Thứ sáu, 29/03/2024 01:49 (GMT+7)

CEO JobHop: Lựa chọn khởi nghiệp là chấp nhận khó khăn, thách thức

MTĐT -  Thứ năm, 13/02/2020 16:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với ý định lập nghiệp trên chính quê hương mình, Kevin Tùng Nguyễn đã bỏ công việc tại Hoa Kỳ để trở về nước khởi nghiệp dự án JobHop - kết hợp công nghệ vào lĩnh vực tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam.

Anh chia sẻ: “Người Việt trẻ thế hệ Y và Z sôi động, năng nổ trong các dự án và hoàn toàn không thua kém bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là khả năng định hướng nghề nghiệp tương lai có phần chưa chỉn chu khi đa số đều “học đi trước khi học bò”. Các bạn gần như chỉ học và thi, ra trường đi làm mới thấy không đúng và khi muốn đổi việc lại phân vân không biết nên làm gì”.

Vì thế, Kevin đã đầu tư ứng dụng công nghệ để cho ra đời JobHop với mục đích gắn kết nhu cầu tìm việc phù hợp của ứng viên với các doanh nghiệp trên thị trường. JobHop sử dụng công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) giúp tự động hóa việc đánh giá chất lượng CV/ Resume, qua đó, ứng viên có thể biết được mình hợp với công việc nào hơn và từ đó đưa ra quyết định nghề nghiệp. Ứng viên cũng có thể theo dõi toàn bộ quá trình tuyển dụng trên ứng dụng tìm việc JobHop và nhận thông báo nhắc phỏng vấn, cũng như các nội dung định hướng tìm việc được cá nhân hóa từ phân tích dữ liệu lớn của công nghệ AI của JobHop. Đồng thời, JobHop cũng giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng sàng lọc CV, tiết kiệm thời gian và công sức hơn việc sàng lọc thủ công truyền thống.

Công nghệ tuyển dụng bằng trí tuệ nhân tạo (AI) của JobHop giúp tối ưu hóa việc kết nối nhân tài phù hợp nhất với các doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua chỉ số Match Score. Doanh nghiệp sẽ tìm được ứng viên phù hợp trong thời gian ngắn nhất với chi phí thấp hơn nhiều so với các kênh tuyển dụng truyền thống. Đơn cử như việc đọc CV ứng viên, sức người mỗi ngày chỉ đọc được cao nhất 300 - 400 CV/ngày. Trong khi đó, nếu sử dụng công nghệ AI có thể sàng lọc 50.000 CV/ngày.

Đến thời điểm hiện tại, JobHop hướng tới mục tiêu xây dựng và đào tạo đội ngũ tư vấn tinh nhuệ để nhanh chóng cung cấp dịch vụ đến hơn 15.000 doanh nghiệp đã đăng kí chờ được tư vấn công nghệ tuyển dụng thông minh AI. Năm 2018, JobHop đã gọi vốn thành công 18,8 tỷ đồng từ nhiều tổ chức khác nhau.

Kevin chia sẻ: “Thành công nhất của JobHop cho đến nay là đã “mai mối” được hơn 500.000 ứng viên và nhà tuyển dụng đến với nhau. Tôi hy vọng với công nghệ tuyển dụng bằng trí tuệ nhân tạo, JobHop sẽ “nối duyên” nhiều hơn những nhà tuyển dụng gặp được ứng viên phù hợp”.

JobHop đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển

“Khởi nghiệp là câu chuyện không thể kể hết trong một sớm, một chiều và mỗi một doanh nghiệp sẽ có những vấn đề riêng. Với Kevin, ngày đầu thành lập JobHop cũng lắm khó khăn. Tuy nhiên, từng nhiều lần khởi nghiệp có cả thành công và thất bại đã cho Kevin những bài học không thể nào quên”, vị CEO trẻ tuổi của JobHop chia sẻ.

Anh cho biết, hiện nay JobHop đang trong giai đoạn hình thành bộ máy doanh nghiệp và vẫn còn phía trước rất nhiều khó khăn cần phải chinh phục. “Nhưng thật may mắn là tôi đang sở hữu một team tuyệt vời với những người trẻ nhiệt huyết, “Work Hard, Play Hard” - Làm hết sức, chơi hết minh, đúng và đủ”.

Theo Kevin, dự kiến trong tương lai gần, quy mô startup này sẽ tăng lên khoảng hơn 100 nhân viên. Riêng bộ phận IT dự kiến chia làm 3 nhóm. Trong đó gồm nhóm AI tập trung sâu vào thuật toán, huấn luyện AI (supervise training), gắn nhãn dữ liệu, nhóm Kỹ sư và nhóm Thiết kế sản phẩm thiết kế sản phẩm từ các bài toán của người dùng.

Ngoài kho dữ liệu với hơn 1,3 triệu hồ sơ ứng viên cập nhật mới nhất trong 2 tháng gần đây, JobHop hiện đang giám sát dữ liệu các tin đăng tuyển dụng và hồ sơ nhân sự từ 20 kênh tuyển dụng tại Việt Nam.

Những vấn đề mà startup cần quan tâm

Hiện nay, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh. Nói về công nghệ, bạn trẻ Việt đang học rất nhanh. Hơn nữa, tiếp ứng với môi trường đang phát triển cực kỳ nhanh như Việt Nam sẽ thú vị hơn nhiều so với thị trường đã bão hòa như các nước phát triển khác.

Vậy nên, nước ta đang là môi trường rất tiềm năng và “hot” cho các nhà đầu tư cũng như các dự án khởi nghiệp. Hơn nữa, thị trường nước ta còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là các vấn đề xã hội và kinh doanh, nghĩa là có cơ hội rất lớn dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp.

Kevin cho biết, nhờ tham gia các buổi trò chuyện cùng startup Việt trẻ về kinh nghiệm nên hiểu rằng, các bạn sáng lập lập nghiệp gặp nhiều khó khăn và loay hoay trong việc tìm cách giải quyết các vấn đề về nhân lực, vốn.

Đầu tiên là bài toán nhân sự. Yếu tố con người là tiền đề quyết định thành bại của Startup. Nếu chọn người đồng hành kinh nghiệm non kém và chuyên môn không vững, công ty sẽ nhanh chóng đi đến hồi kết. Bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay muốn tồn tại và phát triển lâu dài cũng cần thiết lập một nhóm công nghệ giúp mình giải quyết các vấn đề quan trọng như bán hàng qua mạng, truyền thông online, xây dựng website hay các vấn đề lưu trữ và bảo mật thông tin khách hàng.

Khó khăn thứ hai và cũng là khó khăn nhất của bất cứ công ty Startup nào chính là huy động nguồn vốn. Ngoài một bản kế hoạch chỉn chu với các số liệu và cam kết thu hồi vốn cụ thể, các startup cũng cần chứng minh tiềm năng phát triển của mình ở thị trường nội địa hoặc quốc tế. Đó là chưa kể hồ sơ người sáng lập kết hợp cùng phong thái và khả năng thuyết phục khôn khéo. Mà không phải ai cũng có thể làm được điều này. Có người giỏi mảng này lại dở hơn ở mảng kia. Do đó, việc tìm người cùng mình (hoặc thay mình) trình bày ý tưởng và kêu gọi vốn cũng là cả một vấn đề.

Anh Kevin cũng chia sẻ một số cách gọi vốn dành cho các Startup trẻ: Tìm nguồn vốn từ các ngân hàng; Đàm phán trước chiến lược với các đối tác hoặc khách hàng; Tham gia một “Vườn ươm” hoặc một chương trình thúc đẩy khởi nghiệp; Tìm kiếm đầu tư tại quỹ đầu tư mạo hiểm; Tìm kiếm nhà đầu tư thiên thần; Nguồn vốn từ gia đình bạn bè; Nguồn vốn từ sự ủng hộ của cộng đồng; Nguồn vốn từ chính mình...

Tuy nhiên, tất cả những khoản đầu tư, nguồn vốn vay mượn không có khoản nào là miễn phí. Tất cả đều tỉ lệ theo lợi nhuận và những gì startup có thể mang lại cho nhà đầu tư sau này, bao gồm: chi phí, quyền sở hữu, kiểm soát... về sau. “Thị trường biến đổi mỗi ngày dù ở bất cứ lĩnh vực nào và chọn làm Startup đồng nghĩa với việc liên tục đón nhận khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tháo gỡ vấn đề và khôn ngoan nhìn nhận thị trường thì tôi tin, khó khăn nào cũng qua và doanh nghiệp sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực trong tương lai gần”, vị CEO 9x của JobHop đúc kết kinh nghiệm dành cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp.

Là một người thuộc thế hệ 9x, tốt nghiệp Đại học Arizona, Hoa Kỳ và gặt hái được một số thành công tại nước này, Kevin Tùng Nguyễn được xem là thế hệ trẻ thành công của Việt Nam.

Theo Cafef.vn

Bạn đang đọc bài viết CEO JobHop: Lựa chọn khởi nghiệp là chấp nhận khó khăn, thách thức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.