ làm tăng công suất dòng chảy, qua đó tăng năng suất cho cống thoát nước, máy bơm và giúp giảm ngập lụt.

Chuyên gia đề xuất ngập ở TP.HCM khi sử dụng hóa chất sẽ làm tăng tốc độ dòng chảy, giúp nước thoát nhanh hơn.

Chất DRP với độ kéo dài cao trong dung dịch loãng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc dòng chảy rối, chống lại sự phát triển xoáy rối và làm giảm sự tiêu tán năng lượng hoặc giảm lực cản dòng chảy. DRP không gây ảnh hưởng đến môi trường nước xử lý. Giá DRP khoảng 4 USD/kg.

Ông Trọng cũng cho biết thêm, giải pháp này được dùng ở nhiều nước. Từ năm 1974 tại thành phố Bristol của Anh đã dùng phương pháp này để chống ngập. Khi dùng chất DRP bỏ vào nước sẽ giúp công suất thoát nước tăng 30% so với thông thường đối với loại cống 300 mm.

Tại Mỹ chất này được dùng trong một trạm bơm ở thành phố Denver, bang Colorado, công suất thoát nước tăng 37%. Chính vì vậy từ năm 2002, thành phố Denver đã quyết định dùng chất DRP vào ứng dụng trong việc thoát nước, chống ngập.

Tại Canada vào thế vận hội mùa đông năm 2010 ở thành phố Whestle chính quyền nước này đã dùng hóa chất DRP để chống ngập. Bởi thành phố này dân số có khoảng 10.000 dân nhưng khi có thế vận hội mùa đông, đã tiếp nhận khoảng 70.000 khách du lịch.

Từ những kết quả trên, ông Trọng mong muốn sẽ hợp tác cùng với chính quyền TP.HCM cùng nghiên cứu, thử nghiệm giải pháp này. Trước mắt, ông mong muốn tìm hiểu thông tin về đặc điểm hệ thống cống của thành phố, nhằm cải tiến cải tiến thêm hệ thống cho phù hợp về mặt kỹ thuật. Tùy vào lưu lượng dòng chảy bao nhiêu m3 mỗi giờ, mỗi ngày để điều chỉnh lượng DRP phù hợp.

Cần nghiên cứu thận trọng

Tuy nhiên, GS.TSKH Lê Huy Bá, Viện Khoa học và Công nghệ Quản lý Môi trường lại cho rằng, dùng công nghệ hóa học để giảm ngập là một giải pháp mới, chưa từng áp dụng tại Việt Nam. Dù đã có một số nước áp dụng nhưng vẫn phải xem xét kỹ lưỡng điều kiện nước họ có tương đồng Việt Nam.

Ở một số nước, họ sử dụng phổ biến và có hiệu quả đường ống đúng chuẩn. DRP chỉ có tác dụng khi hệ thống cống thiết kế và thi công đúng chuẩn nhất định, rác, đất đá không có nhiều trong cống.

Ở ta, với tình trạng cống hiện nay, sử dụng phương pháp hóa gần như không có tác dụng. Việc tăng dòng chảy cho nước trong khi cống vẫn cứ ngập rác, chỗ nào cũng ngập thì chảy đi đâu?

Cùng quan điểm, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM cho rằng, "Đơn vị đề xuất cho biết đã thí nghiệm và cho kết quả khả quan, không gây ô nhiễm, cá vẫn sống được, nhưng đó là áp dụng với nước sạch. Còn với nước kênh rạch nhiều nơi rất ô nhiễm, giờ đổ thêm hóa chất vào thì liệu có bảo đảm không? Điều này cần phải được xem xét kỹ lưỡng", ông Cương nói.

Còn theo GS.TSKH Dương Đức Tiến, Trung tâm Công nghệ Sinh học phục vụ đời sống và sản xuất, còn nhiều vấn đề lưu ý về đề xuất này. “Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, dù là hóa chất gì thải ra môi trường, cũng phải hết sức thận trọng và không được coi là giải pháp ưu tiên.

Vì hóa chất sẽ ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường, đời sống của các vi sinh vật. Nó làm mất đi đa dạng sinh học, thậm chí có thể gây ô nhiễm môi trường. Nếu đây là hợp chất sinh học hay vi sinh thì không cần phải bàn, có thể áp dụng ngay được”, GS.TSKH Dương Đức Tiến cho biết.

Nghiên cứu về giảm lực cản dòng chảy bằng chất DRP được phát hiện bởi Toms vào năm 1946. Hai năm sau, nhà khoa học này đã trình bày nghiên cứu này tại hội nghị khoa học Rheology tại Hà Lan. Ứng dụng này được sử rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như ống dẫn, vận hành giếng dầu, tưới tiêu trong thủy lợi, ứng dụng trong y sinh như dòng máu.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Nhiều ý kiến trái chiều quanh đề xuất “chống ngập bằng hóa chất”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất