Thứ bảy, 20/04/2024 16:17 (GMT+7)

Khát vọng 'Vì Dân' của Thương hiệu điều hòa Hikawa

Hiền Vũ -  Thứ tư, 16/06/2021 09:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hikawa hiểu rằng sẽ không có đường tắt nào ở đây cả, phải có “tình cảm” của anh em nhà cung ứng điện, điện tử và thợ thầy nông thôn thì mới có được “tình cảm” của bà con.

Nông thôn - Một thị trường màu mỡ

Nông thôn Việt Nam giờ đây không còn nét "thô sơ" mà đã trở nên khang trang, tươm tất, đời sống nhân dân cũng ấm no, hạnh phúc hơn nhiều.

Tiến trình thay da đổi thịt ở nông thôn

 Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2020, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn Việt Nam đạt 63% so với thành thị.

Tuy khoảng cách thu nhập Nông thôn - Thành thị đã ngắn lại nhưng khoảng cách đời sống vẫn còn cách xa, nhiều sản phẩm và dịch vụ người dân nông thôn vẫn chưa thể tiếp cận được.

Người nông thôn đã qua cái "thời ăn no, mặc ấm" và với sự phổ biến của công nghệ thông tin, cùng sự phát triển cơ sở hạ tầng, tạo cho người dân ở nông thôn hướng tới một cuộc sống với chất lượng tốt hơn.

Tivi đã từng là một “tiêu chuẩn”, “mục tiêu” để người nông thôn phấn đấu cho bằng người thành thị. Chỉ cần tạo ra sản phẩm phù hợp và giúp họ dễ dàng tiếp cận, giờ đây tivi đã gần như được phổ cập toàn dân.

Câu chuyện điển hình là Asanzo, thương hiệu Việt tiên phong trong việc phổ cập TV cho bà con nông thôn đã tăng trưởng 40% trong nhiều năm.

 Một người nông dân bên chiếc TV Asanzo

Các nghiên cứu của Nielsen, Kantar Worldpanel cũng cho thấy, người tiêu dùng nông thôn mua bếp gas, máy giặt, máy nước nóng, máy điều hòa nhiệt độ không thua kém các gia đình ở thành thị.

Có hơn 90% hộ gia đình ở nông thôn sở hữu một chiếc tivi và 57% trong số đó có kết nối với hơn 10 kênh truyền hình. Có khoảng 77% người tiêu dùng nông thôn muốn được thử sử dụng các sản phẩm mới và 95% đánh giá cao việc có nhiều loại sản phẩm để lựa chọn.

Cũng theo ông Matthaes (Công ty nghiên cứu thị trường TNS), vùng nông thôn đang giữ 62,5% tổng GDP và có số lượng khách hàng sẵn sàng tiêu dùng nhiều gấp 3 lần khu vực thành thị.

Điều này cho thấy điểm chung giữa người tiêu dùng nông thôn và thành thị là luôn hướng tới sự thịnh vượng và chăm lo cho thế hệ tương lai ngay khi họ có điều kiện.

Và khi mục tiêu “nhà mình cũng phải có TV” đã hoàn thành, nông thôn lại tiếp tục chuyển mình với mục tiêu tiếp theo là có được điều hòa, máy giặt, tủ lạnh....

Mặc dù điều này mở ra dư địa thị trường rất lớn hoàn toàn có thể tạo lên nhiều "hiện tượng" như Asanzo thứ 2, nhưng nhiều ông lớn điều hòa lại chưa biết cách khai thác thị trường hiệu quả và trở nên lúng túng hay bỏ qua cơ hội tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường nông thôn.

Khi các “ông lớn” ngành điều hòa lúng túng

Điều này có thể lý giải bởi các nguyên nhân sau:

Người tiêu dùng nông thôn "không dễ chiều"

Khi mà Chính phủ với chính sách phổ cập smartphone, người nông thôn cũng đã rất nhanh tay đón lấy cơ hội để hiện diện liên tục trên “không gian mạng". Từ đó, họ đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều thông tin hơn, dần trở nên sành sỏi và sắc sảo trong chi tiêu như người thành thị.

Họ chịu khó tìm hiểu nhiều trước khi lựa chọn sản phẩm, vì với họ "tiền bạc là mồ hôi nước mắt", mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống khiến họ trở nên "khó chiều". Nhưng nếu có một sản phẩm thực sự chiều lòng họ, người nông thôn sẽ là người tiêu dùng trung thành của doanh nghiệp.

Người tiêu dùng nông thôn ngày nay không còn quá đặt nặng vấn đề về thương hiệu hay tính năng “nổi trội”, mà qua tìm hiểu thông tin, họ dần quan tâm đến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, giá thành và cam kết thực hiện bảo hành của các hãng.

Đó chính là lý do mà Asanzo đã chiếm được cảm tình rất lớn của người nông thôn Việt Nam khi thương hiệu này hiểu rất rõ nhu cầu của họ và tạo ra những sản phẩm phù hợp.

Dẫn chứng bằng câu nói của CEO Asanzo Phạm Văn Tam: "Tôi luôn suy nghĩ mình không được bắt bà con nông dân phải trả thêm tiền cho những chức năng dư thừa, không bao giờ dùng đến của tivi".

Ông hiểu rằng người nông thôn cũng chỉ có nhu cầu vừa phải với chiếc TV, họ cũng không quá hứng thú với việc “mang cả rạp phim vào ngôi nhà của bạn”. Vì thế việc thêm tính năng, tăng giá bán và cắt bớt bảo hành chắc chắn sẽ khiến họ quay lưng.

Chính điều này gây khó khăn cho các ông lớn khi thiết kế một sản phẩm chất lượng với giá thành phải chăng khi đã rất quen với việc “bỏ thêm vào” chứ không phải “lược bớt ra” những tính năng mà người tiêu dùng nông thôn có thể không cần thiết.

Sản phẩm chất lượng phải đồng hành với chăm sóc khách hàng tốt

Không giống như những sản phẩm điện, điện tử khác đã dần phổ biến với người dân nông thôn, điều hòa là một sản phẩm khó có thể tách rời khỏi bàn tay người thợ trong suốt vòng đời sản phẩm: Từ khâu lắp đặt cho đến khâu bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa sau này.

 Hình ảnh chiếc điều hòa Hikawa được người dân nông thôn nâng niu, hạnh phúc khi được “tậu’’ về

Do cấu tạo buộc phải tiếp xúc với không khí và môi trường khắc nghiệt thường xuyên, điều hòa luôn phải được bảo trì, bảo dưỡng bằng đôi tay người thợ lành nghề.

Chính những đòi hỏi khắt khe về quá trình bảo dưỡng mà việc kinh doanh điều hòa luôn phải song hành với quá trình chăm sóc khách hàng.

Nhưng ở nông thôn, khi kênh phân phối hiếm một thì "thợ thầy" hiếm mười. Một phần do nhu cầu sử dụng điều hòa ở nông thôn hiện tại chưa cao, phần khác là do dân cư nông thôn phân tán, việc đi bảo hành - sửa chữa là rất khó khăn nên người thợ cũng không mặn mà bám nghề ở địa phương.

Tất nhiên, những ngày lạnh sẽ không sao nhưng vào ngày hè nắng nóng, nhu cầu sử dụng điều hòa đột ngột tăng, nếu lực lượng thợ ít sẽ tạo ra điểm nghẽn cổ chai kéo tụt chất lượng chăm sóc khách hàng, ảnh hưởng xấu đến giá trị thương hiệu.

Các hãng điều hòa “lệ thuộc” nhà cung ứng

Ở nông thôn, đa phần những sản phẩm điện, điện tử từ khâu phân phối đến khâu bảo hành hay chăm sóc khách hàng sẽ chỉ thông qua bên cung ứng sản phẩm.

Một góc điểm phân phối của Hikawa ở vùng nông thôn.

Những người cung ứng sản phẩm điện, điện tử ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa được coi là những con người tài năng nhất, xuất chúng nhất. Vì họ sẽ là đơn vị thay mặt các hãng, kiêm nhiệm toàn bộ các công việc từ chạy chương trình cho các hãng, bán hàng, lắp đặt, bảo hành, chăm sóc khách hàng, kiểm soát đội ngũ thợ hoặc trở thành một người thợ…

Và những cửa hàng cung ứng này là cầu nối gần như duy nhất của các hãng điện, điện tử ở nơi thành phố “xa xôi” do chi phí cho đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng để vươn tới được nông thôn sẽ là cực kỳ lớn.

Điều này khiến các ông lớn điều hòa thường đi theo lối mòn là ủy thác toàn bộ cho nhà cung ứng vì thiếu đội ngũ bảo hành của hãng tại địa phương.

Hikawa liên kết chặt chẽ với điểm phân phối bằng số hóa, đảm bảo khâu chăm sóc khách hàng luôn nhất quán.

Và thương hiệu hãng có thể bị phương hại nếu chính sách bảo hành không được nhà cung ứng thực thi đúng như trong hợp đồng mà đại lý ký với hãng. Đây là nhận định của CEO Hikawa Trần Văn Tuyển, một thương hiệu điều hòa mới chào sân tại Việt Nam trong năm 2021.

Hoặc để bảo toàn giá trị thương hiệu và tiết kiệm chi phí, các ông lớn đơn giản chỉ là bỏ qua thị trường nông thôn đầy tiềm năng trong tương lai và tập trung khai thác thị trường thành thị ở hiện tại với nhận định rằng khi đủ lực sẽ quay lại sau.

Rào cản tâm lý từ người tiêu dùng nông thôn

Trước đây có khoảng thời gian thị trường nông thôn trở thành khoảng trắng khiến những mặt hàng tù mù về nguồn gốc, xuất xứ, độc hại đối với sức khỏe người tiêu dùng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nông thôn với những chuyến xe “xúc tiến thương mại” giả.

Kèm với việc sản phẩm chất lượng tới tay nhưng chăm sóc khách hàng chưa chắc tới do các hãng lệ thuộc nhà cung ứng, làm nảy sinh trong họ tâm lý e dè khi chi cho sản phẩm đắt tiền, trong đó có điều hòa.

Người tiêu dùng cần thấy tín hiệu, rằng hãng điều hòa đã thực sự có giải pháp không chỉ cho họ mà cho chính nhà cung ứng điện, điện tử nơi thị trấn, thị xã xa xôi nhưng là nơi thân thuộc và duy nhất mà họ biết.

Với điều hòa, nhất thiết không chỉ là chất lượng sản phẩm và giá cả, người nông thôn thông minh hơn thế.

Giải “bài toán Nông thôn” như thế nào?

Sản phẩm phải phù hợp và đáp ứng tư duy người nông thôn

Bước đầu để lọt vào mắt xanh của người tiêu dùng nông thôn, Hikawa hướng tới việc "giảm tính năng nhưng giữ nguyên giá trị" cho sản phẩm điều hòa.

Cụ thể là cắt bỏ những tính năng thừa, tập trung những tính năng chính để lấp đi tâm lý ngại chi phí đầu tư ban đầu cho người dân.

Đồng thời Hikawa chú trọng vào công nghệ Interver và tính năng tiết kiệm điện, đi "sát" với nhu cầu bà con nông thôn là sản phẩm phải cân đối được chi phí đầu tư và chi phí vận hành, coi tiết kiệm điện phải là "tính năng cơ bản".

Dây chuyền sản xuất điều hòa của Hikawa ở Thái Lan.

Hikawa cũng hiểu được rằng, người nông thôn giờ đây không còn chú trọng quá nhiều vào thương hiệu, điều họ chú trọng là chất lượng sản phẩm, chi phí đầu tư, vận hành và chính sách chăm sóc khách hàng "thực hưởng".

Qua đó Hikawa đặt hàng sản xuất ở Thái Lan, nơi có trình độ công nghệ, gia công và kiểm soát chất lượng tiên tiến để tăng độ bền cho điều hòa.

Đồng thời, thương hiệu cũng tung ra chính sách 1 đổi 1 trong 30 tháng, bảo hành tại nhà 6 năm, như một lời khẳng định chắc nịch cho chất lượng sản phẩm thay cho hô hào, quảng bá rầm rộ.

Tận dụng chuyển đổi số để giải bài toán thiếu thợ

Với kinh nghiệm từ vị trí Giám đốc kinh doanh khu vực của một nhà mạng viễn thông lớn, CEO thương hiệu Hikawa đã đi sâu vào quần chúng nhân dân, nơi ông cảm nhận mỗi lần trở về nông thôn như là trở về “ngôi nhà nơi mình được sinh ra”.

Ông nhận ra rằng người dân ở nông thôn Việt Nam nay đã khác, họ biết cách sử dụng công nghệ và sẵn sàng học tập sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống.

Tận dụng thực tế này và kinh nghiệm chuyển đổi số khi còn làm việc ở cơ quan cũ, ông Tuyển đã ứng dụng số hóa và công nghệ 4.0 vào trong toàn doanh nghiệp và cả chuỗi phân phối, hệ thống bảo hành lẫn đội ngũ thợ điện lạnh ở nông thôn.

Điều này nhận được sự phản hồi tích cực, đặc biệt điểm cung ứng điện, điện tử vì ví như trước đây họ kiểm soát công nợ, điều phối thợ thầy bằng “rổ điện thoại” và “sổ ghi chép” thì giờ đây mọi thứ quy về một mối, đơn giản hơn hẳn.

Còn người thợ thay vì phải chạy đi chạy về, chạy ngày chạy đêm và đôi lúc rất mất thời gian chỉ vì tìm “địa chỉ” giữa đồng thì giờ đây mọi thứ đã nhẹ nhàng hơn ít nhiều.

Đồng thời bằng việc chọn nơi sản xuất điều hòa ở Thái Lan sẽ hạn chế được khả năng lỗi vặt của máy, gián tiếp giảm áp lực cho đội ngũ thợ, nhất là cao điểm ngày hè, qua đó giữ được cam kết "6 năm bảo hành tại nhà" cho người dân.

Bằng đối sách này ông Tuyển giải được bài toán cân đối nhu cầu thợ thầy lúc cao điểm với lực lượng thợ hiện có tại địa phương, rút ngắn thời gian, công sức cho thợ, giải bài toán nghẽn cổ chai trong chăm sóc khách hàng, giúp người thợ bám trụ với nghề.

Buôn có bạn, bán có phường

Với cơ hội nhiều năm trong nghề, thậm chí lên cả Tây Bắc xa xôi, đội ngũ cán bộ của Hikawa đã tạo được mối quan hệ thân thuộc với nhiều điểm cung ứng điện, điện tử trên cả nước tạo tiền đề cho giấc mơ phổ cập điều hòa sau này.

Đồng thời Hikawa đã từng bước xây dựng đội ngũ đông đảo thợ điện lạnh dọc dải đất hình chữ S, từ lân la trò chuyện trên các cộng đồng thợ online rồi đến thăm hỏi, dần dần hiểu và đồng cảm với họ.

Biết người thợ điều hòa coi bộ dụng cụ là “bảo khí”, còn đai an toàn là “bảo hiểm” thiết thực nhất, Hikawa đang lên kế hoạch đặt mua cho mỗi người.

Từ đó dần tạo mối quan hệ khăng khít với anh em thợ nói chung và chính các điểm phân phối kiêm bảo hành điện, điện tử nơi nông thôn xa xôi nói riêng.

Hikawa hiểu rằng sẽ không có đường tắt nào ở đây cả, phải có “tình cảm” của anh em nhà cung ứng điện, điện tử và thợ thầy nông thôn thì mới có được “tình cảm” của bà con.

 Và “Bảo hành tại nhà” mới thực là tại nhà dân được, mặc cho khoảng cách nhà dân có xa xôi tới đâu đi chăng nữa.

“Hikawa sẽ "ăn bớt" khâu truyền thông sản phẩm để trước mắt dồn toàn lực cho chất lượng sản phẩm và đội ngũ chăm sóc khách hàng, vì kiểu gì mấy ông trong bản cũng mua ủng hộ anh, chủ yếu mấy ông đó xài rồi thì sau mình có dám vác mặt về bản không thôi”, CEO Hikawa tâm sự.

Bạn đang đọc bài viết Khát vọng 'Vì Dân' của Thương hiệu điều hòa Hikawa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ