Thứ sáu, 19/04/2024 18:23 (GMT+7)

Các địa phương chú trọng phát triển sản phẩm 'OCOP'

PGS.TS NGUYỄN ĐỨC KHIỂN -  Thứ ba, 10/11/2020 09:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các địa phương tích cực đầu tư các tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, nên ngày càng có nhiều sản phẩm “OCOP” tham gia thị trường.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP được nhà nước phát động đã được các địa phương tích cực hưởng ứng. Các địa phương tích cực đầu tư các tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, nên ngày càng có nhiều sản phẩm “OCOP” tham gia thị trường.

Hà Nội là địa bàn có nhiều sản phẩm OCOP đạt chuẩn, đã được các kênh thông tin đại chúng nhiều lần đưa tin như:

  1. Bưởi Phúc Thọ, gà Mía, kẹo lạc, kẹo dồi xã Đường Lâm (Sơn Tây), gạo Khu Cháy (Ứng Hòa), rau quả sạch Chúc Sơn, dầu đậu nành Otran (Thụy Khê, Tây Hồ) là những sản vật đặc trưng của mỗi địa phương đang được khai thác trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Qua đó, vừa giúp sản phẩm tăng giá trị kinh tế, vừa giúp quảng bá nét văn hóa địa phương …

Đến nay, nhiều địa phương tiếp tục  phát triển sản phẩm OCOP để làm giàu cho địa phương.

  1. Huyện Phú Xuyên phấn đấu hết năm 2020 có 107 sản phẩm OCOP cấp thành phố

Đến nay, huyện Phú Xuyên đã có 12 sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và được thành phố xếp hạng, trong đó 2 sản phẩm đạt 3 sao và 11 sản phẩm đạt 4 sao. 

Thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, từ đầu năm 2020 đến nay, huyện Phú Xuyên đã phối hợp tổ chức tập huấn cho các đối tượng là người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã và đã có 86 sản phẩm của các đơn vị đăng ký tham gia sản phẩm OCOP. Huyện phấn đấu đến hết năm 2020, có 107 sản phẩm tham gia dự thi cấp thành phố và được công nhận đạt 3 sao trở lên. 

Để đạt mục tiêu này, huyện giao các phòng chức năng phối hợp với đơn vị tư vấn và các xã, thị trấn, thực hiện rà soát, khảo sát sản phẩm tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm để đánh giá, phân hạng xong trước ngày 25-10-2020.

  1. Bột rau củ sấy lạnh Tâm An

Hợp tác xã Tâm An (xã Khánh Hà, huyện Thường Tín) vừa trồng, vừa chế biến nhiều sản phẩm thảo dược như: Trà chùm ngây, trà cà gai leo, bột rau củ sấy lạnh... mang thương hiệu Tâm An. Trong đó, sản phẩm “Bột rau củ sấy lạnh GIHO” của hợp tác xã đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận sản phẩm OCOP 4 sao trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2019.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Giám đốc Hợp tác xã Tâm An Nguyễn Thị Thu cho biết: Hợp tác xã chuyên trồng các loại thảo dược và rau thảo dược. Ban đầu, hợp tác xã chọn những cây dược liệu quen thuộc, dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Đinh lăng, cà gai leo, chùm ngây... Sản phẩm sau thu hoạch được hợp tác xã bán thô cho các công ty dược tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

  1. Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”, đến nay, huyện Thanh Oai đã có 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới. Trao đổi với phóng viên báo Hà Nội mới, Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Sáng cho biết: Đây là tiền đề quan trọng cho bước phát triển mới của Thanh Oai hướng tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, đô thị xanh của Thủ đô Hà Nội.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, Thanh Oai sẽ tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm, các chương trình khuyến công, đào tạo, nhân cấy nghề.

Mặt khác, Thanh Oai sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; phát triển các đô thị mới bảo đảm đồng bộ, hiện đại, văn minh, gắn kết các đô thị sinh thái để tận dụng lợi thế, điều kiện phát triển đô thị hiện đại dọc theo trục đường Vành đai 4. Đồng thời phát triển giáo dục, đào tạo; xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, tạo động lực mới cho phát triển bền vững.

Từ tiền đề quan trọng đã đạt được, Thanh Oai sẽ phấn đấu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao và là đô thị xanh của Thủ đô Hà Nội.

  1. Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Mỹ Đức khai thác thế mạnh từ các làng nghề truyền thống của địa phương để phát triển sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Đến nay, Mỹ Đức đã có hàng chục sản phẩm được đánh giá, phân hạng, cấp sao trong Chương trình OCOP. Đây là tiền đề để huyện tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế nông thôn.

Trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020, huyện Mỹ Đức có 7 sản phẩm tham gia, trong đó, 6 sản phẩm đạt tiêu chí từ 3 sao trở lên. Đáng chú ý, 3/6 sản phẩm được Hội đồng thẩm định cấp thành phố đánh giá có tiềm năng đạt 5 sao (sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu) gồm: “Khăn tơ sen”, “Khăn tơ tằm” và “Chăn bông tơ tằm tự dệt” của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (xã Phùng Xá). Mỹ Đức cũng là một trong số ít địa phương của thành phố Hà Nội có sản phẩm OCOP tiềm năng đạt 5 sao. 

Bên cạnh những sản phẩm được đánh giá tiềm năng 5 sao, huyện Mỹ Đức còn một số sản phẩm nông sản làng nghề cũng được đánh giá cao trong Chương trình OCOP như: Rượu mơ Hương Tích, bánh củ mài (xã Hương Sơn), các sản phẩm khăn bông (xã Phùng Xá). Theo ông Trương Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức, năm 2019, huyện Mỹ Đức có 7 sản phẩm được thành phố Hà Nội cấp chứng nhận đạt 3 sao và 4 sao. Năm 2020, huyện vừa đánh giá, phân hạng thêm 6 sản phẩm đủ điều kiện trình thành phố công nhận 3 sao và đề nghị Trung ương công nhận 5 sao. Sản phẩm tham gia OCOP, được cấp sao là cơ hội cho các làng nghề quảng bá sản phẩm; đồng thời, thúc đẩy tiêu thụ, phát triển kinh tế trong người dân, doanh nghiệp và địa phương.

Rượu mơ Hương Tích. Ảnh: Tư liệu

Tham gia Chương trình OCOP cũng là cơ hội cho các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuẩn hóa sản phẩm. Chị Hoàng Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Dệt may Thành Long, xã Phùng Xá cho biết: Hiện nay, công ty đã đầu tư hàng chục máy dệt tại xưởng sản xuất và hỗ trợ vốn để người dân đầu tư máy dệt, máy may tại nhà. Nhờ vậy, mỗi tháng, đơn vị có thể sản xuất 20 tấn khăn bông các loại. Với 4 sản phẩm đạt chất lượng OCOP hạng 3 sao, công ty có cơ hội lớn để tạo niềm tin với người tiêu dùng và các nhà bán lẻ, từ đó mở rộng đầu ra cho các sản phẩm.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Lê Văn Trang, thời gian tới, Mỹ Đức tiếp tục rà soát sản phẩm tiềm năng để hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp tham gia Chương trình OCOP. Thông qua đó, giúp thêm nhiều nông sản và sản phẩm làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt, tạo nguồn thu nhập khá cho các hộ dân...

  1. Công ty TNHH Thực phẩm SAFE GREEN là một trong những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản theo chuỗi liên kết tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Điện Biên, nhiều năm qua, Công ty đã được UBND tỉnh tặng bằng khen, Sở Nông nghiệp và PTNN (Chi cục quản lý Chất lượng nông sản và thủy sản tỉnh Điện Biên) quan tâm, hỗ trợ xây dựng các chuỗi sản phẩm liên kết uy tín, chất lượng cung cấp cho bà con trong tỉnh và thành phố Hà Nội.

Năm 2020, do diễn biến tình hình dịch bệnh Covid 19 kéo dài từ cuối năm 2019 đã gây ảnh hưởng lớn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, doanh nghiệp, HTX và bà con nông dân gặp nhiều khó khan. Nhằm xúc tiến tìm đầu ra cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm sản xuất theo chuỗi liên kết, đẩy mạnh liên kết giữa các hợp tác xã có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô những nông sản tốt nhất. Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và PTNT (chi cục quản lý Chất lượng nông sản và thủy sản tỉnh Điện Biên) đã trao đổi với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội về việc hỗ trợ triển khai chương trình giới thiệu nông sản đặc sản của Điện Biên và một số tỉnh tại Hà Nội. Công ty cam kết những sản phẩm, doanh nghiệp, HTX được giới thiệu tham gia Chương trình là những đơn vị uy tín, sản phẩm chất lượng rõ nguồn gốc xuất xứ, giới thiệu, cam kết cung cấp cho người tiêu dung thủ đô những sản phẩm tốt nhất. Các đơn vị phối hợp cung cấp và tham gia chương trình xúc tiến quảng bá sản phẩm của Điện Biên đến với người tiêu dung tại Hà Nội gồm:

TT

Doanh nghiệp, HTX

Tên sản phẩm

Giấy CN

1

Công ty TNHH Thực phẩm Safe Green

1.        Gạo tám Điện Biên

2.        Gạo séng cù Nàng Hiên

3.        Hồng cổ trà

4.        Măng sấy khô

5.        Bún khô

6.        Bánh đa khô

7.        Miến dong

8.        Bánh khẩu xén Mường Lay

9.        Bưởi da xanh

10.    Thanh long Điện Biên

11.    Gạo nếp nương Điện Biên

12.    Gạo lứt Điện Biên

Sản phẩm OCOP, Chứng nhận chuỗi, ATVSTP

2

Công ty TNHH Hương Linh

1.        Chè cổ thụ Hương Linh

2.        Chè Hương Linh

Sản phẩm OCOP

3

HTX Ong mật Điện Biên

1. Mật ong Hoa ban

2. Mật ong Bánh tổ

Sản phẩm OCOP

4.

HTX Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên

1. Gạo Tâm sáng tám thơm

2. Gạo Tâm sáng séng cù

Sản phẩm OCOP

5

Công ty TNHH Hải An

Cà phê Mường Ảng

Sản phẩm OCOP

6

HTX CCO Điện Biên Đông

1. Lạc đỏ hạt

2. Thịt trâu sấy

3. Bí tìa rình

Sản phẩm OCOP

7

Công ty CP TM Quốc tế Mường Then

Chẩm chéo Mường Then

Sản phẩm OCOP

8

Công ty TNHH Trà Phan

1. Gạo tám

2. Chè Tủa Chùa

Sản phẩm OCOP

9

Công ty TNHH Loan Nhẹ Điện Biên

1. Rượu Đông trùng hạ thảo

2. Đông trùng hạ thảo

Sản phẩm OCOP

10

Cơ sở sản xuất Bùi Thị Hằng

1. Chẩm chéo Bùi Thị Hằng

Sản phẩm OCOP

11

Cơ sở sản xuất rượu Mount Queen

1. Rượu táo mèo

2. Rượu ngọc cẩu

Sản phẩm OCOP

12

HTX nông nghiệp Ba sạch Hưng Đạo (xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng)

1. Nấm hương

2. Mộc nhĩ

3. Miến dong

4. Măng khô

5. Đậu, đỗ các loại

6. Gạo nếp

Chứng nhận ATVSTP

13

HTX nông sản sạch Mộc Châu

Rau, củ, quả; sản phẩm nông sản chế biến, đặc sản mộc sản

Chứng nhận VietGap


Tuy nhiên hiện nhiều sản phẩm đặc sản còn một số hạn chế cần khắc phục. Bà Vương Thị Thành, chủ cơ sở bánh rau sắng hiệu Chú Béo (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) cho biết: “Sản phẩm đặc sản dù được đánh giá tốt về chất lượng, song khâu làm thương hiệu còn nhiều bất cập; bao bì nhãn mác chưa bắt mắt, thậm chí trên nhãn thiếu thông tin theo quy định… Những vấn đề này rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong quy trình hoàn thiện sản phẩm”.

Tháo gỡ khó khăn, nhiều huyện, thị xã đã và đang xây dựng Đề án phát triển Chương trình OCOP kết hợp hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh hoàn thiện sản phẩm. Trưởng phòng Kinh tế xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết: Thị xã thực hiện các chính sách hỗ trợ để sản phẩm OCOP trở thành hàng hóa chất lượng cao, trong đó, tập trung khai thác lợi thế của đặc sản địa phương…

Thông tin từ Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, tham gia Chương trình OCOP, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất được thành phố hỗ trợ đổi mới quy trình sản xuất, nâng cao chất lượn sản phẩm, cải tiến bao bì, mẫu mã… nhằm đáp ứng các tiêu chí Chương trình OCOP. Hà Nội phần đấu đến hết năm 2020, có 1.000 sản phẩm OCOP, qua đó, tăng giá trị kinh tế và quảng bá sản phẩm OCOP théo hướng trở thành “sứ giả” văn hóa của mỗi địa phương…

Nhà nước cần phải tạo thị trường cho sản phẩm, vì có thị trường, sản phẩm mới sống được.

Tạo điều kiện cho mỗi sản phẩm của các xã phải có thị trường như được đưa vào siêu thị, được mở các của hàng bán lẻ.

Phải xây dựng tiêu chuẩn “OCOP” trong lòng người tiêu dung, chúng ta có 6 ngành hàng, 5000 sản phẩm cần phải đầu tư, có sáng tạo để nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp cho dân bán được sản phẩm. Nếu các công ty du lịch giúp  giới thiệu để khách du lịch biết đến và tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp phát triển sản phẩm “OCOP”, giúp cho người sản xuất định hướng được sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm “OCOP” để có thể đứng vững trên thị trường.

Trên các hệ thống phân phối hiện nay, hàng hóa do doanh nghiệp Hà Nội sản xuất chiếm khoảng 50% thị phần, tập trung vào các ngành hàng chủ lực, ngành hàng nông nghiệp công nghệ cao… Hà Nội luôn thu hút nguồn lực đầu tư lớn của xã hội, do đó chất lượng, uy tín sản phẩm do doanh nghiệp Hà Nội sản xuất ngay càng tăng. Cùng với đó, Hà Nội có 1.350 làng nghề cũng là nơi đâò tạo, khởi nguồn các hoạt động khởi nghiệp, bởi vậy nguồn hàng hóa Hà Nọi sản xuất, cung ứng cho thị trường ngày càng phong phú, chất lượng. Trong đó phải kể đến các sản phẩm, thương hiệu tiêu biểu như: May 10, M2, thuốc tân dược Traphaco, Tâm Bình; hàng gia dụng Sunhouse…

Điểm mạnh của hàng hóa do doanh nghiệp Hà Nội áp dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu vào sản xuất. Còn điểm yếu là doanh nghiệp chưa mạnh dạn đổi mới hình thức mẫu mã sản phẩm, chưa chủ động kết nối tới nhiều kênh phân phối khác nhau. Chưa nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh phân phối hàng hóa trên nền tảng số, thương mại điện tử, do đó đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Đẩy mạnh thị trường nội địa là cơ hội để các doanh nghiệp tái cơ cấu, tăng năng lực cạnh tranh, trong đó cốt lõi là nâng cao chất lượng và uy tín.

Thị trường nội địa - “điểm tựa vững chắc”: Khác với mọi năm, chương trình khuyến mại tập trug chỉ tổ chức vào tháng 11, năm nay thành phố Hà Nội quyết định tổ chức trong 3 tháng 6, 7 và 11 trên toàn địa bàn thành phố, với mức khuyến mại lên tới 100%. Theo bà Trần Thị Phương Lan, tất cả các sản phẩm tham gia chương trình đều phải đăng ký với Sở Công Thương để kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

Cùng với những chương trình khuyến mại, các doanh nghiệp, trung tâm thương mại còn nỗ lực tổ chức tốt hoạt động bán hàng, bảo đảm văn minh thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tất cả cùng hướng tới mục tiêu đưa thị trường nội địa thành đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. PGS. TS Nguyễn Đức Khiển, “Chương trình mỗi xã một sản phẩm “OCOP” - sứ giả văn hóa vùng miền”, Báo điện tử Môi trường và Đô thị - 2020.
  2. Giới thiệu sản phẩm “OCOP” của báo Hà Nội mới tháng 3/2020 và 6/11/2020.
  3. Công văn ngày 25/9/2020 của Công ty TNHH thực phẩm Safe Green - Điện Biên.
Bạn đang đọc bài viết Các địa phương chú trọng phát triển sản phẩm 'OCOP'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...