Thứ ba, 23/04/2024 17:58 (GMT+7)

Khuyến khích lối hát canh quan họ tại gia đình

Diệp Anh -  Thứ tư, 28/02/2018 10:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Về trẩy hội Lim năm Mậu Tuất 2018, cũng như mọi năm, nhiều du khách thập phương đã chọn gia đình nghệ nhân Hai Chiến để nghe hát canh quan họ.

Đến hẹn lại lên, từ ngày 12 tháng giêng âm lịch hằng năm, hàng ngàn du khách thập phương đổ về thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trẩy hội. Không khí Hội Lim những ngày này vì thế mà vô cùng náo nhiệt.

Không khí đông vui, náo nhiệt tại Hội Lim

Đến tham quan Hội Lim, du khách được nghe các liền anh, liền chị hát trao duyên trên thuyền, trong đình hay các lán trại trên đồi Lim. Nhưng không phải ai cũng biết đến chương trình hát canh tại gia đình.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, chuyên gia văn hóa đến từ Viện nghiên cứu Hán Nôm cho
biết ,hát canh thường được tổ chức vào dịp đầu xuân, là hình thức giao lưu quan họ giữa nghệ nhân của các làng với nhau. Họ mời nhau đến nhà ca một khúc, ăn một miếng trầu để chúc phúc nhau, thêm gắn kết nghĩa tình bầu bạn.

Theo nghệ nhân Hai Chiến, xóm Trịnh, Thị Trấn Lim: "Một canh hát phải giữ đúng các lề lối như quan họ đã định ra và kéo dài từ 7 giờ tối đến 2, 3 giờ sáng. Trình tự một canh hát đúng lề lối có thể chia thành ba chặng: chặng thứ nhất hát những bài giọng cổ lề lối, đặc trưng cho lối hát quan họ truyền thống; chặng thứ hai hát những bài giọng vặt thể hiện nổi nhớ mong, thương cảm về cuộc đời con người; chặng cuối cùng hát những câu giã bạn để xin phép chủ nhà ra về và quan họ chủ hát đối bằng những lời ca giữ khách";

Các liền anh, liền chị trong buổi hát canh thường đối đáp nhau bằng những làn điệu quan họ. Bên anh hát xong thì bên chị đối lại, cứ như vậy đến khi bên nào không đối được, hoặc đối sai luật thì sẽ thua và kết thúc canh hát. Anh Hai Chiến chia sẻ thêm.

Liền chị đang hát đối đáp tại nhà nghệ nhân Hai Chiến. Ảnh Xuân Thụ

 Nếu hát quan họ tại Đình hoặc các lán trại thường có sự hỗ trợ của nhạc cụ thì lối hát canh tại gia hoàn toàn là hát mộc. Chỉ có hệ thống loa đài nhằm hỗ trợ việc thưởng thức quan họ cho những du khách ở phía xa các liền anh, liền chị. Do đó, không khí của buổi hát canh sẽ dung dị hơn, nhẹ nhàng hơn.

Nghệ nhân Hai Chiến được biết đến như là người gìn giữ và phát huy nghệ thuật quan họ xứ Kinh Bắc. Không ít học trò của ông đã thành danh từ những làn điệu quan họ. 

So với không khí náo nhiệt ngoài hội chính, địa điểm tổ chức hát canh tại gia đình nghệ nhân Hai Chiến khá nhẹ nhàng. Ảnh Diệp Anh

Cũng theo nghệ nhân Hai Chiến: “Ngôi nhà của gia đình tôi dù có đủ điều kiện để nâng cấp nhưng theo tinh thần quan họ lề lối cổ xưa, đến giờ chúng tôi vẫn giữ nguyên sự mộc mạc, giản đơn”.

Hát canh là một loại hình diễn xướng đặc sắc nhưng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Rất mong trong thời gian tới, hát canh sẽ được bảo tồn và phát huy hơn nữa giá
trị vốn có của nó./.

Bạn đang đọc bài viết Khuyến khích lối hát canh quan họ tại gia đình. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Cảm ơn...
Cảm ơn mày bản thân yêu thương ạ ///Bao tháng năm đã cố gắng rất nhiều //Luôn gồng mình hoàn thiện biết bao điều///Dẫu đôi lúc muốn buông xuôi bỏ mặc

Tin mới