Thứ sáu, 29/03/2024 20:16 (GMT+7)

Khởi nghiệp cùng nhượng quyền thương hiệu: Tại sao không?

MTĐT -  Thứ tư, 10/06/2020 17:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhượng quyền thương hiệu không còn là hình thức kinh doanh quá mới mẻ tại Việt Nam nhưng thời gian gần đây đang nóng trở lại khi không còn là sân chơi của riêng những thương hiệu lớn.

Đây còn được coi là hình thức khởi nghiệp của giới trẻ trong thời đại 4.0 thời nay.

Khi nhắc đến nhượng quyền thương hiệu, người ta thường nghĩ đến các thương hiệu lớn nước ngoài như McDonald’s, Baskin Robbins, Haagen-Dazs (Mỹ), Pizza Hut, Pepper Lunch, Burger King, (Singapore), Lotteria…

Còn trong giai đoạn 2015-2016, thị trường ghi nhận một xu hướng mới của giới trẻ trên thị trường đồ uống là trà sữa. Cũng ở thời điểm đó, trà sữa còn làm nên điều kỳ diệu hơn thế, đó là tạo ra “văn hóa trà sữa”. Các quán trà sữa mọc lên ở khắp mọi nơi, đầu tư cho trà sữa trở thành khoản đầu tư “thông minh” nhất.

Thế rồi, gần đây, người tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ bỗng chốc yêu thích hơn hẳn các quán trà chanh sau một thời gian bão hòa và có vẻ “yên ắng”. Và còn bất ngờ hơn khi món đồ uống dân dã này “comeback” (quay trở lại) với một hình thái mới và tạo ra làn sóng “nhượng quyền” không ai ngờ tới.

Các quán, tiệm trà chanh phát triển nhanh chóng mặt, trải dài trên cả nước. Đi đâu, ta cũng có thể bắt gặp nhưng tiệm, quán trà chanh “sang chảnh”, không còn mang tính chất bụi bặm như trước. Có thể kể tới như Tmore trà chanh với hơn 40 cơ sở trên toàn quốc, Chill - tiệm trà chanh với hơn 20 cơ sở trên toàn quốc, Trà chanh Bụi phố với hơn 400 cơ sở nhượng quyền trên cả nước, Tiệm trà chanh Lakaa với hơn 30 cơ sở (mục tiêu hơn 100 cơ sở trong năm 2020)…

“Trà chanh chém gió” là phương thức được nhiều start-up (khởi nghiệp) lựa chọn kinh doanh hiện nay. Vì sao việc nhượng quyền thương hiệu trà chanh lại dễ dàng và phát triển mạnh mẽ được như vậy?

Câu trả lời nằm ờ đây: Nếu như giá nhượng quyền của một thương hiệu đồ ăn, đồ uống đến từ nước ngoài có thể có lên tới hàng trăm nghìn USD thì với trà chanh chỉ cần vài trăm triệu đồng đã có thể sở hữu một cơ sở kinh doanh với lượng khách ổn định. Hơn nữa, với hình thức này, khả năng setup cửa hàng nhanh chóng, nguyên liệu đơn giản, giá thành thấp và khả năng hồi vốn nhanh.

Ngoài ra, khi nhượng quyền, nhà đầu tư còn được sở hữu hệ thống thương hiệu; sản phẩm/ dịch vụ; bí quyết sản xuất, chế biến sản phẩm; chiến lược, mô hình kinh doanh, chính sách quản lý, hỗ trợ tư vấn, khai trương, kiểm soát, quảng cáo.

Rõ ràng, thuận lợi của việc nhượng quyền một thương hiệu là không thể phủ nhận, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện đang đứng thứ 8/12 thị trường hàng đầu được Hiệp hội Nhượng quyền quốc tế xác định là có giá trị nhất cho việc mở rộng toàn cầu.

Mới đây, một thương hiệu mới nổi được giới trẻ nhắc đến khá nhiều là Tiệm trà chanh Lakaa. Những người trẻ tuổi kháo nhau, họ thích thương hiệu này không chỉ bởi chất lượng đồ uống: ngon, sạch, tươi mà còn là thương hiệu nhượng quyền uy tín, phát triển bền vững và lâu dài.

Việc đi tiếp trên sự thành công sẽ là một hướng đi mới mang nhiều triển vọng cho các bạn trẻ khởi nghiệp bởi khi đã có sẵn một nền tảng vững chắc thì việc tiến xa hơn là điều tất yếu.

Theo Dân Trí

Bạn đang đọc bài viết Khởi nghiệp cùng nhượng quyền thương hiệu: Tại sao không?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới