Thứ sáu, 29/03/2024 13:48 (GMT+7)

Khung cảnh xập xệ, xuống cấp trong công viên lớn nhất Hà Nội

MTĐT -  Thứ sáu, 29/04/2022 08:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau nhiều năm đi vào hoạt động, nhiều hạng mục trong Công viên Thống Nhất như lối đi, vỉa hè, công trình đã rơi vào tình trạng xuống cấp, gây mất mĩ quan.

Công viên xuống cấp

Mặc dù đã liên tục được cải tạo, sửa chữa nhưng đến thời điểm này, nhiều hạng mục tại Công viên Thống Nhất đã xuống cấp gây ảnh hưởng đến nhu cầu vui chơi, tập thể dục của người dân.

Với diện tích khoảng 50ha, Công viên Thống Nhất là một trong những công viên lớn nhất của Hà Nội. Mặt khác, với vị trí trung tâm - 4 mặt đường Đại Cồ Việt, Lê Duẩn, Trần Nhân Tông và Nguyễn Đình Chiểu nên đây là khu vực thu hút được rất nhiều người dân đến vui chơi, tập thể dục.

Tuy nhiên, hiện nhiều hạng mục trong Công viên Thống Nhất như đường đi, vỉa hè… đã xuống cấp, mất an toàn cho người dân trong quá trình vui chơi, tập thể dục tại đây.

Phần cổng công viên trên đường Lê Duẩn xuống cấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Phần cổng công viên trên đường Lê Duẩn xuống cấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
Phần cổng công viên trên đường Lê Duẩn xập xệ.

Cụ thể, tại nhiều khu vực vỉa hè quanh Hồ Bảy Mẫu phần gạch lát vỉa hè nhiều đoạn đã bị bong tróc, sụt lún… tạo thành những "ổ gà" chiếm chọn lối đi gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, đặc biệt là ban đêm. Tiếp đó, tại nhiều tuyến đường nhựa trong công viên, tình trạng lún nứt cũng diễn ra khá phổ biến.

Tại đây một số kiốt được dựng lên bày bán hàng nước. Có thời điểm rác bị vứt xuống vỉa hè gây mất cảnh quan công viên.

Mặt đường biến dạng, vỉa hè bong tróc, gây khó khăn cho người đi bộ. Ảnh: PV.
Mặt đường biến dạng, vỉa hè bong tróc, gây khó khăn cho người đi bộ. Ảnh: PV.
Mặt đường biến dạng, vỉa hè bong tróc, gây khó khăn cho người đi bộ. Ảnh: PV.

Ông Trần Anh Tú - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất cho biết, tình trạng một số tuyến đường trong công viên bị xuống cấp là có, đơn vị cũng đã nắm được và đang thực hiện các bước để thực hiện cải tạo, sửa chữa nhằm đảm bảo nhu cầu của người dân.

Theo ông Tú, với những vị trí, khu vực và hạng mục bị xuống cấp thì đơn vị vẫn có sự duy trì cải tạo thường xuyên. Năm 2010, công viên có một đợt chỉnh trang lớn và đến nay chưa thực hiện lại. Hàng năm công viên chỉ được duy tu sửa chữa nhưng không đáng kể. Với những hạng mục công trình mang tính nhếch nhác, các ki ốt xuống cấp đều được dỡ bỏ và dần thay thế.

Liên quan đến phản ánh của người dân về việc tổ chức thu phí vào cổng, ông Trần Anh Tú cho biết, hiện nay, việc tổ chức thu phí vào công viên được thực hiện theo quy định của thành phố. Ông Tú cho rằng, để phục vụ tối đa nhu cầu của người dân, đơn vị cũng kiến nghị dừng thu phí vào công viên.

Nhiều hạng mục ở đây hư hỏng nặng, không được tu sửa, gây mất an toàn và lãng phí.
Nhiều hạng mục ở đây hư hỏng nặng, không được tu sửa, gây mất an toàn và lãng phí.
Nhiều hạng mục ở đây hư hỏng nặng, không được tu sửa, gây mất an toàn và lãng phí.
Nhiều hạng mục ở đây hư hỏng nặng, không được tu sửa, gây mất an toàn và lãng phí.

Duy tu, sửa chữa nhỏ lẻ, chưa mang lại diện mạo mới

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, ngoại trừ công viên nước Hồ Tây, các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố chủ yếu phục vụ công ích. Về chất lượng, hệ thống cây bóng mát tại các công viên, vườn hoa đã phát triển ổn định, chất lượng tương đối tốt.

Tuy nhiên, do hình thành từ lâu nên tại nhiều công viên, vườn hoa, diện mạo kiến trúc, cảnh quan, thảm cỏ, cây hoa, đường dạo, chiếu sáng, vật kiến trúc... đã bị xuống cấp, lạc hậu, đơn điệu, thiếu đồng bộ. Bên cạnh đó, các dịch vụ tiện ích trong công viên còn manh mún, tự phát, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân.

Công viên Thống Nhất.
Khu vực cổng Công viên Thống Nhất.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thế Công cho biết, thời gian qua, thành phố đã cấp kinh phí để cải tạo, sửa chữa, chống xuống cấp cho một số công viên, vườn hoa, như: Bách Thảo, Thành Công, Thống Nhất, Thủ Lệ, Trúc Bạch...

Tuy nhiên, việc duy tu, sửa chữa chủ yếu mang tính khắc phục cục bộ, chưa mang lại diện mạo mới khang trang, tương xứng với sự phát triển của thành phố.

Nhiều ý kiến đề nghị xóa hàng rào tại các công viên.
Nhiều ý kiến đề nghị cần sớm nâng cấp, cải tạo lại công viên.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 332/KH-UBND về cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, thành phố sẽ nâng cấp, cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có; đồng thời, hoàn thành 6 công viên mới giai đoạn 2021-2025.

Ngoài ra, thành phố sẽ tăng cường kêu gọi đầu tư mở các công viên còn lại thuộc danh mục xây dựng mới theo quy hoạch cây xanh. Theo chỉ đạo của UBND thành phố, UBND các quận, huyện và các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, khắc phục tình trạng xuống cấp của các công viên, vườn hoa và đầu tư xây mới để nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô.

Bạn đang đọc bài viết Khung cảnh xập xệ, xuống cấp trong công viên lớn nhất Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo laodong.vn

Cùng chuyên mục

Ninh Bình rực rỡ Chợ hoa Xuân Giáp Thìn 2024
Chợ hoa TP Ninh Bình trong những ngày gần tết Nguyên Đán năm 2024 lại sôi động hơn bao giờ hết. Với sự hân hoan của người dân và du khách, chợ hoa không chỉ là nơi mua sắm những bông hoa tươi thắm mà còn là không gian để trải nghiệm văn hóa của dịp lễ này
TP. HCM: Lễ khai mạc Đường Xuân Cô Giang
Tối 29/1, UBND phường Cô Giang (quận 1, TP. HCM) tổ chức Lễ khai mạc Đường Xuân Cô Giang lần thứ nhất và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2024).
Bắc Giang: Ngắm vườn cam, bưởi hữu cơ doanh thu gần 7 tỷ đồng
Gia đình ông Nguyễn Văn Hữu ở thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang trồng hơn 10 ha cam, bưởi theo hướng hữu cơ. Do được chăm sóc bảo đảm quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm được nâng cao, mã đẹp, thị trường tiêu thụ thuận lợi.
Phân loại rác 3 trong 1
Chuyện phân loại rác đã được đề cập nhiều lần nhưng có vẻ đến giờ vẫn là "nhiệm vụ bất khả thi".

Tin mới