Thứ năm, 25/04/2024 20:52 (GMT+7)

Không khí ô nhiễm, giao thông ùn tắc, Hà Nội cần chính sách đột phá

MTĐT -  Thứ tư, 10/06/2020 14:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước thực trạng nhức nhối về giao thông, môi trường tại Hà Nội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần chính sách đột phá hơn cho sự phát triển của Thủ đô xứng tầm với mong muốn của nhân dân.

Thảo luận về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đối với Thủ đô Hà Nội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, nhiều đại biểu Quốc hội đều nhất trí cho rằng, không khí ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn là những thực trạng nhức nhối đang diễn ra tại Thủ đô Hà Nội.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội đồng tình với việc cần thiết thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội để phát triển Thủ đô.

Quốc hội thảo luận tại Tổ về việc thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đối với Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Quốc Khánh

Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, chúng ta là công dân thủ đô nhưng đi trên đường không khí ô nhiễm nhất, đường tắc nhất. Giờ ở Hà Nội ra đường thì trang phục kín mít, không còn nhìn thấy gì nữa. Nhiều khi đi các địa phương, thấy đường sá thênh thang, không khí trong lành lại ước gì Hà Nội được như thế.

Do vậy, đại biểu Khánh đề nghị Hà Nội có đề xuất cởi mở, đột phá hơn cho thủ đô phát triển như nguyện vọng của cử tri và nhân dân và phải xứng tầm.

Nêu thực tế nhiều địa phương phải xin cơ chế đặc thù như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… để phát triển, bà Khánh nhấn mạnh: “Khi có cơ chế đặc thù thì cần có trách nhiệm quản lý đồng tiền của nhân dân, nhà nước một cách có hiệu quả. Mặt khác có cơ chế đặc thù để nội thành phát triển nhưng các vùng ngoại thành cũng phải được phát triển tương xứng”.

Mỗi địa phương có những đặc thù khác nhau, cũng mong muốn được phát triển nhưng về hành chính công và dịch vụ công không tìm được lối ra, loay hoay như một chiếc áo chật. Do vậy, cần một bước đột phá về hành chính công, dịch vụ công để tạo điều kiện cho các địa phương phát triển, “trăm hoa đua nở”, khai phóng được nguồn lực.

Liên quan việc thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đối với Thủ đô Hà Nội, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) nêu ý kiến, thực tế cho thấy, so với Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24-11-2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh thì Thủ đô Hà Nội không có quy định đặc thù về thuế. Với tính chất là Thủ đô, Hà Nội cũng cần đề xuất những quy định đặc thù mang tính đột phá như vậy để tạo tiền đề cho những bước phát triển mới.

Theo quy định hiện hành, HĐND thành phố Hà Nội chưa được quyết định dự toán, phân bổ ngân sách thành phố phù hợp với yêu cầu phát triển. “Chúng ta nên mạnh dạn cho phép áp dụng theo hướng Chính phủ chỉ giao dự toán phần thu, còn việc điều hành linh hoạt trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng bối cảnh, nên cân nhắc giao quyền chủ động cho thành phố Hà Nội”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nêu ý kiến.

Cũng tán thành với việc thí điểm, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, Luật Thủ đô có hiệu lực đã tác động tích cực đến sự phát triển của Hà Nội. Song, từ thực tế triển khai Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, có những vấn đề mà khi chúng ta đưa vào nghị quyết tưởng là một lợi thế cho sự phát triển của địa phương, nhưng để thực hiện được thì vô cùng khó khăn, thậm chí không triển khai được. Với vị thế Thủ đô, Hà Nội không chỉ cần những cơ chế đặc thù mà còn cần được đầu tư xứng tầm từ ngân sách trung ương.

“Là một người dân ở địa phương khác nhìn về Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước, tôi mong muốn Hà Nội sẽ phát triển toàn diện, có một bộ mặt xứng tầm là Thủ đô của cả nước”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho hay.

Theo Tuyết Chinh/baotainguyenmoitruong.vn

Bạn đang đọc bài viết Không khí ô nhiễm, giao thông ùn tắc, Hà Nội cần chính sách đột phá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng