Thứ ba, 19/03/2024 17:35 (GMT+7)

“Mình không nghĩ nó là rác thì nó sẽ không là rác”

Hương Thơm -  Thứ bảy, 31/08/2019 10:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quán cà phê tái chế số 3B Hàng Tre là điểm đến độc đáo trong lòng phố cổ, độc đáo vì toàn bộ nội thất và vật dụng tại đây đều là rác thải được chủ quán "nhặt" về tái chế lại.

Khuất mình trong góc trái của một con ngõ hẹp trên phố Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhưng quán cà phê tái chế Hidden Gem Coffee của anh Nguyễn Văn Thơ đã gây được ấn tượng đặc biệt và níu chân khách hàng vì không gian độc đáo.

Cái độc đáo nằm ở chỗ 100% vật dụng ở đây đều được làm tù rác thải tái chế. Từ bàn, ghế đến từng lọ hoa, chiếc đèn, vật dụng trang trí,… tất cả đều được anh Nguyễn Văn Thơ góp nhặt về và tái chế một cách tỉ mẩn.

Chuồn chuồn được tạo hình từ...chai nhựa.

Chia sẻ về ý tưởng của mình, anh Thơ cho biết động lực thôi thúc anh mở quán cà phê tái chế ảnh hưởng từ quê hương anh. Anh sinh ra ở Mẫn Xá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, đây là nơi môi trường ô nhiễm nghiêm trọng với nhiều khu công nghiệp, làng nghề và khu chế xuất.

Nhiều người ruột thịt trong gia đình anh qua đời vì ung thư. Vậy nên ý tưởng tái chế rác thực sự trở thành một điều gì đó thôi thúc trong anh.

Quán cà phê của anh vật dụng là đồ tái chế từ tất cả các chất liệu, nhưng anh quan tâm đặc biệt tới rác thải nhựa, bởi vì nó là sản phẩm không thân thiện với môi trường. Anh nói “Dân ta ngày xưa khó ló cái khôn, cái gì bỏ đi cũng dùng lại được, nhưng bây giờ khác rồi, dân mình lạm dụng đồ dùng một lần, nhất là đồ nhựa.

Trong khi đó chúng khó phân hủy, chỉ phân rã thôi. Chúng ta rồi sẽ chết đi, nhưng rác nhựa thì vẫn ở đó, vậy thì đời con cháu chúng ta sẽ như thế nào?

Hạn chế tối đa rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa ra môi trường, quán cà phê tái chế sử dụng cốc thủy tinh và ống inox.

Đau đáu vì câu hỏi đó, sau nhiều năm gắn bó với ngành du lịch, anh quyết định bỏ việc để đi…nhặt rác. Bỏ ngoài tai những lời dị nghị, đàm tiếu, anh đi khắp nơi góp nhặt vật dụng cũ hỏng về tái chế để làm nội thất, vật dụng cho quán cà phê.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, anh Thơ giới thiệu bằng giọng hào sảng: “Đây, chiếc đèn này làm từ bình nước 20 lít bỏ đi, chiếc đèn kia làm lại từ vỏ chai người ta vứt đi. Bộ bàn ghế kia em thấy rồi đấy, nó là cái xe máy cũ hỏng rồi đấy mà”.

Chiếc đèn làm từ bình nước 20 lít.

Máy móc cũ hỏng được tận dụng lại làm bàn ghế.

Cho tới thời điểm hiện tại, nếu có dịp ghé đến đây, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì không gian sinh động “có một không hai” này. Sẽ không có nơi nào bạn thấy chiếc bàn được làm từ những chiếc lốp xe bỏ đi, hay bàn làm từ một phần máy cày tận dụng lại. Đèn làm bằng chai thủy tinh, bình hoa là siêu đun nước bỏ đi, hay trần nhà làm bằng những chiếc chai nhựa sơn nhiều màu sắc.

Bàn làm từ...lốp xe.

Trần nhà nhiều màu sắc từ...chai lọ.

Một bộ bàn ghế khác.

Chậu hoa cũng là đồ tái chế.

Chiếc đèn làm tư chai thủy tinh.

Còn chiếc đèn này làm từ chai nhựa.

Xe máy cũ cũng đưọc tận dụng.

Một góc khác tại quán cà phê tái chế.

Những chiếc bàn từ lốp xe.

Siêu đun nước cũng có thể "hô biến" thành bình cắm hoa.

Một chiếc đèn làm từ xô sắt.

Trần nhà dày đặc chai nhựa.

Ý tưởng tưởng như điên rồ của anh Nguyễn Văn Thơ, giờ đây đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người, đặc biệt là du khách nước ngoài. Anh Thơ không chỉ đem lại cho mọi người một không gian thư giãn độc đáo, mà điều ai cũng nhận thấy, là anh đem đến một cách nhìn nhận khác về rác.

Như anh đã chia sẻ với PV, anh nói “Mình không nghĩ nó là rác thì nó sẽ không là rác”. Quả thực, anh đã chứng minh thành công việc nếu biết tận dụng, thì “rác” vẫn rất đẹp và hữu dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Để tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước và nêu lên thực trạng rác thải nhựa, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phát động cuộc thi viết Nói không với rác thải nhựa. Cuộc thi nhằm nâng cao ý thức người dân về việc sử dụng rác thải nhựa, nói lên ảnh hưởng của loại rác thải này đối với sự phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là môi trường. 

Thời gian tiếp nhận bài thi từ 15/8/2019 đến 15/2/2020. Ban tổ chức sẽ tiến hành chấm thi qua 2 vòng Sơ khảo và Chung khảo để chọn ra những tác phẩm đoạt giải. Dự kiến, lễ trao giải sẽ diễn ra vào 5/6/2020, đúng dịp kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới.

Bạn đang đọc bài viết “Mình không nghĩ nó là rác thì nó sẽ không là rác”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Bài thơ: Im lặng để mất nhau
Anh im lặng , em cũng sẽ lặng im////Dù con tim hình bóng anh khuất lấp///Niềm nhớ thương dành cho anh duy nhất///Cũng im lìm chẳng nhắn gọi anh đâu...