Thứ sáu, 26/04/2024 00:22 (GMT+7)

New Zealand sẽ nhập khẩu chôm chôm Việt trong năm nay

MTĐT -  Thứ sáu, 28/07/2017 08:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

New Zealand cho biết sẽ hoàn thành các thủ tục kiểm soát rủi ro và nhập khẩu ngay quả chôm chôm của Việt Nam trong năm nay và sau này là các loại trái cây khác.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ hội đàm với Phó thủ tướng Paula Bennett trong khuôn khổ chuyến thăm New Zealand ngày 27-7 - Ảnh: Bộ Ngoại giao VN cung cấp

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức New Zealand, sáng 27-7, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội David Carter, hội đàm với Phó thủ tướng Paula Bennett, làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Gerry Brownlee, Bộ trưởng Thương mại Todd McClay và dự chiêu đãi của Bộ trưởng, Tổng chưởng lý Chris Finlayson và tiếp giám đốc Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand (PFR).

Theo tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại hội đàm và các cuộc tiếp xúc, hai bên nhất trí việc sớm ký kết Chương trình hành động Việt Nam - New Zealand giai đoạn 2017-2020 trong năm 2017 để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như chính trị, kinh tế - thương mại, nông nghiệp, hỗ trợ phát triển, giáo dục - đào tạo, khoa học - nghiên cứu - sáng tạo, du lịch và giao lưu nhân dân, đưa quan hệ đối tác toàn diện phát triển sâu rộng.

Hai bên khẳng định quyết tâm thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng hơn nữa, hướng đến mục tiêu 1,7 tỉ USD vào năm 2020, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và New Zealand có lợi thế như nông nghiệp, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng... 

Phó thủ tướng Paula Bennett và Bộ trưởng Thương mại Todd McClay khẳng định sẽ tạo điều kiện cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường New Zealand. Trước mắt, quả chôm chôm sẽ được New Zeland hoàn thành các thủ tục kiểm soát rủi ro và nhập khẩu ngay trong năm nay và sau này là các loại trái cây khác.

Các lãnh đạo New Zealand khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc nâng cao năng lực và công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thị trường thế giới. Hai bên cũng nhất trí sẽ thúc đẩy sớm thu xếp tổ chức kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - New Zealand.

Bên cạnh đó, các lãnh đạo New Zealand khẳng định sẽ tiếp tục duy trì viện trợ phát triển ODA cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực: an sinh xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn; phát triển nguồn nhân lực; quản lý và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu…

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC).

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và các lãnh đạo New Zealand tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và tự do hóa thương mại ở khu vực, nhất trí tăng cường hợp tác nhằm tìm hướng đi phù hợp cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo Tienphong

Bạn đang đọc bài viết New Zealand sẽ nhập khẩu chôm chôm Việt trong năm nay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.