Thứ bảy, 20/04/2024 04:26 (GMT+7)

TP.HCM: Sử dụng công nghệ hiện đại xử lý rác

MTĐT -  Thứ năm, 25/03/2021 17:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 24-3, tại TP.HCM, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM (CITENCO) và Trường Đại học (ĐH) Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược.

Thỏa thuận này nhằm phát huy thế mạnh của cả hai bên trong thực hiện các mục tiêu chiến lược liên quan đến vấn đề môi trường.

Đại diện CITENCO và Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ký thỏa thuận. Ảnh: Tư liệu

Tại buổi ký kết, hai bên đã đi đến thống nhất cùng khai thác một cách hiệu quả tiềm lực về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, kinh nghiệm sẵn có.

Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc CITENCO phát biểu

Đồng thời, hợp tác này cũng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên và người lao động của hai bên... Đặc biệt cùng đẩy mạnh phát triển nghiên cứu, chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên cứu, triển khai thí điểm ứng dụng các mô hình, giải pháp kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải hiệu quả.

Ông Cao Văn Tuấn, Trưởng Phòng công nghệ môi trường và kiểm tra chất lượng CITENCO, cho biết: Các nội dung hợp tác đều hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề môi trường đang tồn tại, điển hình như giảm phát thải, tận dụng giá trị nguồn tài nguyên từ chất thải rắn. Từ đó góp phần xây dựng, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn gắn với mục tiêu phát triển bền vững.

PGS.TS Huỳnh Quyền - Hiệu trưởng trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP. HCM phát biểu tại lễ ký kết

Theo PGS-TS Huỳnh Quyền, Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, trong quá trình đào tạo trường cũng đã triển khai cho sinh viên đi thực tập tại CITENCO. Một số chuyên gia của trường cũng đã tham gia các hoạt động về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn cho công ty này.

“Hiện nay, cái mà trường ĐH cần thì doanh nghiệp có, các trường ĐH có thì doanh nghiệp cần” - PGS-TS Quyền nói.
PGS-TS Quyền dẫn ví dụ: Hoạt động xử lý môi trường với những công nghệ bắt buộc phải hiện đại thì việc có đội ngũ chuyên gia tư vấn từ trường ĐH, viện nghiên cứu sẽ giúp ích cho công ty chuyên về ngành tài nguyên môi trường. Họ sẽ nhận định và tiếp nhận được công nghệ đó và giải quyết dứt điểm các vấn đề ô nhiễm môi trường.

“Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy lý thuyết, nhà trường cũng cần có một kỹ năng về tiếp cận thực tế công nghệ về xử lý môi trường từ các công ty môi trường” - ông Quyền nhận định.

Thông qua thỏa thuận, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ cử đội ngũ, nhà khoa học, chuyên gia trực tiếp tham gia phối hợp và hỗ trợ CITENCO trong việc vận hành các công nghệ mới.

Các đại biểu và khách mời chụp ảnh kỷ niệm

Việc phối hợp trên nhằm thực hiện tốt các dự án như: Chuyển đổi công nghệ xử lý rác sinh hoạt từ chôn lấp hợp vệ sinh sang đốt phát điện công suất 1.000 tấn/ngày tại bãi chôn lấp số 3 - Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp (Củ Chi); công nghệ lò đốt chất thải nguy hại công suất 200 tấn/ngày tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp (Củ Chi)…

Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc CITENCO, cho biết công ty đã có sự hợp tác với rất nhiều đơn vị trong nước và quốc tế trong lĩnh vực môi trường. Hiện nay, tất cả dự án của công ty đều tập trung cho những dự án xử lý rác bằng công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thế giới. Từ đó giúp việc xử lý rác ở TP.HCM ngày càng tốt hơn, hiện đại hơn.

Giữa Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và CITENCO đã có một dự án đang làm việc với một đơn vị đối tác của Nhật Bản. Dự án hướng tới xử lý chất thải xây dựng trên địa bàn TP.HCM.

“Dự án này đã được triển khai hai năm, sắp tới chúng tôi sẽ thực hiện thử nghiệm tại CITENCO. Phía công ty Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho CITENCO thử nghiệm công nghệ tiên tiến của Nhật Bản trên lĩnh vực xử lý chất thải xây dựng, đây là công nghệ hiện đại” - ông Nhựt thông tin.

Ông Nhựt mong rằng phía Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ hỗ trợ, phối hợp cùng công ty thực hiện những dự án về lĩnh vực môi trường. Hiện công ty đang xin chủ trương TP.HCM để thực hiện những dự án xử lý tái chế chất thải nhằm tận dụng triệt để nguồn tài nguyên từ rác và góp phần bảo vệ môi trường.

Theo PGS-TS Huỳnh Quyền, về nguyên tắc, khi một doanh nghiệp tiếp cận một công nghệ mới nào đó trên thế giới cũng cần có hai đội tư vấn. Đó là tư vấn nước ngoài và tư vấn trong nước. Họ sẽ là những nhà khoa học có kinh nghiệm, tầm nhìn trong lĩnh vực này.

“Trường sẵn sàng cử các chuyên gia giúp CITENCO tham mưu để công ty lựa chọn công nghệ tốt nhất về mặt kỹ thuật nhằm giải quyết những vấn đề rác thải ở TP” - ông Quyền khẳng định.

PV

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Sử dụng công nghệ hiện đại xử lý rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...