Thứ năm, 18/04/2024 20:17 (GMT+7)

Tiếp cận nước uống trên khắp thế giới qua 5 thiết kế đồ họa

MTĐT -  Thứ ba, 21/03/2017 08:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

(phapluatmoitruong.vn) - Hàng tỷ người đã tiếp cận được nước uống sạch và an toàn từ năm 1990, nhưng dữ liệu cho thấy vẫn còn những bất bình đẳng rất lớn liên quan đến nước uống.

Có bao nhiêu người có nước sạch và an toàn? Họ lấy nước từ đâu và phải trả bao nhiêu tiền? Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) / Chương trình giám sát chung của UNICEF đã thu thập dữ liệu về nước uống trong 17 năm qua để có cái nhìn chi tiết về tình hình tiếp cận nước uống ngày nay.
Báo cáo này cũng xem xét tình hình hiện tại phù hợp như thế nào với tầm nhìn của việc tiếp cận phổ cập và bình đẳng đối với nước uống an toàn và có giá cả phải chăng - được đưa ra bởi các mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Báo cáo cho thấy những khoảng cách trong dữ liệu và những gì chúng ta vẫn cần biết để đạt được sự tiếp cận phổ cập.
1. Hàng tỷ người đã được dùng nước, nhưng vẫn còn rất nhiều bất bình đẳng
Kể từ năm 1990, 2,6 tỷ người đã được tiếp cận với nguồn nước uống "được cải thiện" để chống lại sự ô nhiễm. Tuy nhiên, vào năm 2015, 663 triệu người vẫn uống nước từ các nguồn nước không được bảo vệ. Sự bất bình đẳng lớn vẫn tồn tại giữa và trong các quốc gia; gần một nửa số người uống nước từ các nguồn nước không được bảo vệ sống ở vùng hạ Sahara châu Phi, 8/10 người sống ở nông thôn, và có khoảng trống lớn giữa người giàu nhất và người nghèo nhất.
Tại 41 quốc gia, 1/5 người uống nước từ nguồn nước không được bảo vệ, thậm chí ô nhiễm.
Có bao nhiêu người sử dụng nguồn nước an toàn, không bị ô nhiễm? Ảnh: WHO / Chương trình giám sát chung của UNICEF
Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) nhằm giúp mọi người tiếp cận được với nước, nhưng chúng ta cần nhiều dữ liệu hơn về nước uống để đảm bảo tất cả mọi người đều được dùng nước sạch.
2. Việc lấy nước vẫn là một gánh nặng lớn, đặc biệt ở vùng hạ Sahara châu Phi
Ở hầu hết các quốc gia, phần lớn mọi người dành ít hơn 30 phút để lấy nước, hoặc có đường ống cung cấp nước trong nhà. Tuy nhiên, ở một số vùng, đặc biệt là vùng hạ Sahara châu Phi, nhiều người phải mất hơn 30 phút, thậm chí hơn một giờ đồng hồ cho mỗi lần đi lấy nước. Gánh nặng này chủ yếu tập trung vào phụ nữ và trẻ em gái – những người đảm nhiệm công việc này ở 8 trong 10 hộ gia đình không có đường ống cung cấp nước.
Mông Cổ là nước duy nhất mà nam giới và trẻ em trai đảm nhiệm công việc đi lấy nước.
Ai đảm nhiệm việc lấy nước ở nông thôn? Đồ thị này mô tả chi tiết về gánh nặng đối với người đi lấy nước, theo giới tính và độ tuổi ở các nước có ít nhất một trong 10 hộ gia đình không có đường ống cung cấp nước trong nhà. Ảnh: WHO / Chương trình giám sát chung của UNICEF
Giảm thời gian lấy nước và tăng số người được sử dụng nguồn nước trong nhà là điều rất quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu khác liên quan đến đói nghèo, y tế, giáo dục và bình đẳng giới.
3. Ở nhiều nơi trên thế giới, nước không có sẵn trong cả ngày và mỗi ngày
Ở nhiều quốc gia, các hộ gia đình được hỏi liệu nguồn cung cấp nước của họ có đáp ứng được nhu cầu của họ, hoặc nước luôn có sẵn trong bao nhiêu giờ mỗi ngày. Dữ liệu hiện nay cho thấy tình trạng nước có sẵn rất khác nhau giữa và trong các quốc gia.
Tại một số tỉnh của Nam Phi, nguồn cung cấp nước cho 60% hộ gia đình đã bị gián đoạn trong hai ngày hoặc nhiều hơn 2 ngày.
Nguồn nước sẵn có có sự khác nhau giữa và trong các quốc gia. Biểu đồ này cho thấy tỷ lệ phần trăm dân số Nam Phi có nguồn nước cấp trong thành phố bị gián đoạn hơn 2 ngày, từ năm 2009 - 2014. Ảnh: Chương trình giám sát chung của WHO / UNICEF
Năm 2014, tại Nam Phi, một phần năm các hộ gia đình có nguồn nước cấp trong thành phố đã bị gián đoạn hơn 2 ngày. Tình trạng này lớn hơn gấp 3 lần ở một số vùng của đất nước. Rất ít quốc gia có nguồn nước sẵn có liên tục, nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, nguồn cấp nước dưới 24 giờ vẫn được cho là đủ. Các quốc gia sử dụng hàng loạt các biện pháp khác nhau để đánh giá tính khả dụng và các biện pháp này phải phù hợp để việc so sánh mức độ dịch vụ có thể được thực hiện ở các nước và theo thời gian.
4. Một số nguồn nước được bảo vệ, chống lại sự nhiễm bẩn nhưng vẫn có thể không an toàn khi uống 
Để được coi là "an toàn", một nguồn nước uống phải không có mầm bệnh và không có các chất có hại cao. Trên toàn cầu, mối lo ngại đến sức khoẻ chính là ô nhiễm phân, được xác định bởi sự tồn tại của các vi khuẩn như E.coli. Nhiều nơi xây dựng trạm cung cấp nước để bảo vệ nguồn nước, chống lại sự nhiễm bẩn nhưng nước có thể vẫn bị nhiễm E.coli - nước ngầm có thể bị nhiễm bẩn bởi nhà vệ sinh bị hư hỏng, hoặc những bình đựng nước mọi người sử dụng có thể chứa vi khuẩn.
Tại Nepal, 91% dân số được uống nước từ nguồn nước được cải thiện, nhưng nguồn nước này vẫn chứa E.coli.
Ở Bangladesh, Nepal, Ghana và Congo, nhiều người sử dụng nguồn nước được không bị ô nhiễm nhưng vẫn có vi khuẩn E.coli. Ảnh: WHO / Chương trình giám sát chung của UNICEF
Chúng ta cần phải đầu tư thêm vào các công nghệ chi phí thấp để kiểm tra chất lượng nước uống của con người, đặc biệt đối với những người không được tiếp cận với các hệ thống đường ống nước theo quy định.
5. Mọi người chi những khoản tiền khác nhau cho nước, nhưng họ nghĩ khoản chi đó có giá phải chăng hay không
Các cuộc khảo sát về thu nhập và chi tiêu cho thấy người dân trả tiền nước và tiền vệ sinh thay đổi theo từng quốc gia. Dữ liệu không phải lúc nào cũng nắm bắt được toàn bộ chi phí của các dịch vụ này, như giá để khoan một lỗ khoan trong lòng đất để lấy nước. Chúng ta không biết liệu việc chi trả tiền nước và vệ sinh sẽ ngăn chặn người dân tiếp cận với nguồn nước và vệ sinh ở nơi đầu tiên hay không, hoặc người dân có nghĩ rằng số tiền họ chi trả là phải chăng.
Tại Tanzania, 10% dân số dành hơn 5% tổng mức chi tiêu của họ cho nước uống.
Tại Tanzania, 10% dân số dành hơn 5% tổng mức chi tiêu của họ cho nước uống. Ảnh: WHO / Chương trình giám sát chung của UNICEF
Những ghi chép và so sánh chi tiêu sẽ là một bước quan trọng để phát hiện dịch vụ nước uống có hợp lý hay không.
Mai Đan
Tổng hợp từ Guardian
Bạn đang đọc bài viết Tiếp cận nước uống trên khắp thế giới qua 5 thiết kế đồ họa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.