Thứ tư, 17/04/2024 00:33 (GMT+7)

Để hàng Việt chinh phục người tiêu dùng

MTĐT -  Thứ bảy, 03/11/2018 10:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để tồn tại và phát triển, con người cần được đáp ứng những nhu cầu tự nhiên theo tính bản năng của sinh tồn, xã hội càng phát triển, những nhu cầu càng phát triển theo.

Mong muốn của con người rất phong phú và đa dạng. Sự đa dạng của mong muốn, có nhiều nhân tố chi phối, trong đó có cả những nhân tố do chủ quan và cá tính của từng người và những nhân tố khách quan do môi trường xã hội tác động yêu cầu tiêu dùng là như cầu về loại sản phẩm gắn liền với mức giá cụ thể, bới vì giá cả của hang hóa có liên quan mật thiết đến khả năng thanh toán của con người. Các nhà kinh doanh không thể sản xuất ra hàng hóa, dich vụ với chi phí cao và giá bán vượt quá khả năng thanh toán của khách hàng. Họ cần đảm bảo tính thích ứng của sản phẩm không chỉ với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, mà còn cả với khả năng tài chính của từng nhóm khác hàng.

          Quan điểm trong sản xuất cho rằng người tiêu dùng sẽ ưa chuộng những sản phẩm được bán rộng rãi với giá hạ. Vì vậy, việc quản trị Maketing cần phải tập trung vào việc đẩy mạnh sản xuất và phân phối sản phẩm và quản lý chi phí lưu thông không nên chiếm tỷ trọng lớn.

          Nhiều vấn đề xã hội hiện đại đang đặt ra cấp bách: ô nhiễm môi trường, sinh thái, sức khỏe cộng đồng, đói nghèo và bệnh tật, lao động và việc làm, công bằng xã hội, đang đặt ra cho người tiêu dùng phải cân nhắc lựa chọn khi chọn các hàng tiêu dùng để không chỉ vừa với túi tiền lại không xẩy ra các hiện tượng ngộ độc, hại sức khỏe hay tốn tiền do mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.     

Các công ty phải trở thành những công dân tốt, họ cần có quan điểm kinh doanh vì con người, kinh doanh thông minh. Đó cũng là cách thức bảo vệ sự phát triển lâu dài cho chính họ.        

Môi trường kinh tế đóng vai trò nhất trong sự vận động và phát triển cuả thị trường. Thị trường cần có sức mua. Sức mua hiện có một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, tiết kiệm, nợ nần và khả ngăng huy động vốn của người tiêu dùng. Khi nghiên cứu môi trường kinh tế người làm Marketing phải theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng.       

Theo TPP thì tới đây hàng hóa nhập khẩu vào sẽ miễn thuế, thuế bằng O. Nếu ta không quan tâm, Không nâng cao giá trị hàng hóa trong nước thì ta sẽ thua ngay trên thị trường của mình.

Theo thống kê năm 2016 Nhật Bản chỉ có 90 điểm bán lẻ owrv trên đất nước ta, nhưng doanh thu của họ cao hơn doanh thu bán lẻ của cả nước ta 30%.

Của hàng bán lẻ nước ngoài chiếm 40%  nhưng doanh thu của họ hơn hẳn doanh thu bán lẻ của cả nước.

Thời gian qua, một số doanh nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh không minh bạch đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của hàng Việt Nam. Trong khi đó các sản phẩm đến từ Nhật Bản, Thái Lan,Hàn Quốc… lại phù hợp với thị hiếu người Việt từ mẫu mã đến giá cả và chất lượng. Để cạnh trang với hàng ngoại ngay trên sân nhà, Các doanh nghiệp Việt cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, giá thành, nói cách khác là phải tạo ra sự khác biệt để hàng Việt tiếp tục chinh phục người tiêu dùng.

Một chiếc áo hiệu Polo màu sáng với kiểu dáng phù hợp với phong cách người Việt tại siêu thị Aeon (quận Long Biên) hiện được bán với giá gần 150.000 đồng, chỉ bằng khoảng 1/6so với mức giá của các thương hiệu nước ngoài khác. Tại siêu thị Aeon nhãn hiệu dành cho thị trường Việt Nam có hơn 100 mặt hàng, trong đó chủ yếu là quần áo, giầy dép, túi xách, ví … Mặc dù cửa hàng này được xây dựng theo tiêu chuẩn và chất lượng Nhật Bản, nhưng các sản phẩm tại đây lại được làm ra từ các doanh nghiệp địa phương.

Từ chiếc áo Polo kể trên cho thấy, Aeon cũng như các đại gia bán lẻ Lotte, Mart, Big C….. đang tìm cách tiếp cận lợi thế của các hiệp định thương mại tự do tại khu vực Đông Nam Á  để bán các sản phẩm phổ biến, có giá phải chăng từ các thương hiệu riêng trong nước sở tại, trong đó có Việt Nam. Ngay khi có mặt tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã xây dựng chiến lược nhãn hàng riêng, chủ yếu là thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, đồ gia dụng, thời trang, giá bán các sản phẩm này thường rẻ hơn khoảng 30% so với món hàng có cùng chủng loại, thương hiệu, nhằm thu hút sự chú ý của người mua, muốn dùng hàng chất lượng bảo đảm, hình thức bắt mát, nhưng không tốn quá nhiều tiền. So sánh giá có thể thấy, Giá các sản phẩm của Thái Lan trên kệ hàng siêu thị rất cạnh tranh với các sản phẩm trong nước. Thậm chí, còn rể hơn các đại lý bên ngoài. Cụ thể, một cửa hàng bán đồ Thái Lan tại khu Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng) bán bột giặt Pao Thái Lan giữ màu 4kg với giá 180.000 đồng, đắt hơn siêu thị 50.000 đồng. Hay như nước xả vải Hygene 1,8 lít cũng được bán với giá 85.000 đồng, cao hơn 30.000 đồng so với thị trường

Không chỉ thâu tóm kênh phân phối, các thương hiệu Thái Lan còn đẩy mạnh khâu sản xuất tại Việt Nam. Chuyên gia Vũ Vinh Phú - nguyên phó Giám đốc Sở thương mại Hà Nội cảnh báo, doanh nghiệp Thái Lan đang thực hiện chiến lược vùa chiếm lĩnh thị trường phân phối bán lẻ, vủa đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam để tạo ra chuỗi kinh doanh khép kín. Đơn cử, trứng gà, thịt gà tại các siêu thị lớn chủ yếu do công ty chăn nuôi C.P Việt Nam (công ty con của Tập đoàn C.P đến từ Thái Lan) cung cấp với quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn đến xây dựng trang trại, chế biến thực phẩm….

 Hiện nay, chỉ có một mình công ty cổ phần (Thái Lan) chi phối thị trường chăn nuôi con giống, thức ăn cho đến đầu ra sản phẩm khi tham gia TPP, thuế nhập khẩu giảm, nhiều doanh nghiệp sẽ đầu tư vào lĩnh vực này, lúc đó doanh nghiệp và nông dân Việt Nam không có cơ phát triển.

Thay vì phải đi nước ngoài hay chờ đặt hàng xách tay, giờ đây người tiêu dùng Việt Nam dễ dàng mua được hàng hóa “made in” Hà Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… ngay tại các trung tâm thương mại, siêu thị trong nước. Xét về mặt thị trường, đây là một tín hiệu tốt bởi người tiêu dùng có thêm lựa chọn với các sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp,

Thế nhưng, việc nhà phân phối nước ngoài liên tục tung hàng giá rẻ vào thị trường Việt Nam - qua hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị của họ thời gian qua -  là câu chuyện thời sự đáng quan tâm. Điều này không chỉ gây sức ép lớn cho doanh nghiệp sản xuất trong nước mà còn với cả hệ thống bán lẻ nội địa.

Thực tế cho thấy, từ nhiều năm nay hàng hóa Việt nam đã bị hàng giá rẻ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản lấn sân và dần chiếm lĩnh thị phần. Không chỉ ở trung tâm thương mại, siêu thị lớn mà ngay ở các chợ truyền thống, hàng hóa ngoại nhập cũng “phủ sóng”, từ các ngành hàng thực phẩm, trái cậy, đồ uống, mĩ phẩm, đồ chơi, quần áo, giáy dép đến đồ đa dụng… với giá bán khá hấp dẫn

Điều đáng nói là doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ biết im lặng và coi như vô can. Trong 13 năm qua Việt Nam mới chỉ áp dụng 3 vụ tự về thương mại và 1 vụ chống bán phá giá trong khi nước ngoài lại áp vào Việt Nam 99 vụ. Trong khi chúng ta thừa cơ hội kiện chống bán phá giá một số mặt hàng từ Trung Quốc như thép, nhựa, sợi, giấy ồ ạt đổ vào Việt Nam với giá rẻ phá hoại sản xuất của ta.

Để giải quyết các vấn đề trên, ta cần phải:

  1. Các nhà khoa học cần hỗ trợ cho người tiêu dùng nhận dạng sản phẩm không an toàn một cách dễ nhất, để người tiêu dùng tẩy chay các sản phẩm không an toàn.
  2. Đưa các sản phẩm an toàn, có chất lượng cao ra cạnh tranh trên thị trường, người tiêu dùng cần ủng hộ hàng an toàn chất lượng cao được sản xuất trong nước. Giúp người sản xuất xây dựng các quy trình sản xuất an toàn, nói không với thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng kháng sinh trong trồng trọt và chăn nuôi.
  3. Người sản xuất, kinh doanh tự kiểm soát lẫn nhau phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng về sản phẩm mình sản xuất ra và tiêu thụ.
  4. Cơ quan chức năng tăng cường giám sát toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ, đặc biệt chú ý bảo quản sản phẩm trong khâu lưu thông.

Nếu an toàn không được giải quyết, người tiêu dùng sẽ tìm sản phẩm thay thế, chúng ta sẽ thất bại ngay trên thị trường của chính mình.

Từ ngàn xưa, Hà Nội được mệnh danh là vùng đất “Tụ khí anh hoa”, “Địa linh nhân kiệt” nay lại trở thành vùng “đất trăm nghề”, với những địa danh và con người đã đi vào lịch sử. Mọi người biết tới một Hà Nội xưa gồm Bát Tràng, mộc mỹ nghệ Vân Hà, đúc đồng Ngũ Xá, dát quỳ vàng Kiêu Kỵ … thì Hà Nội ngày nay có thêm lụa Vạn Phúc, thêu ren Quất Động, sơn mài Hạ Thái…

Hiện nay, Hà Nội có 1.300 làng có nghề, trong đó 244 làng có nghề truyền thống, 272 làng đã được công nhận là làng nghề theo tiêu chí với đội ngũ 116 nghệ nhân Hà Nội được phong tặng và hàng nghìn thợ giỏi. Mỗi làng nghề mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ưa chuộng như các nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan… Ngoài ra, Hà Nội đang có cá sản phẩm của các công nghiệp hiện đại. (Tập KH-CN, Bách Khoa thư Hà Nội phần mở rộng).

Quán triệt quan điểm, mục tiêu phát triển nghề và làng nghề, cần định hướng phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội theo hướng sau:

- Về thị trường: Tăng cường khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường trong nước và thị trường ngoài nước thông qua hình thức quảng cáo, triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế, tổ chức nghiên cứu, nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường như các thông tin hàng hóa; tăng cường hỗ trợ có hiệu quả của các cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài; tạo sự gắn kết hữu cơ giữa các cơ sở sản xuất  trong làng nghề với nhau, giữa các cơ sở sản xuất của làng nghề với các doanh nghiệp ở đô thị hoặc ở các vùng khác, với các tổ chức xúc tiến thương mại, tạo nên hệ thống hoàn chỉnh từ cung cấp nguyên liệu, vật liệu đến sản xuất  và tiêu thụ sản phẩm.

- Về nguồn nguyên liệu: Xây dựng các vùng nguyên vật liệu tập trung trên cở thực hiện phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất, đồng thời cần phải tiêu chuẩn hóa các loại nguyên liệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiết kiệm cho sản xuất. Hình thành các chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu cho làng nghề.

- Về phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc: Các nghề thủ công của Hà Nội từ lâu đã trở thành một bộ phận không tách rời với truyền thống văn hóa dân tộc. Truyền thống đó không chỉ thể hiện trên sản phẩm mà còn là cách sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, cách chế tác và sử dụng công cụ lao động, các bí quyết nghề… Bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc thể hiện trên sản phẩm không qua màu sắc, hoa văn, hình dáng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị và tạo sự khác biệt của sản phẩm thủ công và đó là lý do cơ bản để khách hàng lựa chọn và quyết định mua. Vì thế phát triển nghề thủ công không chỉ quan tâm đến các yếu tố kinh tế, kỹ thuật mà còn phải quan tâm đến các yếu tố văn hóa, nghệ thuật của sản phẩm. Ngoài ra phát triển nghề và làng nghề còn góp phần bảo tồn, tôn tạo và xây dựng các giá trị văn hóa truyền thống, các công trình văn hóa.

- Về phát triển cụm sản xuất làng nghề tập trung: xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề  tập trung đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thủ đô tạo mặt bằng cho các cơ sở và các tổ chức dịch vụ làng nghề, nâng cao sự phân công và hợp tác sản xuất giữa các cơ sở sản xuất  với các cơ sở dịch vụ; đồng thời có điều kiện xử lý ô nhiễm môi trường tập trung.

- Về mô trường: Phát triển, mở rộng sản xuất  các làng nghề phải đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, duy trì chất lượng sống khu vực dân cư tại địa phương có làng nghề. Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.

Để trụ vững trên thị trường của mình, nâng cao chất lượng của hàng nội địa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước, nhà nước đã đầu tư 13 dự án, hỗ trợ phát triển hàng nội địa. Hy vọng với sự quan tâm của nhà nước, lòng yêu nước, yêu các hàng hóa sản xuất  trong nước, người tiêu dùng Việt Nam sẽ góp phần tích cực cho hàng hóa nội địa không ngừng phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng.

Để không bị hàng “ngoại” cùng chủng loại lấn lướt, doanh nghiệp Việt cần từng bước tổ chức lại sản xuất , đầu tư khoa học, công nghệ, tổ chức tốt hệ thống phân phối và cùng nhau liên kết tạo sức mạnh trước ngưỡng cửa hội nhập. Từ đó, mới có thể vươn lên cạnh tranh và lấy lại niềm tin của người tiêu dùng./.  

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Để hàng Việt chinh phục người tiêu dùng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hoàn thiện khuôn khổ nghề nghiệp cho hoạt động kiểm toán
30 năm xây dựng và phát triển của một tổ chức chưa phải là chặng đường dài, nhất là với một tổ chức chưa từng có tiền lệ, song được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.