Thứ bảy, 20/04/2024 04:25 (GMT+7)

Kiên Giang: Tăng cường trồng rừng thay thế

Trương Anh Sáng -  Thứ hai, 02/11/2020 09:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 1478 về việc tăng cường triển khai việc trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác.

Một góc rừng U Minh Thượng

Thời gian qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích đất rừng sang mục đích sử dụng khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh nên đã chuyển đổi nhiều diện tích đất rừng. Các doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng đất rừng chuyển đổi mục đích sử dụng sang mục đích khác ngoài lâm nghiệp đã kịp thời lập phương án trồng rừng thay thế theo trình tự, thủ tục và hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo quy định.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chưa xây dựng phương án trồng rừng thay thế, chưa hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về trồng rừng thay thế.

Để tiếp tục thực hiện tốt Luật Lâm nghiệp năm 2017, Chỉ thị số 02/CT- TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị chức năng có liên quan và chủ tịch UBND các huyện, thành phố có rừng triển khai tổ chức rà soát hiện trạng sử dụng đất quy hoạch cho lâm nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích khác ngoài lâm nghiệp đã giao về cho địa phương quản lý, sử dụng; trên cơ sở đó, yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế, theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2019 của Bộ NN-PTNT.

Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với Sở NN-PTNT để được hướng dẫn lập các thủ tục trồng rừng thay thế trước khi hoàn thiện thủ tục giao đất, cho thuê đất có nguồn gốc từ đất lâm nghiệp; Kiểm tra, đôn đốc và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp chủ dự án, doanh nghiệp, đơn vị cố tình né tránh không lập phương án trồng rừng thay thế hoặc không hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo thẩm quyền.

Đối với các đơn vị chủ rừng đã được xác định tổ chức triển khai trồng rừng thay thế theo các phương án đã được UBND phê duyệt, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để tổ chức trồng rừng thay thế, hoàn thành trong năm 2020. Các chủ dự án, doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng đất có nguồn gốc từ đất rừng chuyển sang mục đích khác ngoài lâm nghiệp, nếu chưa lập phương án trồng rừng thay thế, liên hệ với Sở NN-PTNT để được hướng dẫn lập phương án trồng rừng thay thế theo đúng quy định. Đối với các trường hợp đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án trồng rừng thay thế nhưng chưa hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về trồng rừng thay thế, đề nghị khẩn trương nộp tiền trồng rừng thay thế vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.

UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các sở, ban ngành chức năng; các đơn vị chủ rừng; địa phương có liên quan và các chủ dự án, doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng đất có nguồn gốc từ đất rừng chuyển sang mục đích khác ngoài lâm nghiệp. Đồng thời phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh triển khai thực hiện trồng rừng thay thế và giải ngân nguồn kinh phí theo các phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Nghiên cứu, tham mưu đề xuất tỉnh có cơ chế xử lý các trường hợp chậm nộp tiền trồng rừng thay thế.

Bạn đang đọc bài viết Kiên Giang: Tăng cường trồng rừng thay thế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...