Thứ ba, 19/03/2024 18:00 (GMT+7)

'Đừng khởi nghiệp khi chưa trải qua cảm giác bị khách hàng đuổi'

MTĐT -  Thứ sáu, 06/09/2019 17:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vượt qua cảm giác bị khách hàng xua đuổi là trải nghiệm rất cần thiết đối với những người muốn khởi nghiệp thành công, theo quan điểm của giám đốc điều hành công ty XimGroup.

Trần Hữu Xiêm, giám đốc công ty XimGroup, vốn là một cử nhân ngành ngân hàng. Ngay từ ngày đầu tiên bước vào Học viện Ngân hàng ở Hà Nội để bắt đầu cuộc đời sinh viên, anh đã tìm việc làm thêm để đỡ đần một phần cho bố mẹ và làm quen với môi trường mới ở thủ đô náo nhiệt.

Chàng sinh viên bán cửa cuốn rồi trở thành trưởng phòng

Công việc đầu tiên Xiêm chọn là làm thêm cho một quán ăn để có tiền mua xe đạp làm phương tiện đi lại.

Sau những ngày làm việc chăm chỉ, cuối cùng chàng sinh viên nghèo từ Bắc Giang cũng tích cóp đủ tiền để mua xe đạp. Anh quyết định nghỉ việc ở quán ăn để làm gia sư.

Học hết năm thứ hai, với những kiến thức tích lũy trên giảng đường, Xiêm quyết định trở thành nhân viên bán hàng cho tập đoàn cửa cuốn từ Australia.

Bằng sự nhiệt tình, nhanh nhẹn và sáng tạo, anh luôn dẫn đầu về doanh số so với bạn bè trong công ty. Lúc còn là sinh viên năm thứ ba, anh đã giữ chức trưởng phòng kinh doanh của công ty.

"Phương châm bán hàng của tôi là làm bạn với khách hàng tiềm năng rồi mới chào bán sản phẩm", Xiêm nói. Theo anh, khi khách hàng tiềm năng đã coi người bán là bạn, khả năng họ mua hàng sẽ cao hơn.

Trần Hữu Xiêm, giám đốc công ty XimGroup. Ảnh: NVCC.

Vụ chốt sale thành công dù khách hàng xua đuổi

Kỉ niệm đáng nhớ nhất với Xiêm là khi anh bán cửa cuốn cho một công ty sản xuất ống nước, có trụ sở nằm ở mặt phố thuộc quận Thanh Xuân vào năm 2005. Hồi ấy, nhận thấy công ty đang xây dựng lại trụ sở, Xiêm đến để chào hàng.

Ngay khi thấy chàng sinh viên đến với catalogue về cửa cuốn, chú bảo vệ xua tay đuổi và nói rất nhiều nhân viên bán cửa cuốn đã tới phát tờ rơi và catalogue. Tờ rơi và catalogue mà họ để lại đã tạo thành một tập dày kín trên bàn của chú bảo vệ.

Đa số nhân viên bán cửa cuốn của những hãng khác không quay lại công ty ống nước nữa, nhưng chàng sinh viên Trần Hữu Xiêm không nản chí và thực hiện đúng phương châm bán hàng của anh. Thỉnh thoảng anh đi qua công ty ống nước, chào hỏi chú bảo vệ rồi nhờ chú kết nối với giám đốc công ty.

Sau nhiều lần trò chuyện với chú bảo vệ, anh đã có cơ hội nói chuyện với giám đốc. Thay vì chào bán sản phẩm, anh chỉ hỏi ông về tình hình kinh doanh của công ty.

Quý chàng sinh viên, ông giám đốc tiếp tục nói chuyện với Xiêm trong những lần anh "vô tình" đi qua công ty. Thỉnh thoảng ông còn kéo anh lên tầng để khoe những hạng mục mới hoàn thành như bể cá, giếng trời.

Rồi một ngày, ông giám đốc gọi Xiêm tới và nói: "Chú muốn gặp giám đốc bên công ty cháu để bàn về hợp đồng cung cấp cửa cuốn". Sau đó, ông giám đốc mua loại cửa cuốn có kích thước lớn nhất hồi bấy giờ.

Thành công với ngành ngân hàng rồi khởi nghiệp

Ra trường, Trần Hữu Xiêm làm việc trong một ngân hàng thương mại cổ phần. Sau nhiều năm, anh vươn tới vị trí quản lí với mức lương khá hậu hĩnh.

Nhưng vì muốn tạo cho bản thân một lối đi riêng trên con đường lập thân, lập nghiệp, Trần Hữu Xiêm quyết định nghỉ việc ngân hàng khi đang là Trưởng phòng Khách hàng Cá nhân xuất sắc nhất khu vực Hà Nội, để cùng với các cộng sự sáng lập Công ty Cổ phần XimGroup - chuyên đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các đối tác.

Với thương hiệu XHR-XimGroup là đối tác đào tạo và cung nhứng nhân sự cho nhiều doanh nghiệp lớn.

Năm ngoái, anh đã cùng các cộng sự xây dựng ứng dựng GoFun để kết nối những người có nhu cầu làm thêm vào thời gian rảnh với những người có nhu cầu thuê nhân sự theo giờ hoặc dự án.

"Tận dụng tối đa năng lực lao động của con người là cách để bạn đem lại giá trị cho cộng đồng. Đó chính là lý do chúng tôi quyết định bắt tay vào khởi nghiệp với GoFun - ứng dụng kết nối những người muốn tận dụng thời gian đi làm thêm và người có nhu cầu thuê lao động theo giờ", Xiêm nói.

Thông qua ứng dụng, người dùng có thể tìm công việc và nhân sự phù hợp với tiêu chí của họ như địa điểm, thời gian, giá cả, năng lực chuyên môn.

Lời khuyên của Xiêm đối với các bạn trẻ đang khao khát khởi nghiệp là: Đừng khởi nghiệp khi chưa từng trải qua cảm giác khách hàng "đuổi thẳng cổ".

"Người khởi nghiệp sẽ phải trải qua cảm giác bị từ chối rất nhiều lần, từ quá trình lên ý tưởng, thuyết phục người đồng sáng lập, đội ngũ cộng sự, nhà đầu tư", Xiêm giải thích.

Theo Kinh tế & tiêu dùng

Bạn đang đọc bài viết 'Đừng khởi nghiệp khi chưa trải qua cảm giác bị khách hàng đuổi'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.