Thứ sáu, 19/04/2024 14:00 (GMT+7)

Làm thế nào ăn sắn mà không lo ngộ độc

MTĐT -  Thứ hai, 13/09/2021 09:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đa số các vụ ngộ độc sắn đều dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, các vấn đề hô hấp, ở mức độ nghiêm trọng có thể tử vong. Làm thế nào để sắn là một món ăn an toàn?

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Sắn có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn… Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Vì thế đây là một món ăn khá quen thuộc ở nhiều vùng quê và miền núi.

Chất độc trong sắn là HCN. Chất này có nhiều trong sắn cao sản. Loại sắn này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc, chứa nhiều độc tố, vị đắng, người ăn rất dễ bị ngộ độc.

Sắn cao sản có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước, loại cây thấp, cuống lá đỏ nhạt, ngọn non màu xanh nhạt, đốt dày, lá màu xanh lục. Nếu không phải người chuyên trồng sắn thì khó có thể nhận biết được.

Loại sắn ngọt (mọi người vẫn thường ăn) có hàm lượng HCN ít hơn nhưng cũng có thể gây nguy hại nếu không chế biến đúng cách. Nguyên nhân là chất này không bị phá hủy bởi nhiệt độ sôi. Ăn phải hàm lượng HCN có thể bị ngộ độc

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Dấu hiệu của ngộ độc sắn

Những biểu hiện đầu tiên của ngộ độc sắn là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, mệt mỏi.

Nếu bị nặng hơn sẽ có các triệu chứng co giật, khó thở, suy hô hấp, da tím tái, xanh xao, nhịp tim tăng, huyết áp giảm… Trong trường hợp nặng không được cấp cứu kịp thời sẽ có thể bị tử vong.

Nếu bị nhiễm độc HCN do ăn sắn thì chỉ khoảng 1-3 giờ người sẽ có triệu chứng.

Chất HCN tác động đến chuỗi tế bào gây ra thiếu oxy khiến người bệnh khó thở, bắt đầu co giật. Ngộ độc sắn có thể khiến người bệnh bị rối loạn nhịp thở, giãn đồng tử, hạ huyết áp, hôn mê, trụy mạch. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Sơ cứu khi bị ngộ độc sắn

Khi thấy người có biểu hiện say sắn, tốt nhất là để họ nôn hết ra, tống chất độc ra ngoài, sau đó cho uống nước đường hoặc nước mía rồi đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

Khi điều trị, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tiếp tục loại trừ chất độc: Rửa dạ dày bằng nước muối sinh lý, uống than hoạt sớm và dùng thuốc nhuận tràng. Một số biện pháp như truyền dịch, cân bằng điện giải, dùng thuốc trợ tim hoặc cắt cơn co giật để đảm bảo hô hấp.

Nếu bệnh nhân trong trạng thái hôn mê sâu, khó thở sẽ phải cho thở bình oxy và dùng thuốc giải độc. Thậm chí sẽ phải lợi tiểu, lọc thận nhân tạo nếu có biểu hiện suy thận.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Trường hợp nào không nên ăn sắn

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ khi đó còn non, chưa thực hiện tốt việc đào thải độc tố. Các bậc phụ huynh không nên để trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn quá nhiều sẽ khiến độc tố tích tụ lại ảnh hưởng tới sức khỏe.

Phụ nữ mang bầu: Thời gian mang thai hết sức nhạy cảm cho nên mẹ bầu không nên ăn khoai mì vì có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và bé.

Cách phòng tránh ngộ độc khi ăn sắn:

- Không sử dụng sắn cao sản, sắn đắng để ăn. Nếu nghi ngờ là các loại sắn này thì tuyệt đối không được ăn.

- Với sắn ngọt, phải chế biến ngay sau khi dỡ sắn, nếu không thì phải vùi củ xuống đất.

- Lột sạch vỏ rồi ngâm vào nước, tốt nhất là nước gạo.

- Đầu củ chứa nhiều độc nên phải cắt bỏ.

- Luộc đến lúc sôi thì mở vung cho chất độc thoát ra.

- Khi luộc nên thay nước 2-3 lần để loại bỏ chất độc.

- Nên ăn sắn với đường hoặc mật để trung hòa độc tố trong sắn.

- Không nên ăn vào buổi tối vì có thể các triệu chứng ngộ độc xảy ra vào ban đêm sẽ không phát hiện kịp hoặc không kịp thời đưa đi cấp cứu.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

- Không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là trẻ em.

- Không ăn sắn lúc đói vì sẽ dễ bị ngộ độc hơn.

- Nếu thấy sắn có vị đắng thì không được ăn nữa.

- Sắn nướng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ ngộ độc sắn. Vì vậy tốt nhất không nên ăn theo kiểu này.

- Với món lá sắn muối chua, phải rửa lá thật sạch, ngâm nước lâu hoặc luộc kĩ trước khi ăn.

A Hạ (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Làm thế nào ăn sắn mà không lo ngộ độc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?