Thứ sáu, 19/04/2024 23:07 (GMT+7)

Đạo đức kinh doanh trong thời đại 4.0

Nguyễn Nhi -  Thứ tư, 05/06/2019 14:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nếu thiếu sự quan tâm cần thiết đối với việc xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức kinh doanh thì thiệt thòi là chính các doanh nghiệp.

Nguồn ảnh: wikimedia

Nhiều bài học thực tế trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp đã được khẳng định, nếu thiếu sự quan tâm cần thiết đối với việc xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức kinh doanh thì thiệt thòi là chính các doanh nghiệp. Đã không ít doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất chấp, vì đồng tiền mà đánh cược cả niềm tin từ phía khách hàng. Nhiều doanh nghiệp từng là thương hiệu đình đám trên thị trường bổng chốc bị đổ bể…

Những bài học đau xót đó một lần nữa cho thấy vấn đề văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đã không thể chỉ là khẩu hiệu của mỗi doanh nghiệp mà ngược lại, văn hóa đạo đức doanh nghiệp luôn được các doanh nghiệp, doanh nhân xem như một triết lý sống còn cho sự tồn tại và phát triển của mình.

Thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo… Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất. Bản chất cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả công nghệ thông minh để tối ưu hóa, phân tích sản xuất.

CMCN 4.0 không đơn thuần chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau, từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử . Nó đang và hứa hẹn sẽ tạo ra các lợi ích hết sức to lớn và tác động mạnh mẽ tới kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Đối với lĩnh vực thương mại, cuộc CMCN 4.0 này giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển. Đối với lĩnh vực đầu tư, vớ bản chất của cuộc CMCN lần thứ tư, công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp dẫn và đầy tiềm năng, đặc biệc là công nghệ số và Internet. Song cuộc cách mạng này cũng có thể tạo ra sự bất công lớn, đặc biệt là gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với sức lao động. Trong sự thay đổi mới công nghệ thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi tạo ra một áp lực lớn, do sự dịch chuyển nguồn lực lao.

Những cải cách công nghệ mang tính đột phá có thể dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất. Dưới tác động của cuộc cách mạng này công tác điều hành của chính phủ Việt Nam cũng sẽ có được sức mạnh công nghệ mới để tăng quyền kiểm soát, cải tiến hệ thống quản lý xã hội. Đối với các doanh nghiệp, chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại sẽ giảm bớt, sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự du nhập của các công nghệ mới, nó tạo ra các cách hoàn toàn mới để phục vụ cho nhu cầu trong hiện tại và thay đổi triệt để các chuỗi giá trị ngành công nghiệp đang hoạt động. Điều đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại, cải thiện phẩm chất, tốc độ, giá cả mà khi được chuyển giao nó có giá trị hơn.

Người tiêu dùng sẽ có những quyền lợi nhất định khi sự minh bạch ngày càng rõ hơn. Khi công nghệ và tự động hóa lên ngôi các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với áp lực cần nâng cao chất lượng, cải tiến và đổi mới dây chuyền công nghệ, tuyển nhân lực có năng lực về công nghệ, đồng thời đối mặt với sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài.

Nói về CMCN 4.0 ảnh hưởng của nó đối với nước ta, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ ra 4 thách thức sau:

  • Thay đổi mô hình kinh doanh, tự động hóa, gây ra xáo trộn, chuyển dịch thay thế lao động quy mô lớn.
  • Xu hướng phân cực dự kiến sẽ diễn ra mạnh mẽ trong thị trường lao động, tạo ra thách thức lớn, đòi hỏi năng lực lao động chất lượng cao, có khả năng thích ứng nhanh về năng lực đổi mới sáng tạo.
  • Sự phổ cập của công nghệ số tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân từng vùng miền . Đặc ra nguy cơ tụt hậu đối với những người không may mắn nắm bắt được cơ hội.
  • Mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số xuyên quốc gia, đặt ra vấn đề nghĩa vụ tài chính , cạnh tranh công bằng mà câu chuyện gần đây về taxi truyền thống và taxi công nghệ là một ví dụ điển hình.

  Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra 6 giải pháp:

  • Tập trung hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách, pháp luật theo kịp kinh tế số , công nghiệp thông minh.
  • Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, công nghệ thông tin và hệ tầng thông tin đóng vai trò hạ tầng của hạ tầng.
  • Phát triển nhanh nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu kinh tế số.
  • Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy khởi nghiệp trong mọi ngành mọi lĩnh vực,có kế hoạch cụ thể và khả thi để phát triển và làm chủ hệ tri thức Việt số hóa, khơi dậy đam mê khát vọng.
  • Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân cần chung tay đổi mới sáng tạo, chủ động nắm bắt, khai thác có hiệu quả các cơ hội to lớn của CMCN 4.0.
  • Doanh nghiệp vừa là trung tâm,vừa là động lực của sự phát triển công nghệ mới, ứng dụng khoa học công nghệ và thực tiễn đời sống. Phát triển doanh nghiệp số được xác định là nhiệm vụ trung tâm, lâu dài để phát triển kinh tế số ở nước ta.
Bạn đang đọc bài viết Đạo đức kinh doanh trong thời đại 4.0. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...