Thứ sáu, 29/03/2024 07:49 (GMT+7)

Làm giàu trên quê hương Quảng Bình

Kiều Trinh -  Thứ năm, 11/04/2019 16:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ Hưng Phát có cơ ngơi rộng lớn, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động nữ là chị Nguyễn Thị Sương, một cô gái tuổi đời còn rất trẻ.

Tốt nghiệp ngành chế biến thực phẩm trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và là cử nhân ngoại ngữ ngành Nhật Bản học, Sương làm việc cho một công ty của Nhật Bản với mức thu nhập khá và ổn định.

Tuy nhiên, năm 2012, chị quyết định từ bỏ công việc đang làm để về lập nghiệp tại quê hương (xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Nhận thấy thỏ là một loại gia súc tương đối mới trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng, chị Sương đã mạnh dạn đầu tư gây dựng và phát triển chăn nuôi thỏ.

Những ngày đầu khởi nghiệp, chị Sương gặp nhiều khó khăn khi vốn còn hạn hẹp, kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi thỏ còn thiếu, đàn thỏ phát triển sản lượng, chất lượng không cao do điều kiện khí hậu chưa phù hợp…

Không quản ngại, chị Sương đã mày mò học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau rồi nghiên cứu, áp dụng lai tạo thành công hai loại giống thỏ. Đồng thời, năm 2017, chị đưa vào thử nghiệm thành công mô hình “thức ăn xanh trong chăn nuôi công nghiệp” để thay thế dần thức ăn công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo tốc độ phát triển khi chăn nuôi với số lượng lớn, chất lượng thịt được nâng cao.

Chị còn kết hợp chăn nuôi và trồng trọt, tận dụng phân thỏ thải ra làm nguồn phân hữu cơ trồng cây nén (hành tăm) và thực hiện thành công mô hình chuỗi liên kết về thỏ và nén.

Để giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tránh được mùa mất giá hoặc tình trạng khan hiếm hàng cung cấp khi trái mùa, chị Sương đã thực hiện đóng gói củ nén để bảo quản được lâu hơn. Đối với thịt thỏ, chị cung cấp ra thị trường thỏ tươi, thỏ đông lạnh, thỏ tẩm gia vị, chà bông thỏ… Cách làm này đã giúp giải quyết khâu đầu ra cho sản phẩm, ổn định giá và thu nhập của người chăn nuôi.

Năm 2017, chị cùng một số thành viên đã thành lập “Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ Hưng Phát” do chị làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hợp tác xã Hưng phát giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 23 lao động nữ. Hiện nay, doanh thu của HTX mỗi tháng đạt 130 triệu đồng, thu lãi hơn 40 triệu đồng. Các thành viên trong HTX thu nhập từ 4-7 triệu đồng/tháng. Năm 2018, HTX đã xây dựng thêm trại mới, mở rộng sản xuất, chăn nuôi.

Chính sự đam mê lập nghiệp trên quê hương của cô gái trẻ đã được đền đáp, sản phẩm của Hợp tác xã đã được thị trường đón nhận và doanh thu ngày một tăng cao. Năm 2018, HTX Hưng Phát được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình chọn làm mô hình tiêu biểu trong việc sản xuất theo chuỗi giá trị; đồng thời, Liên minh HTX Việt Nam cũng chọn làm mô hình phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

Với những kết quả đạt được, chị Sương được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tặng Bằng khen trong phong trào phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp.

Bạn đang đọc bài viết Làm giàu trên quê hương Quảng Bình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.