Thứ bảy, 20/04/2024 22:25 (GMT+7)

Kiểm soát rác thải hậu Covid-19

MTĐT -  Thứ ba, 12/05/2020 09:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dịch Covid-19 ở nước ta đang tạm lắng. Cùng với niềm vui khi kiểm soát được dịch bệnh, chúng ta cũng cần có những biện pháp để giải quyết lượng rác thải khổng lồ phát sinh trong mùa dịch.

Ảnh minh hoạ.

Khẩu trang y tế, găng tay, tấm che giọt bắn, quần áo bảo hộ… đều là những đồ dùng thiết yếu trong mùa dịch. Hầu hết những sản phẩm này đều có tác dụng lớn trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, cũng như bảo vệ các bác sĩ điều trị khỏi nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, việc tăng nhanh số lượng sản xuất cũng như tiêu dùng các loại sản phẩm này lại làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng rác thải nhựa, vốn đã là một bài toán đau đầu trong nhiều năm nay.

Khẩu trang y tế là một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc chiến chống dịch. Người người, nhà nhà đổ xô đi sắm, sử dụng khẩu trang y tế và coi nó như một “lá chắn thần” cho việc bảo vệ sức khỏe. Hầu hết khẩu trang y tế qua sử dụng sẽ được xử lý như một loại rác thải thông thường, đồng nghĩa chúng sẽ bị “ném” vào thùng rác. Giống như những loại rác thải nhựa khác, mỗi chiếc khẩu trang sẽ mất hàng trăm năm để phân hủy, đây chính là một gánh nặng lớn đối với môi trường.

Chưa có số liệu thống kê cụ thể về tổng lượng chất thải y tế trên toàn cầu từ khi Covid-19 trở thành đại dịch, nhưng thông tin từ các quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy sự gia tăng chóng mặt so với trước đó. Theo tờ The Verge, chỉ tính riêng tại Vũ Hán (Trung Quốc), nơi khởi phát dịch bệnh, lượng rác thải y tế tại các bệnh viện đã tăng gấp 6 lần so với trước khi khủng hoảng xảy ra, ước tính mỗi ngày có tới 240 tấn rác. Đó chỉ là con số tại các bệnh viện ở một thành phố 11 triệu dân của Trung Quốc.

Còn tại Thái Lan, lượng rác thải nhựa đã tăng gấp 4 lần trong thời gian giãn cách xã hội, do nhu cầu giao thức ăn, đồ dùng đến tận nhà tăng vọt. Rác thải nhựa của nước này hiện đang ở mức khoảng 6.500 tấn/ngày so với mức khoảng 1.500 tấn/ngày trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Xây dựng, mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước là gần 16 triệu tấn. Riêng lượng rác thải nhựa thải ra mỗi ngày ước tính khoảng gần 18 nghìn tấn và nằm trong số 5 quốc gia xả rác hàng đầu ra biển, với khối lượng khoảng 1,8 triệu tấn mỗi năm. Những tháng chống dịch vừa qua, lượng rác thải nhựa lại tăng thêm không hề nhỏ, chỉ tính riêng khẩu trang y tế, mỗi ngày ước tính có hàng triệu khẩu trang thải ra môi trường.

Mặc dù, chúng ta đã có nhiều công nghệ xử lý chất thải rắn như: Tận dụng khí từ bãi chôn lấp để phát điện, đốt bỏ thông thường trực tiếp, đốt tầng sôi… Nhưng đến nay, tại hầu hết các địa phương, việc xử lý rác thải sinh hoạt bằng hình thức phổ biến là chôn lấp, chiếm trên 70%, và đốt thủ công chiếm 28%. Trong tổng số 660 bãi chôn lấp có quy mô lớn hơn 1ha, mới có 120 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Những bãi chôn rác tại các thành phố luôn trong tình trạng quá tải, thường trực nguy cơ gây ô nhiễm nước và không khí.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh và việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải y tế và xử lý khẩu trang thải bỏ sau khi sử dụng đúng quy định, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tại địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng các khuyến cáo, hướng dẫn của Bộ Y tế về việc sử dụng khẩu trang trong phòng, chống dịch bệnh.

Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tổ chức, cá nhân có hành vi thu gom khẩu trang y tế đã qua sử dụng để tái sử dụng nhằm trục lợi bất chính, trường hợp phát hiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, giám sát đối với công tác thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải trên địa bàn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng; xây dựng kế hoạch xử lý chất thải rắn trước mắt và lâu dài.

Mộc Miên/Báo Xây dựng 

Bạn đang đọc bài viết Kiểm soát rác thải hậu Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Rác thải tràn lan trước cổng Bệnh viện Đa khoa
Tình trạng rác thải vứt bừa bãi ngay trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai (đường Tôn Thất Tùng, P. Phù Đổng, TP Pleiku) không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn nguy cơ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực này.

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất