Thứ sáu, 29/03/2024 19:42 (GMT+7)

Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo

MTĐT -  Thứ tư, 29/05/2019 16:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với lợi thế vốn có, Ninh Thuận đã và đang thu hút rất nhiều dự án năng lượng tái tạo về đầu tư.

Tính đến nay, Ninh Thuận đã thu hút rất nhiều dự án năng lượng tái tạo đăng ký đầu tư. Về điện gió, đã có 12 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư; trong đó có 3 dự án đã hoàn thành xây dựng giai đoạn 1, đưa vào vận hành thương mại với công suất 117 MW và 1 dự án vừa khởi công vào tháng 4/2019...

Về dự án điện mặt trời, tỉnh đã chấp thuận chủ trương cho khảo sát lập dự án đối với 54 dự án, với tổng công suất trên 3.500 MW; trong đó đã trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển Điện lực và UBND tỉnh đã cấp chứng nhận đầu tư cho 31 dự án, tổng quy mô công suất gần 2.000 MW, với tổng vốn đăng ký trên 50.000 tỷ đồng.

Đến nay, đã có 7 dự án hoàn tất giai đoạn chạy thử nghiệm, chính thức phát điện thương mại với tổng công suất 454 MW. Cụ thể như: Nhà máy điện mặt trời BP Solar 1, công suất 36,8 MW; Nhà máy điện mặt trời BIM 1, 2 và 3 với tổng công suất 264 MW và Dự án năng lượng mặt trời Trung Nam, giai đoạn 1, công suất 90 MW. Theo kế hoạch, trong năm 2019 tỉnh tiếp tục đôn đốc tiến độ, hoàn thành thêm 5 dự án. Số còn lại 12 dự án sẽ vận hành trong năm 2020.

Nhiều dự án năng lượng tái tạo phát triển mạnh tại Ninh Thuận. Ảnh: Internet.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Ninh Thuận đã thu hút, kêu gọi đầu tư Dự án điện khí và hiện đã có nhiều nhà đầu tư có tiềm lực quan tâm, đang tiến hành khảo sát, nghiên cứu, lập thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng các nhà máy trong Trung tâm điện lực Cà Ná với quy mô công suất 6.000 MW.

Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Ninh Thuận có điều kiện tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời rất lớn hàng năm. Số giờ nắng trung bình trong khoảng 2.600 - 2.800 giờ/năm, phân bố tương đối điều hòa quanh năm.

Tại hội thảo diễn ra sáng 24/5, các đại biểu đi sâu thảo luận những lợi thế - tiềm năng sẵn có, cơ hội và triển vọng để hiện thực hóa chủ trương đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo, tạo bước đột phá mạnh mẽ trên lĩnh vực công nghiệp, ưu tiên khuyến khích và thu hút đầu tư các dự án theo quy hoạch phát triển điện gió tỉnh giai đoạn tầm nhìn 2020 với 5 vùng tiềm năng gió với quy mô 1.430 MW và định hướng đến năm 2030; đồng thời thu hút đầu tư các dự án điện mặt trời đến năm 2020, tầm nhìn 2030 quy hoạch phát triển với quy mô công suất 10.480 MW.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa chủ trương xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, từ đó xây dựng kịch bản phát triển năng lượng nói riêng và phát triển kinh tế của tỉnh nói chung vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.

Theo ông Phạm Đăng Thành, việc xây dựng Trung tâm năng lượng tái tạo như mục tiêu đề ra hiện chưa được nghiên cứu một cách bài bản, khoa học để định hình trong thực tế. Cùng với đó là khung chính sách của nhà nước về thu hút đầu tư, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển công nghiệp phụ trợ ngành năng lượng tái tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra với nhiều thách thức.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tin mới