Thứ năm, 28/03/2024 23:20 (GMT+7)

Đèn Led nông nghiệp: Ánh sáng tư duy trên cánh đồng

MTĐT -  Thứ bảy, 07/09/2019 10:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù đã được ứng dụng tại nhiều vùng trồng thanh long, tuy nhiên nông dân vẫn còn khá e dè đầu tư thay thế đèn truyền thống bằng đèn led nông nghiệp.

Nguyên nhân một phần đến từ chi phí đầu vào cao, mặt khác còn do nhận thức chưa đầy đủ của bà con nông dân.

Để tìm hiểu rõ hơn về việc ứng dụng đèn led trong phát triển nông nghiệp, Báo DĐDN ông Nguyễn Công Đoàn CEO CTCP kiến trúc Việt Nam Xanh (Green Vina).

- Thưa ông, từ đâu ông có ý tưởng xây dựng công nghệ Led chiếu sáng trong nông nghiệp?

Xuất phát điểm của việc xây dựng công nghệ đèn Led chiếu sáng của tôi đến từ công việc xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng cho tiểu cảnh trong kiến trúc nhà ở, cụ thể là các bức tường cây xanh trang trí trong nhà. Với các loại bóng chiếu sáng thông thường, chỉ sau một thời gian hệ thống tiểu cảnh cây xanh đã chết, chóng úa tàn, do trên thị trường không có loại bóng đèn có bước sóng phù hợp với từng loại cây trong nhà. Từ đó, tôi lên ý tưởng phát triển hệ thống đèn led chiếu sáng cho các cây trang trí trong nhà, sau đó mở rộng ra các loại đèn led phục vụ bà con trồng rau, trồng cây thanh long như hiện nay.

- Thưa ông, đâu là điểm khác biệt của hệ thống đèn led của Green Vina so với các loại đèn led khác trên thị trường?

Từ lâu ở Việt Nam, các chủ trang trại trồng thanh long đã áp dụng giải pháp chiếu sáng nhân tạo để kích thích cây trồng sinh trưởng, ra hoa và đậu quả trái vụ. Họ thường sử dụng các bóng đèn sợi đốt hoặc compact ánh sáng trắng thông thường, có công suất mỗi bóng khoảng 20W. Trong khi đó, mỗi bóng đèn led chiếu sáng nông nghiệp của Green Vina chỉ tiêu thụ 7W. Đây là con số rất đáng kể, bởi trên diện tích một ha trồng thanh long sẽ cần khoảng 1.100 bóng đèn, nhân lên sẽ tiết kiệm cho bà con một lượng lớn chi phí tiền điện.

Việc sử dụng bóng đèn led có tuổi thọ lâu hơn, trung bình một bóng đèn thường có tuổi thọ 10.000 giờ sử dụng trong khi bóng led trung bình là 50.000 giờ. Do đặc thù thắp sáng liên tục đối với cây thanh long, thời gian sử dụng bóng led lâu hơn, gấp 5 lần so với bóng thường.

- Vậy đâu là vướng mắc chính, thưa ông?

Chi phí đầu tư hiện đang là rào cản lớn nhất hiện nay khiến người nông dân chưa chuyển đổi từ sử dụng bóng đèn truyền thống sang đèn led. Bởi, với một bóng đèn thường, người nông dân sẽ phải bỏ từ 20 – 25.000 đồng/bóng, trong khi đó chi phí cho một bóng đèn cao gấp 3 lần 79.000 đồng/bóng led. Chi phí mất khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng/m2 đối với bóng đèn truyền thống, nhưng với bóng led nông nghiệp sẽ phải tốn đến 6 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, người dân đang có thói quen sử dụng bóng đèn truyền thống chưa muốn dùng bóng đèn led.

- Ông có đề xuất như thế nào về chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho các chương trình khởi nghiệp phát triển đèn led?

Theo tôi cần có các chính sách hỗ trợ của nhà nước để hỗ trợ giảm giá thành sản phẩm, như cấp vốn vay để bà con có nguồn tiền đầu tư mua bóng đèn Led, hoặc có chính sách trợ giá khi mua bóng đèn led.

Cần có sự phối hợp giữa ba bên: ngân hàng, nông dân và doanh nghiệp. Hiện nay người dân đi vay đang vướng rất nhiều vào rào cản thủ tục, nhất là làm sao xin được hỗ trợ cho đối tượng doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Trong khi mô hình điển hình cùa Hàn Quốc là ngân hàng đã hỗ trợ thẳng cho doanh nghiệp, bà con nông dân với tỷ lệ nhất định khoảng 50% giá trị bóng đèn led chẳng hạn.

- Xin cảm ơn ông!

Bạn đang đọc bài viết Đèn Led nông nghiệp: Ánh sáng tư duy trên cánh đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.