Thứ bảy, 20/04/2024 13:41 (GMT+7)

2021 kỳ vọng sẽ là một năm đột phá mạnh mẽ

MTĐT -  Thứ tư, 14/04/2021 08:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ “bật tăng”, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7%/năm trong 10 năm tới.

Thực hiện thành công mục tiêu kép giúp nền kinh tế Việt Nam trở thành điểm sáng hiếm hoi trên tấm bản đồ u ám của nền kinh tế thế giới năm 2020. Theo đó, nhiều tổ chức quốc tế dự báo Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ “bật tăng” sau đại dịch khi tăng trưởng “vọt” lên mức 6-7% và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Vững vàng đi qua năm 2020 với nhiều biến động chưa từng có trong lịch sử, Việt Nam bước sang giai đoạn 2021 - 2030 với nhiều dấu ấn, thế và lực có nhiều chuyển biến. Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2021 - 2030 với nhiều nội dung đổi mới nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Khảo sát Navigator hàng năm của HSBC vừa công bố cho thấy, 86% doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ tăng trong năm 2021, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu là 64% và Châu Á - Thái Bình Dương là 60%. Con số đó cho thấy nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang đặt niềm tin năm 2021 sẽ khởi sắc, bù đắp lại những thiệt hại trong năm 2020.

Một trong những điều được chờ đợi nhất của doanh nghiệp trong năm 2021 là Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo nhiều đánh giá, những thay đổi tích cực từ hai luật này sẽ giúp thúc đẩy cả về chất lượng và số lượng doanh nghiệp trong giai đoạn tới.

Đơn giản hóa thủ tục khởi sự kinh doanh

Luật doanh nghiệp 2020 đã nhất quán với tiến trình cắt giảm thủ tục hành chình và tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký doanh nghiệp, gia nhập thị trường,doanh nghiệp được quyết định loại dấu, quyết định số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp lần này còn bỏ quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng để đảm bảo việc thực hiện các quyền của cổ đông không làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Như vậy vấn đề khởi sự kinh doanh đã được đơn giản hóa rất nhiều. Việc tạo thuận lợi cho khởi sự kinh doanh là điều rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp tự tin gia nhập thị trường, cũng như thêm nền tảng để đối diện với những thay đổi của thị trường. Trong khi đó, Luật Đầu tư 2020 đã cắt giảm 22 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, thực hiện hóa các cam kết chung và các quy định về hạn chế tiếp cận thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO cũng như tham gia vào các FTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư thế hệ mới và bổ sung, hoàn thiện các quy định về ngành nghề ưu đãi đầu tư…

So với quy định trước đây, Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm nhiều đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư và các hình thức ưu đãi đầu tư. Theo đó, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư. Miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định như nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất. Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế…

Tờ kinh tế Việt Nam đã khảo sát và tổng hợp lại một số ý kiến đánh giá cho thấy sự tin tưởng của giới doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam vào năm 2021. Đầu tiên là trong lĩnh vực du lịch, lĩnh vực được cho là bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch Covid-19 trong năm 2020.

Theo ông Lại Minh Duy, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty TST tourist, khó khăn của năm 2020 đã làm cho doanh số khách quốc tế của các công ty lữ hành như TST giảm tới 60%. Tuy nhiên, bù lại mảng kinh doanh nghiệp lữ hành nội địa cho doanh thu tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù năm 2021 được kỳ vọng sẽ khống chế thành công đại dịch Covid-19 nhưng Công ty sẽ tập trung đầu tư mạnh vòa một đối tượng phục vụ duy nhất là người Việt Nam đi du lịch trong nước.

Đây là nguồn doanh thu lớn cũng là doanh thu chính của Công ty năm 2021. Hy vọng Việt Nam tiếp tục làm tốt công tác kiểm soát dịch để người Việt Nam được đi du lịch trong nước nhiều hơn. Sức mua tour Tết Tân Sửu 2021 đã tăng mạnh và đây là dấu hiệu khả quan cho ngành du lịch. Doanh nghiệp du lịch đang kỳ vọng sức mua tour Tết sẽ tạo sức bật cho ngành du lịch nội địa trong cả năm 2021.

Bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc Ban Tiếp thị của Công ty Lữ hành Saigontourist, cũng cho biết đã có nhiều khách hàng đăng ký tour Tết và số lượng đang tiếp tục tang. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, các tour Tết 2021 cũng được công ty du lịch xây dựng với các điểm đến an toàn về dịch bệnh để thu hút du khách. Trong năm 2021, khi thị trường khách quốc tế còn gặp khó khăn, các công ty du lịch sẽ tập trung vào khách nội địa với các tour an toàn về dịch bệnh.

Ông Nguyễn Ngọc An, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Lữ hành Fiditour cũng cho rằng: “Thị trường du lịch nội địa vẫn là cốt lõi trong năm 2021. Chúng tôi xác định chiến lược ngắn hạn, ứng phó linh hoạt, vừa khai thác tập trung thị trường trong nước nhưng vẫn tiếp tục giữ liên lạc với đối tác nước ngoài để khi mở cửa trở lại có thể đón khách ngay”.

Sức bật sẽ tạo đà tăng trưởng

Trong lĩnh vực khai khoán, Phó Tổng giám đốc PVEP Hoàng Ngọc Trung nhấn mạnh: “Chúng tôi đã phát động phong trào thi đua trong toàn Tổng công ty năm 2021 với quyết tâm vượt qua những khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong đó có các chỉ tiêu kế hoạch sản lượng khai thác dầu khí. Theo các dự báo, ngành dầu khí thế giới năm 2021 tiếp tục đối mặt với khó khăn. Vì vậy, để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm, PVEP sẽ tập trung tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu, tìm kiếm và đánh giá, lựa chọn đối tượng tiềm năng, đảm bảo mục tiêu gia tăng trữ lượng, tiếp tục triển khai công tác phát triển mỏ. Cùng với đó, các giải pháp về quản lý đầu tư, tài chính, tối ưu, tiết giảm chi phí vận hành nhằm cân đối dòng tiền tiếp tục được PVEP triển khai”.

Ông Nguyễn Thanh Phương, Công ty TNHH Changshin Việt Nam chia sẻ, đến nay công ty đã nhận được đơn hàng đến cuối năm 2021 nên đang triển khai dự án mở rộng nhà xưởng để tăng công suất. Ông Phương tin tưởng ngành dày dép Việt Nam sẽ thuận lợi hơn vào năm 2021 khi nhiều đơn hàng từ Trung Quốc đã chuyển sang Việt Nam. Ông Trần Văn Lê, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất cơ điện và Thương mại Phương Linh cho biết, năm 2020 tình hình kinh doanh của Công ty có giai đoạn giảm sút 50%. Hiện nay, Công ty đang cố gắng duy trì nhờ vào nguồn ngân sách dự phòng và mong muốn có thể khởi sắc hơn trong năm 2021. Khó khăn vừa qua cho thấy tư duy của chủ doanh nghiệp rất quan trọng. Cụ thể, như phải nhận ra giá trị của việc chuyển đổi số cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để từ đó mới có thể nâng cao tính cạnh tranh và khả năng chống chịu trước khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Bảo Hiền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hiển Lê tin tưởng năm 2021 tình hình sẽ khởi sắc. Là doanh nghiệp ngành nông nghiệp bà Hiền khẳng định: “Hiện Tập đoàn Hiền Lê đang nghiên cứu để xây dựng nhà máy có công suất gấp 7 lần nhà máy hiện tại trong năm 2021 và hy vọng đến hết năm 2022 sẽ có nhà máy mới phục vụ ngành nông nghiệp”.

Điểm quan trọng trong thời gian tới là làm sao phải đưa được tinh thần tốt đẹp được ghi nhận tại các đạo luật vào thực tiễn một cách nhanh nhất và doanh nghiệp phải là người thu hưởng trên thực tế nhưng lợi ích từ việc thay đổi chính sách này. Nếu chỉ có luật tốt, các văn bản hướng dẫn chưa tốt, quá trình thực thi lúng túng, khó khăn thì rõ rang tinh thần tốt của đạo luật bị giảm nhiều.

Gần 100 văn bản chính sách của các bộ, ngành được ban hành, một loạt các đạo luật lớn được sửa đổi... nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục khó khăn và khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid- 19.Ông Đậu Anh Tuấn nhận định, thách thức quan trọng với Việt Nam trong thời gian tới chính là tăng cường chất lượng thực thi các nền tảng, đạo luật đã được xác lập. Ngày 1/1/2021 các đạo luật này đã có hiệu lực nhưng hiện tại nhiều văn bản hướng dẫn vẫn chưa được ban hành, chưa được thông qua, chưa có hiệu lực trên thực tế, điều này tạo ra độ trễ trong thực thi. 

Năm 2021, những khó khăn của đại dịch chưa qua, thậm chí với nhiều doanh nghiệp thời điểm khó khăn nhất với họ chưa đến nên việc duy trì các chính sách hỗ trợ là thực sự cần thiết. 

Việt Nam có thể bứt tốc vào năm 2021 và những năm sắp tới. Nhiệm vụ của năm 2021 và những năm tới là phải thực hiện tốt các chính sách đã được thông qua này, có nghĩa là với các đạo luật trên được xây dựng với tinh thần như vậy thì các nghị định hướng dẫn, thực hiện sau này cũng phải đúng tinh thần như thế. Đơn cử như Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư tương đối mở, như vậy thì các nghị định hướng dẫn luật hay cơ chế tài chính cho những dự án theo hình thức PPP cũng phải theo đúng tinh thần này. 

Dù các văn bản pháp luật đã được sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhưng khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn vẫn còn rất xa, điều này cản trở doanh nghiệp phát triển.

Thách thức quan trọng với Việt Nam trong thời gian tới chính là tăng cường chất lượng thực thi các nền tảng, đạo luật đã được xác lập. Ngày 1/1/2021 các đạo luật này đã có hiệu lực nhưng hiện tại nhiều văn bản hướng dẫn vẫn chưa được ban hành, chưa được thông qua, chưa có hiệu lực trên thực tế, điều này tạo ra độ trễ trong thực thi. Đây cũng không phải là vấn đề quá ngạc nhiên, quá mới trong quá trình xây dựng luật ở Việt Nam. Mặc dù thời hạn có hiệu lực của luật từ 1 năm hay từ 6 tháng nhưng quá trình ban hành văn hướng dẫn không được nhanh như kỳ vọng. Sự chậm chạp này gây trục trặc về mặt thực thi trong vài tháng đầu. Nên tôi muốn nhấn mạnh, vai trò của Chính phủ, của các bộ, ngành liên quan cần phải đẩy nhanh tiến trình này, ban hành đủ văn bản hướng dẫn thực thi. Bởi rất nhiều chính sách theo cách tiếp cận tương đối mới chắc chắn tạo ra sự lúng túng của các cơ quan thực thi trên thực tế. Do vậy, phải có chương trình hướng dẫn, thúc đẩy thực thi, tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn đầu thực hiện các văn bản pháp luật này. 

Điểm quan trọng trong thời gian tới là làm sao phải đưa được tinh thần tốt đẹp được ghi nhận tại các đạo luật vào thực tiễn một cách nhanh nhất và doanh nghiệp phải là người thụ hưởng trên thực tế những lợi ích từ việc thay đổi chính sách này. Chứ nếu chỉ có luật tốt, các văn bản hướng dẫn chưa tốt, quá trình thực thi lúng túng, khó khăn thì rõ ràng tinh thần tốt của đạo luật bị giảm nhiều.

Năm 2020 là thời kỳ khắc nghiệt với hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất sâu rộng, lâu dài tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và tác động không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà trên toàn thế giới. Rất nhiều ngành đối mặt với khó khăn chưa từng xảy ra, nên vai trò của Chính phủ, vai trò của các chính sách trong hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch là vô cùng quan trọng. 

Suy cho cùng, để đánh giá một chính sách thành công phải xem xét tới mức độ thụ hưởng của doanh nghiệp trên thực tế chứ không phải việc công bố tại các văn bản, hội thảo, diễn đàn.

Vai trò của chính sách tiền tệ và tài khóa.

Bên cạnh việc giảm lãi suất điều hành, NHNN cũng chỉ đạo hệ thống NHTM cung cấp các gói tín dụng cho các doanh nghiệp gặp khó khăn và chủ động giảm lợi nhuận nhằm giảm tối đa chi phí vay cho doanh nghiệp. Trước khi đại dịch xảy ra. NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2020 ở mức 11 - 14% tương ứng với dự kiến tăng trưởng GDP khoảng 6,8%. Sau khi đại dịch bùng phát, và đặc biệt khi mà hết quý III tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 5,12%, NHNN đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 8 - 10% vào cuối năm.

Thực tế cho thấy, tăng trưởng tín dụng đã tăng mạnh trong 3 tháng cuối năm, đặc biệt sau khi mức lãi suất điều hành được điều chỉnh giảm lần thứ ba vào ngày 1/10/2020, tăng trưởng tín dụng đã đạt 10,14% và dự kiến cả năm 2020 sẽ ở mức 10,5 - 11%. Nghĩa là, chỉ trong vòng một quý cuối năm, tăng trưởng tín dụng đã tăng gấp đôi so với 9 tháng đàu năm. Điều này nằm ngoài sự kỳ vọng thông thường khi phần lớn các nhà chuyên môn trước đó dự kiến mức tăng trưởng cả năm khoảng 7,5% - 9%.

Để nhìn nhận liệu tăng trưởng tín dụng có thực sự hiệu quả, chúng tôi nhìn vào hai năm liền trước 2018, 2019 và thấy rằng trong hai năm này GDP đều đạt trên 7% và mức tăng trưởng tín dụng trong khoảng 12 - 14%. Với việc kinh tế chỉ tăng trưởng 2,91% trong năm 2020, tức là một nửa so với kế hoạch, trong khi tăng trưởng tín dụng thậm chí đạt kế hoạch đầu năm (11 – 14%), chúng tôi cho rằng chính sách lãi suất thấp thực sự đã chạm đến mức rủi ro hệ thống bởi nó bắt đầu kích hoạt nhu cầu tín dụng đầu cơ tài sản, nằm ngoài nhu cầu sản xuất phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nhiều khả năng các NHTM có thể cũng đã bị sức ép đẩy tín dụng vào cuối năm. Dù là khả năng nào thì kết cục đều là điều không tốt bởi nó đang kích thích quá trình bong bóng tài sản và rủi ro hệ thống.

Về chính sách tài khóa của Việt Nam, lâu nay được xây dựng dựa trên cách tiếp cận chặt chẽ mặc dù kế hoạch ngân sách luôn luôn ở mức  thâm hụt kế hoạch và thực tế xoay quanh khoảng 3,5 – 4,5% GDP trong những năm gần đây. Thâm ụt ngân sách thường được tài trợ bằng nợ công với những mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2020 là trần nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 54% GDP và nợ nước ngoài quốc gia không quá 50%.

Chính sách tài khóa đã cùng với chính sách  tiền tệ được kỳ vọng trở thành hai công cụ quan trọng giúp cải thiện nền kinh tế. Cách tiếp cận phổ biến là thực hiện các gói kích thích kinh tế thông qua giãn và giảm thuế, phí cho doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng, đồng thời tăng thực hiện đầu tư và chi tiêu công cho các mục đích xã hội. Vào giữa năm, Chính phủ thậm chí đã sẵn sàng cho việc nâng trần nợ công thêm 2 – 3% GDP, lên khoảng 59% (thấp hơn trần 65%).

Khả năng hiện thực hóa các cơ hội từ FTA chưa cao

Nếu nhìn từ những con số thì quả thật năm 2020 là năm ấn tượng. Đằng sau đó là những nỗ lực vận động đặc biệt và quyết tâm mạnh mẽ của Việt Nam. Chúng ta đều hiểu để các cơ quan EU phê chuẩn một hiệp định lớn như EVFTA không hề dễ dàng. Cũng như vậy, rất khó để có thể tạo ra sự thống nhất giữa cả 15 đối tác RCEP vốn có quá nhiều khác biệt, trong bối cảnh Covid-19 đang khiến tất cả các nền kinh tế thành viên chật vật. Vì vậy, tôi cho rằng những gì đạt được trong năm qua là những cột mốc đáng ghi nhận trong tiến trình hội nhập theo chiều sâu của Việt Nam. Và tôi tin, bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào đã và đang ngóng chờ vào những cơ hội xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư với các đối tác đều sẽ rất vui mừng trước kết quả này.

Tuy nhiên, chúng ta đều hiểu rằng những gì đạt được trong năm 2020 là thành quả của cả thập kỷ nỗ lực của Việt Nam, cả trong việc mặc cả với đối tác cũng như trong thử thách các giới hạn thay đổi của chính chúng ta. Thực tế, việc ký kết hay phê chuẩn các FTA này chỉ là hoàn tất công việc mở đường. Tiếp theo sẽ là chuyện vận hành và sử dụng những con đường này. Chẳng có bữa tiệc nào bày sẵn trên đó cả, chúng ta phải tự tranh thủ những con đường mới này để tìm kiếm "bữa tiệc" cho chính mình.

Theo bà Nguyễn Thu Trang giám đốc trung tâm WTO để cần phải doanh nghiệp Việt Nam để đón nhận các FTA chúng ta cần phải:

Chúng tôi vừa mới thực hiện một khảo sát doanh nghiệp với FTA, hiện vẫn đang xử lý dữ liệu. Có những chỉ dấu tương đối tích cực, ví dụ so với trước đây, các doanh nghiệp đã bắt đầu chủ động quan tâm tìm hiểu các cam kết cụ thể liên quan trong các FTA. Tùy từng hiệp định, đã có khoảng 15-30% biết khá rõ hoặc rất rõ về các cam kết liên quan. Nhưng trên một nửa các doanh nghiệp thừa nhận năng lực cạnh tranh của họ còn kém so với đối thủ, khiến việc tận dụng các cơ hội FTA hạn chế. Hơn 1/3 các doanh nghiệp biết rằng cần điều chỉnh cách thức, dây chuyền sản xuất, kinh doanh để tranh thủ các FTA, nhưng lại không có đủ khả năng điều chỉnh, vì không đủ tiền hoặc vì không biết phải điều chỉnh thế nào. 

Nếu so với khảo sát VCCI thực hiện cách đây 5 năm thì tỷ lệ này đã giảm đáng kể. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã tự tin dần và năng lực cũng được cải thiện dần theo quá trình hội nhập. Tuy vậy, rõ ràng tỷ lệ các doanh nghiệp chưa thật sẵn sàng cho việc tận dụng các FTA vẫn còn rất cao. Nếu điều này không được khắc phục tốt, cơ hội từ các FTA khả năng lớn vẫn sẽ chỉ là cơ hội với nhiều doanh nghiệp.

Tham gia FTA là để mạnh hơn

Có lo ngại cho rằng, với nhiều FTA Việt Nam tham gia cùng lúc giống như lượng "thuốc bổ" quá liều vào trong cơ thể còn yếu như Việt Nam, sợ rằng chúng ta không hấp thụ được hết "thuốc bổ" và nó sẽ có tác dụng ngược. Bà bình luận gì về nhận định này?

Cá nhân tôi không nghĩ các FTA giống như thuốc bổ. Chẳng có FTA nào tự động và đương nhiên mang lại lợi ích thực tế cho chúng ta cả. Vả lại Việt Nam cũng không phải là cơ thể còn yếu đến mức phải uống thuốc bổ suốt. Chúng ta tham gia các FTA để mạnh hơn, chứ không phải vì chúng ta quá yếu.

Tất nhiên, nhiều FTA cũng dẫn tới nhiều thách thức cạnh tranh hơn. Nhưng cạnh tranh cũng đã và đang giúp thanh lọc điểm yếu, tạo sức ép để các doanh nghiệp nhanh nhẹn hơn, bền bỉ và giỏi hơn so với trước kia ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Tôi tin các FTA đã đóng góp không ít thì nhiều vào những kết quả kinh tế mà chúng ta đã đạt được. Tất nhiên, lợi ích hay nguy cơ từ mỗi FTA là khác nhau, tùy thuộc vào đối tác FTA là ai. 

Nhiều phân tích chỉ ra, khi hội nhập sâu, các thị trường mở cửa cho Việt Nam, tuy nhiên khối FDI lại tận dụng tốt hơn cơ hội từ các FTA. Như vậy lợi ích từ hội nhập mang đến cho doanh nghiệp Việt Nam chưa nhiều. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam lật ngược được thế cờ này? 

Đúng là nhìn vào so sánh này cảm giác đầu tiên của phần lớn chúng ta là "xót của". Cảm giác như "người nhà" đang bị "người ngoài" lấy mất phần to nhất, ngon nhất của miếng bánh hội nhập. Kỳ thực điều này vừa đúng vừa không đúng. Đúng là ở chỗ phần lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu còn hạn chế, vì vậy còn có vô số dư địa để cải thiện. Còn không đúng là vì không ai hạn chế tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA, FDI hưởng lợi không cản trở doanh nghiệp Việt hưởng lợi. 

Nếu xét về giá trị thực, doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng xuất khẩu nhiều hơn, tức là đã lớn hơn đáng kể so với chính mình, chỉ có điều lớn không nhanh bằng FDI. FDI có nhiều lợi thế, từ kinh nghiệm đến vốn, từ năng lực quản trị đến cạnh tranh. Vì vậy, để doanh nghiệp Việt lớn nhanh hơn cần học tập các FDI xuất khẩu, nhìn vào cách họ làm để tự sửa mình, học hỏi và cố gắng kết nối với họ để tranh thủ sức bật cộng hưởng. Hai bên không phải trong trận chiến tôi sống anh chết, lật ngược hay đánh đổ nhau mà là cùng nhau phát triển.

Mỗi FTA là một con đường ưu tiên riêng

Có quan điểm cho rằng, chúng ta rất háo hức với các FTA mới trong khi xao lãng những FTA cũ. Theo bà làm sao để Việt Nam có thể điều phối các FTA đang có một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả nhất?

Vâng, chúng ta thường thích cái mới mẻ, nhất là những thứ được nhiều người nói là tốt, trông lại hoành tráng đồ sộ. Các FTA thời gian vừa rồi như CPTPP, EVFTA, RCEP là những hiệp định "đình đám" vì nhiều lý do, tiêu tốn không ít giấy mực của báo chí, nên được nhiều người biết đến cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng chỉ biết tới các FTA này. 

Cũng theo khảo sát vừa rồi của VCCI, các FTA có tỷ lệ doanh nghiệp biết rõ nhiều nhất không phải là các FTA mới mà là các FTA với các đối tác quan trọng (như EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật, Hàn...). Hơn nữa, việc các FTA mới được tuyên truyền sâu rộng cũng đồng thời đánh động doanh nghiệp về các FTA trước đây mà họ có thể chưa từng nghe tới, đây cũng là cơ hội "ra mắt" trở lại các FTA cũ.

Tất nhiên có nhiều FTA sẽ khó điều phối hơn là chỉ một vài FTA nhưng cũng không quá phức tạp như tưởng tượng. Mỗi FTA là một con đường ưu tiên, với điều kiện và yêu cầu riêng, không mâu thuẫn hay triệt tiêu lẫn nhau. Chính phủ quản trị mỗi con đường theo quy tắc đã được thống nhất, nếu nhiều con đường hướng tới cùng một đối tác, nguồn lực bỏ ra để vận hành có thể tiết kiệm hơn. Doanh nghiệp có năng lực đáp ứng điều kiện chạy xe của đường nào thì đi đường đó, nếu cùng lúc thỏa mãn yêu cầu của nhiều đường thì lựa chọn của doanh nghiệp còn thuận tiện hơn chứ không có thiệt gì.

Để không như xảy ra tình trạng như một số chuyên gia nói: Việt Nam ký FTA giống như một công ty mua chiếc xe vận tải cực kỳ tốt chỉ để ngắm... vai trò của Chính phủ và doanh nghiệp phải thế nào, thưa bà?

Nói thật là tôi thích ví các FTA như những con đường hơn. Xe nếu không dùng thì có thể bán cắt lỗ, đường đã mở thì chẳng thể di chuyển đi đâu, không dùng thì hoang phế. Thực tế các con đường FTA của chúng ta có thể chưa dùng hết công suất nhưng cũng chẳng tới nỗi "cỏ dại mọc lút đầu". Ví dụ, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA của Việt Nam trong những năm gần đây đứng ở hàng cao so với các nước ASEAN, trung bình so với thế giới, thậm chí vượt trội so với nhiều đối tác cùng FTA. Tuy nhiên, rõ ràng là những lợi ích thu được từ các FTA còn xa so với kỳ vọng. 

Nguyên nhân có nhiều, nhưng theo khảo sát của VCCI thì có hai lý do lớn nhất. Một là năng lực cạnh tranh, hiểu biết của doanh nghiệp về các FTA còn hạn chế. Hai là bất cập trong công tác tổ chức thực thi FTA và hỗ trợ doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước. 

Để khắc phục, qua đó tận dụng tốt hơn các FTA, cả doanh nghiệp và Nhà nước đều phải chủ động nâng cấp chính mình, đồng thời phối hợp và hỗ trợ đối phương. Nhà nước có thể tư vấn cho doanh nghiệp về các cam kết FTA, triển khai các chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh ngành bài bản và thực chất. DN cũng phải tham gia cùng Nhà nước vào quá trình nội luật hóa các FTA, đề xuất giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh... Tôi tin rằng trên con đường hội nhập FTA chúng ta chẳng thể đi một mình, không thể thiếu vai trò của ai, dù là Nhà nước hay doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

  1. Lâm Phong “Khát vọng một năm đột phá mạnh mẽ”.
  2. Hương Loan, phỏng vấn ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, “Cải cách môi trường kinh doanh, khơi thong thêm nguồn lực mới”.
  3. Vũ Khuê, phỏng vấn bà Nguyễn Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập VCCI, “FTAS những đại lộ thương mại”.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên giám đốc Sở KHCNMT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết 2021 kỳ vọng sẽ là một năm đột phá mạnh mẽ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ