Thứ bảy, 20/04/2024 06:33 (GMT+7)

Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng - “lá phổi xanh tự nhiên” của tỉnh Thái Nguyên

MTĐT -  Thứ sáu, 17/12/2021 09:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với tổng diện tích gần 20 nghìn ha, nằm trên dãy núi đá vôi phía Bắc của huyện Võ Nhai, Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng là khu rừng tự nhiên lớn nhất và được xem như là “lá phổi xanh tự nhiên” của tỉnh Thái Nguyên.

Với tổng diện tích gần 20 nghìn ha, nằm trên dãy núi đá vôi phía Bắc của huyện Võ Nhai, Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng là khu rừng tự nhiên lớn nhất và được xem như là “lá phổi xanh tự nhiên” của tỉnh Thái Nguyên.

tm-img-alt
Thác Mưa rơi – một trong những thắng cảnh đẹp của KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng. Ảnh: ITN

Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, trước đây gọi là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, được thành lập cuối năm 1999 và là khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước. Từ diện tích ban đầu gần 11,3 nghìn ha, nằm trên địa bàn 3 xã, thị trấn, Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được mở rộng với diện tích gần 20 nghìn ha, nằm trên địa bàn 7 xã, thị trấn của huyện Võ Nhai gồm: Cúc Đường, Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Nghinh Tường, Vũ Chấn, Phú Thượng, Đình Cả.

Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, với hệ động - thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao. Về đa dạng sinh học, Khu dự trữ thiên nhiên có 6 kiểu thảm thực vật, 1.234 loài thực vật thuộc 660 chi, 171 họ, 5 ngành và 2 lớp thực vật, trong đó, ghi nhận 56 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Về động vật, Khu dự trữ có 346 loài, 89 họ, 25 bộ, trong đó có 60 loài nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn.

Khu dự trữ thiên nhiên còn có hệ thống hang động, di tích lịch sử - khảo cổ học đặc biệt của Việt Nam, là một trong những cái nôi của người Việt cổ, đồng thời là khu vực phòng thủ an ninh quốc phòng của quốc gia. Vì vậy, đây là khu vực có vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh Thái Nguyên - đảm bảo an toàn về sinh thái môi trường và an ninh quốc phòng.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh cho biết: Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có vai trò quan trọng đối với chiến lược phát triển bền vững, thịnh vượng xanh của tỉnh Thái Nguyên. Quản lý bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học của Khu dự trữ thiên nhiên này sẽ góp phần đảm bảo an toàn sinh thái bởi khu vực này hấp thụ một lượng các-bon lớn, góp phần điều hòa khí hậu và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho toàn tỉnh.

Trong những năm gần đây, Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng nhận được sự quan tâm và đầu tư đáng kể của tỉnh để bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học và các hệ sinh thái rừng đặc trưng. Nhiều dự án, chương trình liên quan tới công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học đã được đầu tư thực hiện như: Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học; phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ, bảo tồn; hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm… Qua đó, góp phần giảm áp lực tiêu cực đến tài nguyên rừng, ổn định đời sống cho cộng đồng dân cư sống trong vùng lõi và gần khu vực rừng. Thêm vào đó, các hệ sinh thái rừng đã được bảo vệ, các vụ xâm hại tài nguyên rừng giảm rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đệm được cải thiện.

Tuy nhiên, cũng theo ông Tuyên, trước yêu cầu ngày càng cao về phát triển bền vững đòi hỏi cần có một kế hoạch, chiến lược tổng thể về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm huy động và phân bổ các nguồn lực hợp lý đảm bảo hài hòa giữa 3 mục tiêu của phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Trên cơ sở đó, Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh đã xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 với nhiều nội dung, giải pháp quan trọng để huy động và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu quản lý bền vững đa dạng sinh học của Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Đây cũng là giải pháp nhằm thực hiện các chủ chương của tỉnh về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý rừng bền vững, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng - “lá phổi xanh tự nhiên” của tỉnh Thái Nguyên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...