Thứ sáu, 19/04/2024 11:39 (GMT+7)

Vì đâu Viettel đứng đầu danh sách 1000 DN nộp thuế lớn nhất?

MTĐT -  Thứ năm, 10/10/2019 11:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổng cục Thuế vừa công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất Việt Nam năm 2018. Trong đó, Viettel, Honda Việt Nam, PVGas, Vietcombank... đứng đầu danh sách này

Tổng cục Thuế vừa chính thức công bố danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2018.

Theo kết quả thống kê của Tổng cục Thuế, tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong danh sách V1000 năm 2018 chiếm 60,3% tổng thu ngân sách về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp trong danh sách V1000 năm 2018 tăng 8,3% so với tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp của các doanh nghiệp thuộc danh sách V1000 năm 2017.

Trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh lớn nhất trong năm 2018 có trụ sở chính tập trung chủ yếu tại các tỉnh/thành phố lớn như Tp.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai.

Cụ thể theo báo Tài chính doanh nghiệp, doanh nghiệp tại Tp.HCM nằm trong doanh sách V1000 có số thuế nộp chiếm 34,1% so với tổng số nộp của V1000 năm 2018.

Doanh nghiệp tại Tp.Hà Nội nằm trong danh sách V1000 có số nộp thuế chiếm 34,7% so với tổng số nộp của V1000 năm 2018.

Doanh nghiệp tại Bình Dương nằm trong danh sách V1000 có số nộp thuế chiếm 3,9% so với tổng số nộp của V1000 năm 2018.

Và doanh nghiệp tại Đồng Nai có số nộp thuế chiếm 4,9% so với tổng số nộp của V1000 năm 2018. 

Theo Tổng cục Thuế, các doanh nghiệp thuộc danh sách V1000 năm 2018 chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh với tổng số nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018 chiếm 66,4% so với tổng số nộp của V1000 năm 2018.

Còn các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước chiếm 24,6%.

Đứng đầu danh sách V1000 năm 2018 là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel. 

Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel đứng đầu danh sách V1000. 

Doanh thu điện toán đám mây của Viettel tăng trưởng 85%

Theo số liệu kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019, 

Một trong những thành viên có tốc độ tăng trưởng cao trong tập đoàn, Viettel IDC kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, đạt mức tăng trưởng doanh thu 42% so với cùng kỳ. Đặc biệt, dịch vụ điện toán đám mây (cloud) có tốc độ tăng trưởng doanh thu 85% so với cùng kỳ.

Trong mảng dịch vụ cloud Viettel IDC cung cấp cho thị trường 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chiếm tới 52%, các cơ quan chính phủ chiếm tới 14%... Xét về tốc độ tăng trưởng, nhóm SMEs cũng dẫn đầu với 90%. Những khách hàng được đánh giá khó tính và nhiều yêu cầu đặc biệt cũng dần tin cậy nền tảng này nhiều hơn, khối cơ quan Nhà nước tăng 32% và khối ngân hàng tăng 77%.

Hiện tại, ở lĩnh vực cloud, Viettel IDC là công ty đứng số 1 tại Việt Nam, chiếm thị phần khoảng 29%. Việc tăng trưởng rất mạnh dịch vụ của Viettel IDC với các SMEs cũng giúp cho ứng dụng công nghệ thông tin ở nhóm công ty này trở nên thuận tiện hơn, với chi phí ban đầu cho lưu trữ và máy chủ giảm nhiều lần. Rào cản trong việc chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ 4.0 với các SMEs cũng giảm đi..

Hiện tại, Viettel IDC cũng là công ty cung cấp hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây hiện đại nhất Đông Nam Á, với 5 trung tâm dữ liệu đều đáp ứng chuẩn Tier 3. Trong thời gian tới, Viettel IDC có kế hoạch mở rộng TTDL đáp ứng tiêu chuẩn Green Datacenter (TTDL xanh) và Hyperscale Datacenter (TTDL lớn và có khả năng mở rộng nhanh), nhằm tái khẳng định mong muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ có hệ sinh thái phong phú nhất Việt Nam.

Lợi nhuận của Viettel Global trong quý 2 lên mức cao nhất trong nhiều năm 

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel - Viettel Global (Upcom: VGI) cũng công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2. Theo đó, doanh thu thuần hoạt động kinh doanh trong quý vừa qua đạt 4.074 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Nhờ tiếp tục tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là viễn thông, tăng ARPU (doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao), giảm bớt các hoạt động mua bán thiết bị có tỷ suất lợi nhuận thấp nên giá vốn giảm. Điều này giúp cho lãi gộp tăng hơn 200 tỷ đồng lên 1.487 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng lên mức kỷ lục 36,5%.

Ngoài ra, nhờ việc Viettel Global chú trọng tối ưu hóa dòng tiền, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, kết hợp với diễn biến tỷ giá tích cực, lãi thuần từ hoạt động tài chính đạt dương 447 tỷ đồng. Tổng hợp các yếu tố trên, lợi nhuận trước thuế quý 2 của Viettel Global tăng vọt lên 1.092 tỷ đồng – mức kỷ lục trong nhiều năm gần đây.

Cổ phiếu VGI luôn giữ đà tăng trưởng

Nhờ sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh, cổ phiếu VGI đã tăng gấp đôi so với hồi đầu năm, hiện dao động quanh mức 30.000 đồng/cp. Tại mức giá này, Viettel Global là một trong những doanh nghiệp lớn nhất thị trường với vốn hóa đạt xấp xỉ 96.000 tỷ đồng.  

Cổ phiếu VGI đã tăng gấp đôi so với hồi đầu năm, hiện dao động quanh mức 30.000 đồng/cp

Doanh thu hợp nhất của toàn Tập đoàn Viettel đạt 110.000 tỷ đồng – tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận hợp nhất đạt 21.300 tỷ đồng – tăng 10,2% và vượt 24,7% so với kế hoạch. Trong đó, doanh thu của viễn thông trong nước vẫn tăng 2,9% so với cùng kỳ và đạt 70.000 tỷ đồng.

Chiến lược lĩnh vực công nghệ số với những chính sách kinh doanh mới hiệu quả

Ngoài các điểm nhấn về tăng trưởng doanh thu viễn thông, Viettel còn nổi bật với 3 chính sách kinh doanh mới, gồm: Triển khai các gói cước data ưu đãi nhằm chuyển dịch hành vi của khách hàng từ dùng data wifi sang dùng data trên di động; tăng gấp đôi băng thông FTTH nhưng giá không đổi; triển khai chương trình chăm sóc khách hàng Viettel++ đến toàn bộ gần 70 triệu khách hàng của Viettel.

Hướng đến mục đích tiên phong kiến tạo xã hội số, trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Viettel đã ra mắt 3 đơn vị thành viên mới đều tập trung vào lĩnh vực công nghệ số là Tổng Công ty Giải pháp Viettel, Công ty An ninh mạng Viettel và Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel.  

Theo Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, trong giai đoạn tới, Viettel tiếp tục xây dựng hạ tầng viễn thông và CNTT hiện đại nhất làm nền tảng đưa công nghệ 4.0 vào mọi lĩnh vực đời sống. Trước mắt, Viettel đầu tư để sớm nhất triển khai thương mại hóa công nghệ siêu băng rộng 5G, tạo ra hạ tầng kết nối IoT rộng khắp để kết nối hàng tỷ thiết bị, quản lý và điều khiển tự động với tốc độ siêu nhanh, không độ trễ.

Cùng với đó, Viettel tiên phong phát triển và cung cấp các ứng dụng, dịch vụ số, gồm thanh toán số - Mobile money, nội dung số, nhất là là trong lĩnh vực giáo dục, thương mại điện tử, công cụ tìm kiếm và mạng xã hội. Với tiềm lực đã tích lũy, Viettel sẽ chủ động tham gia xây dựng Chính phủ điện tử, tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu công dân, dữ liệu tài nguyên quốc gia.

Phương Lê (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Vì đâu Viettel đứng đầu danh sách 1000 DN nộp thuế lớn nhất?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?